ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Kinh nghiệm xin việc từ senpai: Tiếng Nhật không hẳn là quan trọng nhất

Hiện tại mùa xin việc ở Nhật đã rục rịch bắt đầu với nhiều sự kiện chia sẻ kinh nghiệm từ các senpai. Để các bạn có thêm những kinh nghiệm với quá trình xin việc rất đặc trưng ở Nhật, iSenpai đã có một bài phỏng vấn với anh Ngô Minh Quân, một senpai đang làm việc tại một công ty điện lực tại Osaka.
việc làm.



Chào anh Quân, anh có thể giới thiệu đôi chút về bản thân và công việc hiện tại.

Xin chào mọi người. Mình tên là Minh Quân, hiện đang làm việc cho một công ty IT trực thuộc ngành điện lực tại Nhật. Công việc hiện tại của mình là quản lý, bảo trì, vận hành các hệ thống mạng lưới điện. Mình tốt nghiệp thạc sỹ ngành Điện-Điện tử-Thông tin tại đại học công nghệ kỹ Thuật Nagaoka.

Hàng năm có khá nhiều công ty ở Nhật tuyển dụng nhân viên với các yêu cầu rất đa dạng. Anh có chia sẻ với các bạn về việc lựa chọn công ty không?

Theo mình thì trước khi bắt đầu xin việc sinh viên cần hiểu sự khác nhau cơ bản giữa các công ty lớn và công ty vừa, công ty nhỏ. Ở các công ty lớn và có danh tiếng, các vòng phỏng vấn rất khó khăn, sinh viên Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sinh viên Nhật và cả sinh viên các nước khác. Dĩ nhiên là chế độ phúc lợi và thưởng tương đối tốt. Nhân viên mới vào sẽ được cử đi học ở nhiều vị trí trước khi được giao những công việc quan trọng. Thông thường quá trình này sẽ kéo dài khoảng ba đến năm năm. Ở các công ty vừa và nhỏ, vòng phỏng vấn thông thường sẽ dễ dàng hơn và tính cạnh tranh thấp hơn. Nhân viên mới vào sẽ nhanh chóng được giao những công việc thực nghiệm, vậy nên mình sẽ có cơ hội trưởng thành nhanh chóng trong vòng ba năm trở lại.

Mình nghĩ nếu bạn tự tin vào năng lực tiếng Nhật/tiếng Anh và chuyên môn thì nên thử sức ở các công ty lớn tầm cỡ quốc tế, còn không thì phương án an toàn hơn sẽ là thử sức với những công ty có xu hướng hoặc đang làm việc với Việt Nam.

Anh Quân: Anh đã bắt đầu quá trình chuẩn bị cho việc xin việc của mình như thế nào? Những khó khăn chủ yếu anh gặp phải trong quá trình xin việc là gì?

Khi mình xin việc, khoảng trước sáu tháng mình bắt đầu tìm hiểu thông tin quá trình xin việc, tham gia các seminar chia sẻ kinh nghiệm, làm SPI, điều tra về các công ty, phân tích bản thân, thu thập tin tức chính trị xã hội. Phần lớn thời gian của quá trình xin việc là dành cho việc chuẩn bị.

Mình thấy vấn đề khó khăn nhất chính là làm cho bản thân nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ như thường khi đi phỏng vấn mình sẽ được hỏi “ Tại sao bạn lại đến Nhật ?”. Nếu câu trả lời chỉ chung chung như là “ Vì tôi rất yêu thích nước Nhật …”, “ Vì Nhật là quốc gia tiến bộ…”, “ Vì tôi muốn được học tập thêm về những cái mới…” thì sẽ thật sự khó tạo ấn tượng sâu sắc với người nghe.

Ngoài ra, theo anh có những nguồn thông tin đặc biệt nào mà một sinh viên có thể tận dụng trong quá trình xin việc.

Trả lời: Mình rút ra được 2 điều như sau:
+Thứ nhất, nên thường xuyên trao đổi thông tin xin việc với người Nhật và học hỏi từ họ những kĩ năng cần thiết như viết entry sheet, làm SPI test hoặc phỏng vấn.
+ Thứ hai, nên tham gia vào các các trang Web trao đổi thông tin dành cho sinh viên đi xin việc như みん就 của rakuten. Ở trên các trang này thường sẽ có thông tin thảo luận về nội bộ công ty, chế độ lương, trải nghiệm làm việc, v..v, rất hữu ích để dùng trong quá trình tìm hiểu thông tin.

