ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Trước khi đến Nhật Bản, hãy chắc rằng bạn đã nhớ 10 nét văn hóa đặc biệt này

Nhật Bản nổi tiếng với những nét văn hóa truyền thống độc đáo, ít pha trộn với bất cứ quốc gia nào. Chính vì vậy, có những điều mà khách nước ngoài sẽ thấy lạ lẫm khi lần đầu tiên tới xứ sở hoa anh đào.

Từ lâu, Nhật Bản đã được biết tới là quốc gia với những quy tắc ứng xử, những lề thói cuộc sống rất nghiêm ngặt. Dù trong bất cứ tình huống cuộc sống nào, từ đơn giản như ăn mỳ hay đến cách thức nhận quà cáp, sẽ luôn có những quy chuẩn nhất định. Chính vì vậy, nếu tới du lịch Nhật Bản, bạn cũng cần phải nằm lòng những quy tắc ứng xử, những nét văn hóa đặc biệt này nếu không muốn rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.

1. Người Nhật không thích số 4



Tại Nhật Bản, cách phát âm số 4 nghe giống chữ "tử" (chết). Chính vì vậy, phần lớn người dân Nhật Bản đều không thích con số này và cho rằng nó sẽ mang lại đen đủi như số 13 trong văn hóa phương Tây. Vì vậy, bạn cũng không nên tặng ai cái gì có liên quan tới số 4.

Thang máy thường không đề tầng 4 và trong nhiều trường hợp, bạn còn không thấy tầng nhà từ 40 đến 49. Con số 49 còn đặc biệt không may mắn khi nó có cách phát âm giống cụm từ "đau thương tới chết".

Trong tiếng Anh, nỗi sợ số 4 còn có tên "Tetraphobia".

2. Xì mũi ở nơi công cộng là thô lỗ

Với người Nhật, xì mũi ở nơi công cộng không chỉ là thô lỗ mà còn được ví như một hành động rất kinh khủng. Thông thường, mọi người sẽ chỉ sụt sịt trước khi tìm được một chỗ nào đó riêng tư để xì mũi thoải mái. Nếu bắt buộc phải làm, hãy làm nó thật sự kín đáo với một chiếc khăn tay.

3. Tip tiền trong nhà hàng đôi khi giống như sự xúc phạm


Cho tiền boa trong nhà hàng được coi là thô lỗ tại Nhật. Thậm chí nhiều người còn coi đó là hành động tỏ ý khinh thường họ. Nếu bạn tip cho nhân viên, đôi khi họ sẽ không hiểu và đuổi theo để trả tiền cho bạn.

4. Vừa ăn vừa đi là hành động kém văn minh

Mặc dù tại nhiều nước phương Tây, việc vừa đi bộ vừa ăn xem chừng là chuyện quá bình thường thì tại Nhật, nó lại không được đánh giá cao. Nhiều người còn cho rằng ăn khi đang trên tàu hay phương tiện công cộng là cực kỳ thô lỗ.

Tuy nhiên cũng có vài trường hợp ngoại lệ cho quy tắc này, ví dụ như ăn kem.

5. Người đẩy hành khách đi tàu

Oshiya hay còn được gọi là "người đẩy tàu" có công việc chính xác như tên gọi của họ: đẩy những hành khách lên tàu điện ngầm trong giờ cao điểm. Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng công việc của họ cũng vô cùng phức tạp với trách nhiệm cao cả: đảm bảo không ai bị mắc kẹt và tất cả mọi người đều có chỗ trên tàu.

6. Những người ngủ gật trên tàu


Nếu ai đó ở Nhật Bản ngủ gật và gục đầu trên vai bạn, hãy cứ vui vẻ và để người ta có giấc ngủ ngon lành vì đó là một nét văn hóa đặc biệt tại đất nước này. Thông thường, sau giờ làm việc căng thẳng hay những chuyến đi dài trở về nhà, mọi người đều mệt lử và sẽ ngủ gật trên tàu.

"Nếu có ai đó ngồi cạnh ngủ gật và gục đầu trên vai bạn, hãy chấp nhận điều đó, nó rất hay xảy ra tại Nhật Bản", Sandra Barron trả lời CNN.

