ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Thông tin tổng quát về gia hạn visa tại Nhật

Gia hạn visa ở Nhật là một thủ tục quan trọng khi bạn sinh sống ở Nhật, chuỗi bài viết về gia hạn visa ở Nhật sẽ bắt đầu từ các thông tin tổng quát trước khi đi sâu vào các trường hợp cụ thể hơn.



I. Quy định về đối tượng được gia hạn visa

Bạn có thể gia hạn visa bắt đầu từ thời điểm 3 tháng trước khi hết hạn visa và bắt buộc phải gia hạn trước khi hết thời hạn lưu trú. Những trường hợp vắng mặt ở Nhật trong thời gian dài do lý do đặc biệt có thể liên hệ với Cục Quản lý xuất nhập cảnh địa phương(Nyukan) để xin gia hạn sớm trước 3 tháng so với thời điểm hết hạn tư cách lưu trú.

Bạn có thể tự làm thủ tục hoặc thông qua người đại diện pháp luật.

II. Lưu ý về thủ tục, chi phí

Nơi nộp đơn xin gia hạn: Cục Quản lý xuất nhập cảnh địa phương ở nơi mình sinh sống. Xem địa chỉ tại:


Thời gian nộp đơn: 9:00~12:00, 13:00~16:00 các ngày trong tuần.

Phí gia hạn: 4000 yên

Thời gian chờ kết quả: 2 tuần đến 1 tháng

Trong thời gian chờ gia hạn visa bạn có thể xuất nhập cảnh khỏi nước Nhật nhưng cần thông báo với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Khi làm thủ tục gia hạn bạn nhớ nộp luôn đơn xin phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú trong trường hợp muốn. đi làm thêm.

III. Tài liệu chuẩn bị cần thiết

Giấy tờ cần chuẩn bị có thể tải xuống từ trang chủ của Bộ Pháp vụ Nhật


a. Đơn xin gia hạn visa

Mẫu cho từng loại visa


b. Ảnh 30×40 (mm)

c. Thẻ Zairyuu

d. Giấy tờ chứng minh tư cách lưu trú ứng với từng loại visa

Xem chi tiết cho từng loại tại

e. Hộ chiếu.

(Còn tiếp)

Cùng đón đọc các thủ tục về gia hạn visa tại Nhật trong bài viết tiếp theo của ABC nhé!

Bạn trẻ nào cũng nói muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, nhưng có ai hiểu "chuyên nghiệp" là gì?

"99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu đó. Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em".



Có thể chính bạn cũng đã từng rơi vào trường hợp này, lúc mới ra trường, khi đi phỏng vấn xin việc, khi được nhà tuyển dụng hỏi về mong muốn của mình, bạn trả lời rằng "tôi muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp".Thế nhưng lúc đó, "chuyên nghiệp" theo bạn là gì?

Rồi tới lúc đi làm ở những nơi đầu tiên, cũng rất có thể bạn đã không ít lần than phiền "cần được vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp ở đây". Lúc đó, định nghĩa "chuyên nghiệp" là gì, theo bạn?

Mới đây, rất nhiều cư dân mạng đang cùng đọc và chia sẻ một bài viết với tiêu đề "Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp". Sau khi được đăng tải, bài viết này đã tạo ra sự chú ý không hề nhỏ. Không chỉ cắt nghĩa từ "chuyên nghiệp", bài viết còn đánh trúng tâm lý của các bạn trẻ khi đi xin việc và đưa ra lời khuyên.

Dưới đây chính là bài viết đang gây ra sự chú ý cũng như bàn luận từ mọi người:

"Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!"

99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu đó. Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em.

Trước hết, phải dịch nôm "môi trường chuyên nghiệp" theo tưởng tượng của các em:

- Công ty lớn, văn phòng đẹp

- Lương cao, thưởng đều, nghỉ mát đầy đủ.

- Nhân viên ăn mặc đẹp, thơm tho.

- Sếp hiền như bà tiên, ông bụt.

- Không quản lý về thời gian, nhưng cũng đừng quản lý cả hiệu suất.

- Làm việc bất đắc kỳ tử, hứng lên: làm như trâu chó, hết hứng: không làm.

Kiểu kiểu thế.