Theo anh Tiếng Nhật có phải là một điểm quá quan trọng trong quá trình xin việc không?

Anh Quân: Tiếng Nhật là một trong số những điều quan trọng khi đi xin việc, tuy nhiên mình nghĩ tác phong và cách trả lời tư duy mới là yếu tố quan trọng hơn hết trong việc được nhận hay không. Khi đi phỏng vấn, có thể chỉ cần trình độ N3 hoặc nghe hiểu và giao tiếp được là được. Điều quan trọng hơn là cách sinh viên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy điểm mạnh của bản thân, hoặc là cách họ sẽ cống hiến cho công ty, v..v

Cảm ơn anh và chúc anh luôn gặp may mắn trong công việc!

(Nguồn: Isenpai)

Nhu cầu lao động biết tiếng Nhật đang tăng mạnh

Sẵn sàng trả cả nghìn USD mỗi tháng, các công ty Nhật Bản và công ty chuyên làm ăn với Nhật vẫn khó tìm được lao động biết tiếng Nhật tại Việt Nam.



Tham dự ngày hội tuyển dụng lao động tiếng Nhật cùng với 15 công ty khác tại TP HCM, anh Phan Nghĩa Hiệp – kỹ sư phụ trách hoạt động tuyển dụng của TMA Solutions kỳ vọng có thể tìm được khoảng 50-70 hồ sơ đạt yêu cầu trong tổng số 200 chỗ làm đang tìm người.

Tương tự công ty này, nhiều doanh nghiệp gia công phân mềm trong nước đang ồ ạt tuyển kỹ sư biết tiếng Nhật để tham gia vào các dự án do khách hàng Nhật Bản giao.

“Nhật là một thị trường khá đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng cũng như tiêu chuẩn của họ cũng khắt khe hơn. Ngôn ngữ Nhật thì tại Việt Nam cũng chưa phổ biến như tiếng Anh, nên khá khó tìm”, anh Hiệp chia sẻ.

"Năm nay chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng liên tục trong nhu cầu tuyển dụng chuyên viên tiếng Nhật với hơn 50.000 người tìm việc tiếng Nhật và hơn 700 công việc mới được đăng tuyển hàng tháng trên VietnamWorks.com”, ông Gaku Echizenya cho hay. Khảo sát trên một số trang tuyển dụng, mức lương dành cho các kỹ sư công nghệ thông tin biết tiếng Nhật được chào mời thấp nhất từ 700 đôla mỗi tháng. Phổ biến nhất dao động từ 1.000 đến 1.500 đôla mỗi tháng. Một số vị trí còn sẵn sàng trả 3.000 đôla mỗi tháng. Ông Gaku Echizenya – Giám đốc điều hành của VietnamWorks cho biết, nhu cầu tuyển dụng lao động biết tiếng Nhật vẫn đang tăng nóng tại thị trường Việt Nam.

Theo chia sẻ của giới tuyển dụng công nghệ, các kỹ sư mới ra trường tại Việt Nam có trình độ tiếng Nhật sẵn vẫn thuộc dạng “hàng hiếm”. Hầu hết các công ty hiện phải đi tuyển những lao động đã từng làm việc trong các công ty Nhật hoặc chấp nhận tuyển lao động đáp ứng được chuyên môn để về đào tạo thêm tiếng Nhật.

Không chỉ lĩnh vực công nghệ, với làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, các lĩnh vực như: bảo hiểm, xây dựng, thực phẩm, bán lẻ, truyền thông… cũng đang rộng mở nhiều cơ hội cho người biết tiếng Nhật. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực này, thường các doanh nghiệp lại có quy trình tuyển dụng ngược lại so với ngành công nghệ. Nghĩa là, nhiều công ty chỉ cần ứng viên có trình độ tiếng Nhật đạt yêu cầu mà không cần đòi hỏi chuyên môn trước. Sau khi tuyển dụng, bộ phận đào tạo hoặc cán bộ phụ trách trực tiếp lao động đó sẽ tiến hành huấn luyện về chuyên môn.

