ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2017 không?

Những năm gần đây, xuất khẩu lao động Nhật Bản 2017 đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho lao động Việt Nam. Hơn nữa còn là cơ hội để nâng cao tay nghề, thử sức mình trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và học hỏi, giao lưu văn hóa với nước bạn.




Tuy nhiên tình trạng trộm cắp, trốn ra ngoài dẫn đến bị trục xuất về nước cùng với sự suy yếu của đồng Yên trong một vài năm trở lại đây là nỗi e ngại của nhiều lao động. Câu hỏi đặt ra là có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2017 hay không? Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu, phân tích và đánh giá thị trường Nhật Bản để có cái nhìn cụ thể và chính xác hơn nhé.

1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản có nhiều tín hiệu tích cực

Theo thống kê của hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam ngày 29/11/2016, có 108.530 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó lượng người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 33.593 người, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng đi được 3.054 người chỉ đứng sau thị trường Đài Loan, qua đây chúng ta có thể thấy rằng Nhật Bản vẫn là thị trường thu hút được sự quan tâm của đông đảo người lao động.

Mới đây chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng chính sách tuyển dụng lao động, không còn khắt khe như trước đây nhằm tạo cơ hội việc làm cho lao động nước ngoài, trong đó có việc dự báo tăng mức lương tối thiểu cho người lao động trong năm 2017. Ngoài ra, lao động được gia hạn hợp đồng trên 3 năm, cụ thể là thực tập sinh ngành xây dựng có thể quay lại Nhật bản lần hai để tiếp tục làm việc.

Đồng thời những diễn biến tích cực của tỷ giá đồng yên trong thời gian qua đã cho thấy được dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế Nhật Bản. Đây được xem là một tin đáng mừng cho lao động Việt Nam đang làm việc cũng như chuẩn bị sang Nhật xuất khẩu lao động.

2. Có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong năm 2017

Ngoài những chuyển biến tích cực của thị trường lao động Nhật Bản đã được nêu trên, Nhật Bản có sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với người lao động bởi các lý do như:

Những lao động đã sang Nhật làm việc đã hoàn thành hợp đồng trở về nước thì có tới 80% lao động tìm kiếm được việc làm phu hợp với mức thu nhập từ 7-10 triệu, và 5% đã mở doanh nghiệp, kinh doanh buôn bán hoặc tạo sơ sở đào tạo việc làm…cho thấy khả năng nắm bắt cơ hội trong kinh doanh là nhạy bén.

Thu nhập của người lao động đều có khá cao so với làm việc tại Việt Nam từ 25 - 30 triệu đồng/tháng. Khi hết hợp đồng về nước đều tích lũy được thu nhập cao, bình quân 500 – 700 triệu đồng/người.

Chi phí đi lao động Nhật Bản cũng được giảm rất nhiều, hầu hết các công ty đã bỏ đi khoản tiền đặt cọc, chống trốn. Nhiều đơn hàng lao động còn được hỗ trợ giảm phí, nhà nước cũng tạo điều kiện với các chính sách hỗ trợ cho người dân vay vốn đi làm việc tại nước ngoài.

Nếu bạn đang có ý định đi xuất khẩu lao động thì Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường tốt, có tiềm năng và an toàn cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay khi tìm hiểu về chương trình này bạn cũng nên chọn lọc và tiếp cận những nguồn tin chính thống để tránh tình trạng bị lừa, tiền mất tật mang. Mọi thắc mắc về thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản vui lòng liên lạc trực tiếp với ABC, để được tư vấn hỗ trợ thủ tục đi lao động tại Nhật nhanh gọn và chính xác.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Top 6 ngân hàng tốt nhất để mở tài khoản tại Nhật

Đặt chân tới một đất nước xa lạ như Nhật Bản, nhiều bạn trẻ vô cùng bỡ ngỡ trong những tháng ngày đầu tiên xa nhà, các bạn ấy băn khoăn không biết nên làm gì để thích nghi nhanh chóng với nhịp sống hối hả tại nơi đây.

Việc đầu tiên là hãy mở ngay cho mình một tài khoản ngân hàng ngay sau khi nhận được thẻ nước ngoài tại Nhật nhé.



Hầu hết các giao dịch ở đây từ việc nhận tiền lương làm thêm, thanh toán hóa đơn điện, nước, bảo hiểm, điện thoại ... đều phải thực hiện thông qua ngân hàng.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là nên chọn ngân hàng nào để mở tài khoản tại Nhật?

Ngân hàng Yucho Ginko (Japan Post Bank)

Hay còn gọi là ngân hàng Bưu điện. Ưu điểm của ngân hàng này đó là không yêu cầu bạn phải có : ikan (con dấu) hay thời gian bạn ở Nhật bao lâu, số dư tài khoản tối thiểu, đó là những điểm thuận lợi dành cho các bạn du học sinh lần đầu tới Nhật.

Bên cạnh đó, với ngân hàng Yucho Ginko, bạn sẽ không phải mất phí duy trì tài khoản, phí rút tiền tại ATM, chuyển tiền. Và đặc biệt là cứ chỗ nào có bưu điện là có ngân hàng Bưu điện (Japan Post Bank)

Ngân hàng Shinsei Bank

Tương tự như ngân hàng Bưu điện, bạn có thể mở tài khoản tại ngân hàng này ngay khi có thẻ cư trú, sử dụng dịch vụ tại ngân hàng này bạn cũng không mất phí duy trì tài khoản cũng như phí rút tiền tại ATM.

Ngoài ra họ còn có cả ngân hàng trực tuyến bằng tiếng Anh, khá tiện lợi cho những bạn chưa rành tiếng Nhật và những bạn yêu thích mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên. ngân hàng này lại không có nhiều quầy giao dịch và không thể chuyển tiền bằng ATM.

Ngân hàng Suruga

Về quy định cũng như các chính sách của ngân hàng Suruga cũng tương tự như ngân hàng Yucho Ginko và Shinsei Bank. Tuy nhiên đây là ngân hàng nhỏ nên có khá ít văn phòng giao dịch.

Có một điểm khá hay là ngân hàng này phát hành thẻ Visa debit cho bạn giúp bạn dễ dàng thực hiện các giao dịch, thanh toán online.

Ngân hàng Mizuho, MUFG, Sumitomo Mitsui

Đây là các ngân hàng lớn và lâu đời nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn mới chân ướt, chân ráo sang Nhật thì sẽ không thể mở tài khoản tại ngân hàng này bởi bạn cần sống ở Nhật ít nhất 6 tháng và phải cs ikan (con dấu) mới có thể mở tài khoản ở đây.

Ngoài ra do lượng khách hàng của họ là rất lớn, hầu như mỗi người dân Nhật đều sở hữu tài khoản ngân hàng này. Do đó họ cũng hạn chế nhiều điều kiện khi mở tài khoản cho người nước ngoài, các bạn sẽ phải trả phí duy trì tài khoản, cũng như phí giao dịch khá cao.

Do đó, việc lựa chọn ngân hàng nào hoàn toàn là phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của bạn. Nếu bạn thấy ngân hàng nào phù hợp với mình thì mở tài khoản tại đó nhé. Hãy cân nhắc để lựa chọn cho mình quyết định cuối cùng nhé!

(Nguồn: Sưu tầm)

Top