Các em xem nhiều phim, đọc nhiều tiểu thuyết, theo dõi nhiều show truyền hình thực tế nên chắc bị lậm. Thực tế "môi trường làm việc chuyên nghiệp" nó như này:

1. Quy trình chuyên nghiệp: nghĩa là em biết công việc cần làm bắt đầu từ đâu, kết thúc thế nào, phối hợp với ai, trong bao lâu phải hoàn thành. Em là một mắt xích trong cái quy trình đó, em làm việc đúng, làm việc đủ để đảm bảo quy trình vận hành trơn tru, vì ngoài em, những em khác cũng tham gia vào quy trình này, một đứa phá thối, cả quy trình sẽ rối loạn. Như cái chợ ấy, sẽ không còn chuyên nghiệp nữa.

2. Chính sách minh bạch: nghĩa là thưởng phạt phân minh, em biết em làm tốt được gì, làm tồi sẽ mất gì.

3. Con người chuyên nghiệp: chính là em, là tôi, là các bạn đồng nghiệp khác. Con người chuyên nghiệp là việc đã giao thì phải hoàn thành. Em có hứng thú hay không hứng thú, sức khoẻ tâm sinh lý có ổn định hay không em vẫn phải hoàn thành công việc. Cái đó còn được gọi là thái độ chuyên nghiệp.

Em hình dung như mình đang ở trong nhà máy sản xuất gà chiên, em phụ trách công đoạn vặt lông gà, bạn tiếp theo làm công đoạn chặt gà v.v... Hôm nay trái gió trở giời, mặt trời không đủ sáng để em quang hợp tạo ra hứng, em không làm việc vặt lông gà. Dây chuyền vẫn phải chạy, vậy là hoặc là không có gà để chiên, hoặc sẽ có món gà chiên cả lông, khách không mua, công ty không có doanh thu, nhưng em vẫn đòi hưởng lương bình thường. Undecided

Đấy, chuyên nghiệp nó chỉ thế thôi. Làm đúng, làm đủ là được, không cần "làm quá". Các em đi làm việc, không phải nghệ sĩ (mà nghệ sĩ họ cũng có nguyên tắc chứ không vô tội vạ như em tưởng). Các em làm việc tuỳ hứng, vô tội vạ. Xong các em đòi hỏi cái này mới quá đáng này: Sếp phải tâm lý, không được nổi cáu mà phải khéo léo tìm cách motivate em. Đùa, Sếp chứ có phải phường chèo mua vui cho các em đâu. Em thích Sếp phải như Tây còn bản thân mình thì cứ như... Ta. Chẳng bao giờ tự hỏi mình đã làm đúng, làm đủ chưa, chỉ thích mộng mơ và hờn dỗi.

Như thế là lừa đảo em ạ, em lừa người phỏng vấn để vào công ty. Em lừa nguyên cả một đám đồng nghiệp vì làm họ tưởng em là người có thể kề vai sát cánh, cùng làm-cùng hưởng-cùng chịu trách nhiệm. Xong rồi em lật lọng, giở mặt, em hiện nguyên hình là một thành phần vô trách nhiệm, làm ăn chả ra gì, em để lại đống hổ lốn em gây ra, và để lại trên vai họ thêm vài gánh nặng.

Lần sau đi phỏng vấn, thay vì nói "em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp" em hãy tự hỏi "mình đã chuyên nghiệp đủ với môi trường đó hay chưa" em nhé.

Nguồn: Facebook

Các từ mang nghĩa khích lệ trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật không có từ ngữ nào có thể chuyển đổi sang từ “cố lên”, do vậy người Nhật không dùng từ mang nghĩa cố lên mà thay vào đó, họ sử dụng những câu nói, từ ngữ mang hàm ý khuyến khích và tạo động lực cho người nghe.


Những câu chúc, động viên cố lên ý nghĩa.

Một trong những cách nói cố lên tiếng Nhật phổ biến nhất là nói từ Ganbatte 頑 張 っ て (gan-bat-te).

Từ này được hiểu là "hãy cố gắng nhé" hay "cố lên nhé". Học giao tiếp thông thường, bạn sẽ chỉ nghe hầu như là câu nói này; tuy nhiên trong một số trường hợp mà sử dụng câu này có thể sẽ khiến người nghe cảm thấy bị thương hại hay có cảm giác người nói không tin tưởng mình sẽ làm được.