Ông Nguyễn Thành Hưng – Trưởng bộ phận đào tạo, tuyển dụng của Acecook Việt Nam nhận định, ngoài khả năng tiếng Nhật và chuyên môn, lao động có ý định tham gia vào công ty Nhật Bản còn phải đặc biệt chú ý đến tác phong và các kỹ năng mềm. Theo đó, việc am hiểu văn hóa quản trị doanh nghiệp của người Nhật, với các đòi hỏi về tư duy tích cực, khả năng thuyết trình, phản biện, hay kỹ năng kiểm soát cảm xúc, sẽ giúp các ứng viên dễ thành công khi ứng tuyển và thăng tiến trong công việc hơn.

(Nguồn: Báo Nhật)

Hướng dẫn người nước ngoài tìm việc ở Nhật

Khi quyết định sẽ sinh sống tại Nhật, thì điều tiếp theo là bạn cần tìm một công việc. Đương nhiên bạn sẽ có lợi thế nếu quen biết ai đó có thể giới thiệu việc làm cho bạn. Nhưng nếu không có, thì các văn phòng việc làm công cộng của chính phủ (hay còn gọi là Hello Work) sẽ là công cụ tìm kiếm việc làm khá tốt dành cho bạn. Bài viết này sẽ giới thiệu một số mẹo giúp người nước ngoài tìm việc bằng cách sử dụng Hello Work và thêm một số thông tin hữu ích khác.



 Trung tâm Hỗ trợ và Hướng dẫn việc làm cho Người nước ngoài ở Shinjuku (Tokyo)

Trung tâm ở Kabukicho này dành cho tất cả những người tìm việc thuộc các trường hợp sau:

- Người không mang quốc tịch Nhật Bản, có visa được phép lao động: ví dụ: vợ/chồng là người Nhật Bản hoặc người cư trú hợp pháp ở Nhật trong một thời gian dài.

- Sinh viên nước ngoài muốn tìm việc làm bán thời gian.

- Người không mang quốc tịch Nhật Bản có visa chuyên ngành, ví dụ: working holiday visa – 1 loại visa theo chương trình hợp tác giữa các quốc gia cho phép bạn đi du lịch và có thể làm việc.

Trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm. Các nhân viên của trung tâm sẽ liên hệ với các doanh nghiệp phù hợp với mong muốn của bạn, sắp xếp một cuộc hẹn cho bạn. Có thông dịch viên tiếng Anh và tiếng Trung. Các dịch vụ phiên dịch phải đặt trước một ngày. Ngoài ra, hãy nhớ mang theo thẻ cư trú (hoặc thẻ ngoại kiều – thẻ đăng ký tạm trú của người nước ngoài) và hộ chiếu.

Trung tâm hỗ trợ và hướng dẫn việc làm cho người nước ngoài ở Shinjuku (Tokyo)

Địa chỉ: Văn phòng Kabukicho, Tầng 1, toà nhà Hello Work Shinjuku, 2-42-10 Kabukicho, Shinjuku-ku, Tokyo

Điện thoại: 03-3204-8609

Trung tâm giới thiệu việc làm cho người nước ngoài Tokyo

Trung tâm này dành cho tất cả những người tìm việc thuộc các trường hợp sau:

- Người có visa làm việc như: Kỹ sư, Chuyên gia về nhân loại học hoặc dịch vụ quốc tế

- Những người có visa diện tay nghề và visa trợ giảng.

- Sinh viên có visa muốn làm việc tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp.

Trung tâm chuyên tư vấn và giới thiệu việc làm. Ở trung tâm này có tất cả thông tin việc làm (được thu thập từ các cơ sở dữ liệu Hello Work trong tất cả các thành phố) cho những người có visa lao động. Ngoài ra, các sự kiện như các buổi phỏng vấn, các buổi giới thiệu thông tin công ty, hội thảo việc làm cho người nước ngoài được tổ chức thường xuyên. Có thông dịch viên tiếng Anh và Tiếng Trung.