Do vậy, bạn cần phải chú ý và sử dụng lời khích lệ sao cho đúng với trường hợp khác nhau, sau đây là một số câu nói khích lệ tiếng Nhật khác mà bạn cần phải biết để có thể thay thể cho từ Ganbatte 頑 張 っ て.

1. う ま く い く と い い ね (Umaku Ikuto Iine)

う ま く い く と い い ねđược dịch là "chúc may mắn" .

Cụm từ này mang sắc thái khuyến khích và mức độ tin tưởng cao hơn Ganbatte 頑 張 っ . Người nghe sẽ cảm thấy tốt hơn và vui vẻ hơn.

2. じ っ く り い こ う よ (Jikkuri Ikouyo)

じ っ く り い こ う よđược hiểu là "từ từ thôi/ thoải mái đi nào".

Đối với những người đã cố gắng hết sức mình nhưng vẫn không đạt được hoàn toàn mục tiêu, thì bạn không thể nói Ganbatte như thể thức giục người khác làm một lần nữa. Thay vào đó, bạn có thể khuyến khích sự tiến bộ một cách dần dần bằng câu nói じ っ く り い こ う よ. Từ từ thôi, dù có tiến 10 bước hay 1 bước vẫn là đang tiến lên.

3. 無理 は し な い で ね (Muri Wa Shinaidene)

無理 は し な い で ね nghĩa đen có nghĩa là "đừng quá áp lực/ đừng nghĩ nó quá khó", nhưng nó cũng có thể được dịch thành "bảo trọng".

Đây là một cụm từ phổ thông được dùng khi người khác đã cố gắng làm gì đó rồi và đang chờ đợi kết quả.

4. 元 気 出 し て ね / 元 気 出 せ よ! (Genki Dashite ne / Genki Daseyo!)

Hai cụm từ này có nghĩa là "Thôi nào! Vui lên! " Nếu bạn của bạn rõ ràng đang đánh mất niềm tin và cảm thấy tồi tệ khi làm một việc gì đó, tại sao không nói với anh ta một cách vui vẻ để khuyến khích tâm trạng họ tốt hơn?

Không bao giờ nên nói với anh ấy "Ganbatte" vào thời điểm tồi tệ nhất vì nó có thể làm cho anh ta cảm thấy rằng anh ta đã không làm tốt việc của mình.



5. 踏 ん 張 っ て / 踏 ん 張 れ (Funbatte / Funbare)

Câu này được hiểu là "hãy tiếp tục cố gắng/ đừng từ bỏ".

Nếu chúng ta nói "Ganbatte", nó làm cho mọi người cảm thấy như họ phải cố gắng hơn nữa, vì họ chưa làm tốt.

Nhưng 踏 ん 張 っ て là một cụm từ hay để nói với mọi người rằng tình hình không tệ lắm đâu, và bạn đang làm rất tốt, hãy giữ tiến độ như vậy và cố gắng nhé.

6. 気 楽 に ね / 気 楽 に い こ う よ! (Kirakuni ne / Kirakuni Ikouyo!)

"Dễ thôi mà" là một cách nói cố lên tiếng Nhật. Hãy hiểu câu này như một lời an ủi, mọi thứ sẽ ổn cả thôi.

7. ベ ス ト を 尽 く し て ね

"Cố gắng hết sức là được" Câu nói này có vẻ rất giản dị và mạnh mẽ, tuy nhiên, đáng tiếc trong tiếng Nhật, câu nói này mang âm sắc khá lịch sự, nghiệm nghị. Điều này có thể khiến người nghe cảm thấy hời hợt, rằng bạn đang không quá chân thành cổ vũ họ, hoặc họ có thể cảm thấy mình làm chưa đủ tốt.

Tuy nhiên "ベ ス ト を 尽 く し て ね" vẫn là một cụm từ tốt để khuyến khích mọi người để đạt được một cái gì đó. Bạn nên sủ dụng khi khuyến khích một người làm công việc lớn, lâu dài.



Hi vọng những từ này sẽ hữu ích đối với các bạn, cùng động viên nhau cố gắng nhé!

Người Việt đầu tiên bị dính liền cơ thể trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Nhật Bản

Anh Đức sẽ chính thức trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima vào tháng 4 năm nay. 8X Việt sẽ giảng bài cho sinh viên về hòa bình và tầm quan trọng của cuộc sống.

 Mới đây, trang NHK đã đăng tải thông tin Nguyễn Đức (36 tuổi), người em trong ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền nổi tiếng lịch sử y học Việt Nam, được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima (Nhật Bản).



Với vai trò Đại sứ hòa bình tại Nhật Bản, nằm trong ban chấp hành Hội hữu Nghị Việt Nam- Nhật Bản (2016 – 2021), anh Đức đã có dịp đế thăm thành phố Hiroshima vào tháng 10/2016. Tại buổi gặp gỡ, anh bày tỏ nguyện vọng được làm việc tại Nhật Bản với bà Kubota Tomik, phó hiệu trưởng trường Đại học.

Anh Đức sẽ chính thức trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima vào tháng 4 năm nay. 8X Việt sẽ giảng bài cho sinh viên về hòa bình và tầm quan trọng của cuộc sống.

Trong chuyến thăm của Nhật Hoàng đến Việt Nam vào tháng 3 vừa qua, anh Đức được vinh dự là người tiếp đón và diện kiến những nhân vật cấp cao này.

Nguyễn Đức (sinh 25/2/1981) là em trai song sinh của Nguyễn Việt (sinh25/2/1981 mất 6/10/2007). Hai anh em Việt – Đức là cặp sinh đôi đầu tiên dính liền nhau ở phần bụng – bộ phận sinh dục – hậu môn và trọng lượng chỉ 2,2 kg, được sinh ra ở Sa Thầy, Kon Tum, Việt Nam.

Ngày 4/10/1988, Việt và Đức được phẫu thuật tách rời thành công tại TP.HCM, do bác sĩ Trần Đông A làm trưởng kíp mổ. Đức và Việt từng có thời gian điều trị tại Nhật Bản và được các bác sĩ ở đất nước mặt trời mọc giúp đỡ tận tình. Để tỏ lòng biết ơn, sau khi kết hôn và sinh con khỏe mạnh, Đức đã đặt tên 2 cháu là Phú Sĩ và Anh Đào.



Hiện tại, anh Đức và vợ con sống ở một con hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ, quận 10, TP HCM. Anh là trụ cột của gia đình, nuôi 5 thành viên trong nhà bằng công việc hành chính tại làng Hòa Bình của Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).

Dù mất một chân, đi lại khó khăn nhưng anh Đức vẫn tự mình giải quyết mọi vấn đề từ cá nhân đến công việc.

Theo chia sẻ của một thành viên trong trường Đại học Quốc tế Hiroshima, Nguyễn Đức vô cùng vui mừng và vinh hạnh khi có cơ hội giảng dạy tại Nhật Bản. Anh sẽ đến Nhật Bản vài lần một năm để hoàn thành vai trò giáo sư thỉnh giảng của mình.

Đây là niềm vinh dự lớn cho cá nhân anh Đức, gia đình nhỏ của anh nói riêng và những người Việt khuyết tật nói chung.

Thiên Ái (Tri Thức Trẻ)

Học từ vựng tiếng Nhật chủ đề du lịch

Trong bài viết này, hãy cùng ABC đi học các từ vựng tiếng Nhật về một chủ đề vô cùng thú vị đó là du lịch nhé!



サ ン グ ラ ス (n) サ ン グ ラ ス kính mát

休 む (v) や す む Nghỉ ngơi

浜 (n) は ま bờ biển

砂 浜 す な は ま bãi cát (biển)

海 (n) う み đại dương

休 暇 (n) き ゅ う か kỳ nghỉ hè

水 泳 (n) す い え い bơi

晴 れ た は れ た nắng

湿 っ た し め っ た ẩm ướt

暑 い (i-adj) あ つ い nóng

ア イ ス ク リ ー ム (n) ア イ ス ク リ ー ム kem

 空港: Sân bay

 飛行機: Máy bay

 フライト: Chuyến bay

 チケット: Vé
 パイロット: Phi công

 客室乗務員: Tiếp viên

 便名: Số chuyến bay

 搭乗ゲート: Cửa lên máy bay

 搭乗券: Phiếu lên máy bay

 パスポート: Hộ chiếu

 機内持ち込み用手荷物: Hành lý xách tay

 スーツケース: Va li

手荷物: Hành lý

Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật! Smile

Nguồn: Tổng hợp

Từ vựng cần dùng khi đi tàu ở Nhật

Hôm nay, ABC sẽ giới thiệu đến các bạn những từ vựng  khi đi tàu và tra tàu ở Nhật. Với những bạn chuẩn bị sang Nhật học tập và làm việc  thì những từ vựng này rất hữu ích đấy, cùng ghi nhớ nhé!