Trung tâm giới thiệu việc làm cho người nước ngoài Tokyo

Địa chỉ: 21st Fl Odakyu Daiichi Seimei Bldg, 2-7-1 Nishi Shinjuku, Shinjuku-ku

Điện thoại: 03-5339-8625

Trang web: http://tokyo-foreigner.jsite.mhlw.go.jp/english.html

Các khóa học đào tạo việc làm cho người nước ngoài (Toàn quốc)

Các cuộc hội thảo miễn phí được tổ chức cho vợ/chồng hoặc con của người Nhật Bản, thường trú nhân của Nhật Bản, vợ/chồng của thường trú nhân và người có thị thực cư trú dài hạn nằm trong dự án của Bộ Y tế, Lao động & Phúc lợi xã hội Nhật Bản. Những cuộc hội thảo cung cấp các lớp học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu, là những người mong muốn làm việc nhưng gặp khó khăn do thiếu kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nhật. Ngoài các bài học về ngôn ngữ, các lớp học còn tập trung vào cách đọc tin tuyển dụng, viết CV, phỏng vấn xin việc và cách cư xử ở nơi làm việc. Trong năm 2015, các cuộc hội thảo đã được tổ chức tại 15 tỉnh (Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Ishikawa, Nagano, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga và Osaka) với hơn 4000 người tham gia. Đăng ký tại các chi nhánh của Hello Work. Đây sẽ là sự trợ giúp tuyệt vời cho người nước ngoài muốn tìm một công việc phù hợp.

Trang web: http://sv2.jice.org/e/jigyou/tabunka_gaiyo.htm

Trung tâm giới thiệu việc làm cho người nước ngoài và Khu vực giới thiệu việc làm cho người nước ngoài (Toàn quốc)

Hai cái tên nghe rất giống nhau, nhưng “Trung tâm giới thiệu việc làm cho người nước ngoài” ở Nagoya và Osaka khác so với các trung tâm ở Tokyo đã đề cập trước đó. “Khu vực giới thiệu việc làm cho người nước ngoài ” nằm bên trong văn phòng chi nhánh Hello Work tại các thành phố lớn của Nhật Bản. Ở hầu hết các chi nhánh của Hello World đều có thông dịch viên của nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hãy kiểm tra ngày có thông dịch viên cho ngôn ngữ của bạn trước khi đến. Ví dụ, thông dịch viên các ngôn ngữ sau sẽ giúp bạn tư vấn việc làm tại Hello Work ở thành phố Yokohama: Thứ hai: tiếng Anh, thứ ba: Tiếng Trung, Thứ Tư: Tiếng Tây Ban Nha và Tiếng Trung.

Trung tâm giới thiệu việc làm cho người nước ngoài ở Nagoya

Địa chỉ: 12F Chunichi Bldg. 4-1-1 Sakae, Naka-ku, Nagoya-shi

Điện thoại: 052-264-1901

Trang web: Nagoya Employment Service Center for Foreigners

Trung tâm giới thiệu việc làm cho người nước ngoài ở Osaka

Địa chỉ: 16F Hankyu Grand Bldg. 8-47 Kakuda-cho, Kita-ku, Osaka

Điện thoại: 06-7709-9465

Trang web: Osaka Employment Service Center for Foreigners

 Chương trình JET

Nếu bạn quan tâm đến việc giảng dạy tiếng Anh tại các trường ở Nhật Bản, thì chương trình JET (được quản lý bởi chính phủ) có thể là một cơ hội tuyệt vời cho bạn. Một ứng viên đáp ứng được các điều kiện như “cư trú tại Nhật Bản ít hơn 6 năm”, vượt qua vòng kiểm tra và phỏng vấn có thể được nhận vào làm ở vị trí trợ giảng. Công việc này cung cấp cả chi phí nhà ở và bảo hiểm. Chương trình JET cũng có một vài vị trí nhỏ về quan hệ quốc tế hoặc điều phối viên thể thao. Nhìn chung, bạn cần phải đăng ký trước khi bạn rời khỏi đất nước mình và đến Nhật Bản sau khi được xác nhận, nhưng bạn cũng được phép đăng ký ở Nhật Bản. Có một số bất tiện như: Đơn xin việc và phỏng vấn xin việc phải được thực hiện tại văn phòng ngoại giao Nhật Bản ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc làm ổn định và phúc lợi tốt hoàn toàn chiếm ưu thế so với tất các các thủ tục rườm rà đó. Sẽ có một hợp đồng được điều chỉnh hàng năm và có thể được gia hạn tối đa 5 năm.
Website: The Japan Exchange and Teaching Program