I. Khi tra tàu

電車(でんしゃ): tàu điện

バース: xe buýt

地下鉄(ちかてつ): tàu điện ngầm

終点(しゅうてん):điểm cuối của tuyến tàu

X線(せん): tuyến tàu X

始発(しはつ):chuyến tàu xuất phát đầu tiên trong ngày

終電(しゅうでん): chuyến tàu cuối ngày

出発(しゅっぱつ):xuất phát

到着(とうちゃく):điểm đến

X経由(けいゆ): lộ trình đi qua điểm X

乗り換え(のらかえ):đổi tàu

X方面(ほうめん):tàu đi về hướng X (không nhất thiết là điểm cuối)

X行き(Xゆき):tàu đi về hướng X (điểm cuối)

検索(けんさく): tìm kiếm

特急()とっきゅう):tàu tốc hành

快速(かいそく): tàu nhanh

普通(ふつう):tàu chậm

急行(きゅうこう):tàu nhanh

II. Trong nhà ga

窓口(まどぐち):quầy bán vé

乗り場(のりば):điểm lên tàu

改札口(かいさつぐち):cửa ra vào ga

駅(えき): ga tàu

切符(きっぷ):vé tàu

バース亭(てい):điểm chờ xe buýt

タクシー乗り場(たくしーのりば):điểm bắt taxi

III. Trên tàu

座席(ざせき):chỗ ngồi

自由席(じゆうせき): ghế tự do

指定席(していせき):ghế chỉ định được đặt trước

特急券(ときゅうけん):vé đi tàu tốc hành

(Nguồn: Isenpai)

Trước khi đến Nhật Bản, hãy chắc rằng bạn đã nhớ 10 nét văn hóa đặc biệt này

Nhật Bản nổi tiếng với những nét văn hóa truyền thống độc đáo, ít pha trộn với bất cứ quốc gia nào. Chính vì vậy, có những điều mà khách nước ngoài sẽ thấy lạ lẫm khi lần đầu tiên tới xứ sở hoa anh đào.

Từ lâu, Nhật Bản đã được biết tới là quốc gia với những quy tắc ứng xử, những lề thói cuộc sống rất nghiêm ngặt. Dù trong bất cứ tình huống cuộc sống nào, từ đơn giản như ăn mỳ hay đến cách thức nhận quà cáp, sẽ luôn có những quy chuẩn nhất định. Chính vì vậy, nếu tới du lịch Nhật Bản, bạn cũng cần phải nằm lòng những quy tắc ứng xử, những nét văn hóa đặc biệt này nếu không muốn rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.

1. Người Nhật không thích số 4



Tại Nhật Bản, cách phát âm số 4 nghe giống chữ "tử" (chết). Chính vì vậy, phần lớn người dân Nhật Bản đều không thích con số này và cho rằng nó sẽ mang lại đen đủi như số 13 trong văn hóa phương Tây. Vì vậy, bạn cũng không nên tặng ai cái gì có liên quan tới số 4.

Thang máy thường không đề tầng 4 và trong nhiều trường hợp, bạn còn không thấy tầng nhà từ 40 đến 49. Con số 49 còn đặc biệt không may mắn khi nó có cách phát âm giống cụm từ "đau thương tới chết".

Trong tiếng Anh, nỗi sợ số 4 còn có tên "Tetraphobia".

2. Xì mũi ở nơi công cộng là thô lỗ

Với người Nhật, xì mũi ở nơi công cộng không chỉ là thô lỗ mà còn được ví như một hành động rất kinh khủng. Thông thường, mọi người sẽ chỉ sụt sịt trước khi tìm được một chỗ nào đó riêng tư để xì mũi thoải mái. Nếu bắt buộc phải làm, hãy làm nó thật sự kín đáo với một chiếc khăn tay.

3. Tip tiền trong nhà hàng đôi khi giống như sự xúc phạm


Cho tiền boa trong nhà hàng được coi là thô lỗ tại Nhật. Thậm chí nhiều người còn coi đó là hành động tỏ ý khinh thường họ. Nếu bạn tip cho nhân viên, đôi khi họ sẽ không hiểu và đuổi theo để trả tiền cho bạn.

4. Vừa ăn vừa đi là hành động kém văn minh

Mặc dù tại nhiều nước phương Tây, việc vừa đi bộ vừa ăn xem chừng là chuyện quá bình thường thì tại Nhật, nó lại không được đánh giá cao. Nhiều người còn cho rằng ăn khi đang trên tàu hay phương tiện công cộng là cực kỳ thô lỗ.

Tuy nhiên cũng có vài trường hợp ngoại lệ cho quy tắc này, ví dụ như ăn kem.

5. Người đẩy hành khách đi tàu

Oshiya hay còn được gọi là "người đẩy tàu" có công việc chính xác như tên gọi của họ: đẩy những hành khách lên tàu điện ngầm trong giờ cao điểm. Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng công việc của họ cũng vô cùng phức tạp với trách nhiệm cao cả: đảm bảo không ai bị mắc kẹt và tất cả mọi người đều có chỗ trên tàu.

6. Những người ngủ gật trên tàu


Nếu ai đó ở Nhật Bản ngủ gật và gục đầu trên vai bạn, hãy cứ vui vẻ và để người ta có giấc ngủ ngon lành vì đó là một nét văn hóa đặc biệt tại đất nước này. Thông thường, sau giờ làm việc căng thẳng hay những chuyến đi dài trở về nhà, mọi người đều mệt lử và sẽ ngủ gật trên tàu.

"Nếu có ai đó ngồi cạnh ngủ gật và gục đầu trên vai bạn, hãy chấp nhận điều đó, nó rất hay xảy ra tại Nhật Bản", Sandra Barron trả lời CNN.

7. Rót nước cho mình trước là hành động thô lỗ

Nếu tại Mỹ hay nhiều nước khác, bạn có thể tự rót đồ uống cho mình trước trong một buổi hẹn thì người Nhật coi việc đó là một hành động có phần hơi khiếm nhã. Vì sao ư? Vì người Nhật Bản luôn tôn trọng người khác và muốn thể hiện sự tôn trọng đó.

Và tất nhiên, khi bạn rót nước cho người khác thì họ cũng sẽ biết ý và rót nước lại cho bạn.

8. Húp mì xì xụp không chỉ được coi là lịch sự mà còn thể hiện việc bạn rất thích bữa ăn

Tại Nhật Bản, nếu bạn ăn mì và lỡ gây ra tiếng động xì xụp thì cũng đứng quá lo lắng. Điều đó chứng tỏ bạn rất thích bữa ăn của mình. Thậm chí, nếu bạn không phát ra âm thanh lớn vừa đủ, người ta sẽ nghĩ rằng bạn không thích bữa ăn của mình.



Hơn nữa, người Nhật Bản thường nấu mì khá nóng nên cũng dễ hiểu nếu bạn húp xì xụp khi ăn.

9. Ngủ trong những khách sạn con nhộng rất phổ biến

Các khách sạn con nhộng thường có giá rẻ và được nhiều người lựa chọn. Thông thường, đây là nơi lý tưởng dành cho những nhân viên công sở làm đêm hay các quý ông lỡ say quá chén và không kịp về nhà.

Tuy nhiên, với kích thước khá nhỏ chỉ vừa cho một người và các trang thiết bị tối giản, đây không phải là nơi thích hợp cho những người sợ không gian hẹp. Kiểu khách sạn như này đã có tại Nhật Bản từ những năm 1970, trước khi phổ biến trên toàn thế giới.

10. Luôn mang quà đến nhà khách



Sẽ là một vinh dự cho bất cứ vị khách nào tới Nhật Bản và được mời tới nhà một người dân địa phương. Trong trường hợp đó, bạn nên mang theo một món quà. Để thể hiện sự tôn trọng gia chủ, quà nên được gói trong giấy bọc cẩn thận và có thể đi kèm với sợi ruy băng xinh xắn. Ngoài ra, bạn cũng không nên từ chối nếu được tặng quà.

Nguồn: Kênh 14

Top