Trang web tìm kiếm việc làm cho giáo viên tiếng Anh

Các trường ngoại ngữ nhỏ vẫn sử dụng giáo viên ở Nhật Bản. Ngoài ra, các buổi học được tổ chức tại những quán cà phê đang trở nên phổ biến thời gian gần đây. Kiểm tra danh sách công việc ở các trang web dưới đây:

jobsinjapan.com

Japan English Teacher

ELT news.com
(Nguồn: Isenpai)

Cách tìm kiếm công việc làm thêm tại Nhật

Chủ đề này không mới, tìm trên mạng chắc chắn nhiều du học sinh Việt Nam ở Nhật sẽ đọc được nhiều thông tin chia sẻ về kinh nghiệm du học Nhật Bản – kiếm việc làm thêm ở Nhật. Sau đây, ABC xin chia sẻ lại về một vài điều nho nhỏ giúp “lính mới” lên dây cót tinh thần trước khi xuất cảnh.



Kênh thông tin tư vấn du học Nhật Bản chia sẻ tới bạn một vài kinh nghiệm nhỏ về cách săn việc làm thêm cho những người mới qua Nhật cũng như đang săn việc làm (năng lực tiếng có thể chưa tốt):

Nhiều người công việc làm thêm và việc học đều quan trọng như nhau, thậm chí có những bạn cần một công việc làm thêm hơn việc học hiện tại. Vì phải trang trải cuộc sống, học hành đi lại, và nhiều thứ phải lo âu cho cuộc sống…

Để kiếm một công việc làm thêm trang trải cuộc sống tại Nhật cũng không hề dễ nhưng cũng chẳng quá khó để tìm nó. Nhưng tìm bằng cách nào? Địa điểm ra sao cho thuận tiện đi lại, chi phí phát sinh kèm theo khi được nhận vào làm như thế nào?

– Cách tìm việc: có rất nhiều thông tin tuyển tuyển dụng arubaito như:

+ http://townwork.net/

+ http://www.baitoru.com/

+ http://www.gaikokujins.com/

Tất cả những trang web này đều rất bổ ích cho việc tìm kiếm thông tin arubaito. Nhưng những cách này đôi khi cũng gây khá nhiều bất tiện cho người xin việc tuy biết thông tin đầy đủ của nhà tuyển dụng đăng trên đó. Khi biết được thông tin tuyển dụng từ những tờ báo này ứng viên sẽ gọi điện tới để phỏng vấn, sau phải chờ đợi lịch hẹn từ nhà tuyển dụng… Khoảng thời gian chờ đợi đó thường sẽ làm các bạn mất khá nhiều thời gian (tâm trạng lo âu vì chẳng biết bao giờ với nhận được điện thoại từ họ, thấy chán nản, suy nghĩ tới việc “mình không thể tự xin việc”, tìm đến người shoukai => mất phí ( nếu công việc tốt thì không nói nhưng nếu công việc không tốt thì thái độ và suy nghĩ sẽ như bị lừa).

Để được chủ động hơn trong công cuộc săn việc mình nghĩ các bạn nên săn việc ở các quán ăn, quán thịt nướng, hay bán hàng… (tuỳ vào năng lực tiếng của mỗi người). Tiếng kém các bạn nên săn việc làm trong bếp tại các quán ăn, quán nhậu (lương thấp tý cũng được), tiếng tốt thì săn việc làm phục vụ, hay bán hàng tại các quán thịt nướng, combini… Thường những thông tin tuyển dụng sẽ được dán phía trước của các quán. Các bạn nên chụp ảnh thông tin đó, sau về chuẩn bị kĩ lưỡng những câu hỏi, trả lời trước khi gọi điện đến phỏng vấn, như thế tỷ lệ đậu phỏng vấn sẽ cao hơn.

– Khi tìm việc thì các bạn cũng nên để tâm tới địa điểm ga xem có phù hợp không? Chi phí đi lại và thời gian nữa… Nếu xa mà được nhà tuyển dụng chi trả chi phí đi lại thì quá tốt nhưng không thì chắc hơi vất vả, thời gian nếu gấp quá, hoặc sát với giờ học cũng sẽ làm các bạn vất vả… Nên cân nhắc cả thời gian và địa điểm sao cho phù hợp nhất.

Chúc các bạn thành công trên con đường “đông du” thẳng tiến!

Top