7. Rót nước cho mình trước là hành động thô lỗ

Nếu tại Mỹ hay nhiều nước khác, bạn có thể tự rót đồ uống cho mình trước trong một buổi hẹn thì người Nhật coi việc đó là một hành động có phần hơi khiếm nhã. Vì sao ư? Vì người Nhật Bản luôn tôn trọng người khác và muốn thể hiện sự tôn trọng đó.

Và tất nhiên, khi bạn rót nước cho người khác thì họ cũng sẽ biết ý và rót nước lại cho bạn.

8. Húp mì xì xụp không chỉ được coi là lịch sự mà còn thể hiện việc bạn rất thích bữa ăn

Tại Nhật Bản, nếu bạn ăn mì và lỡ gây ra tiếng động xì xụp thì cũng đứng quá lo lắng. Điều đó chứng tỏ bạn rất thích bữa ăn của mình. Thậm chí, nếu bạn không phát ra âm thanh lớn vừa đủ, người ta sẽ nghĩ rằng bạn không thích bữa ăn của mình.



Hơn nữa, người Nhật Bản thường nấu mì khá nóng nên cũng dễ hiểu nếu bạn húp xì xụp khi ăn.

9. Ngủ trong những khách sạn con nhộng rất phổ biến

Các khách sạn con nhộng thường có giá rẻ và được nhiều người lựa chọn. Thông thường, đây là nơi lý tưởng dành cho những nhân viên công sở làm đêm hay các quý ông lỡ say quá chén và không kịp về nhà.

Tuy nhiên, với kích thước khá nhỏ chỉ vừa cho một người và các trang thiết bị tối giản, đây không phải là nơi thích hợp cho những người sợ không gian hẹp. Kiểu khách sạn như này đã có tại Nhật Bản từ những năm 1970, trước khi phổ biến trên toàn thế giới.

10. Luôn mang quà đến nhà khách



Sẽ là một vinh dự cho bất cứ vị khách nào tới Nhật Bản và được mời tới nhà một người dân địa phương. Trong trường hợp đó, bạn nên mang theo một món quà. Để thể hiện sự tôn trọng gia chủ, quà nên được gói trong giấy bọc cẩn thận và có thể đi kèm với sợi ruy băng xinh xắn. Ngoài ra, bạn cũng không nên từ chối nếu được tặng quà.

Nguồn: Kênh 14

Quy tắc có một không hai cần nhớ khi ở Nhật Bản


Đến bất kỳ quốc gia nào bạn cũng nên tìm hiểu đôi chút về những quy tắc không ghi trong văn bản nhưng lại tồn tại lâu đời trong văn hoá của từng quốc gia. Tại xứ sở hoa anh đào cũng tồn tại nhiều quy tắc mà ít ai biết tới, và Du học Nhật bản là cách tốt nhất để du học sinh trải nghiệm những nét văn hóa này!

Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi tìm kiếm thùng rác tại Nhật Bản bởi ở đây thường có rất ít các thùng rác ven đường. Trong quan niệm của người Nhật thì mọi người phải có trách nhiệm giữ vệ sinh và chịu khó đưa rác tới nơi quy định. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rác sẽ được vứt bừa bãi, bạn sẽ phải thật bất ngờ vì đường phố của Nhật Bản rất sạch sẽ.

Người Nhật rất ghét nhận tiền trực tiếp bởi điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng. Thông thường khi bạn tới nhà hàng nào đó và bạn cần thanh toán tiền hãy để tiền vào khay để tiền của họ. Nếu sử dụng thẻ để thanh toán bạn hãy dùng bằng 2 tay để thể hiện sự tôn trọng với họ.

Tại Nhật bạn đừng bao giờ nghĩ tới việc đi xe đạp trong công viên bởi đây là hành động bị cấm khi bạn ghé thăm bất kỳ công viên nào. Tuy nhiên, bạn lại có thể sử dụng xe đạp ở bất kỳ con đường nào ngoài khu vực công viên và người Nhật rất ủng hộ việc này. Các bạn Du học Nhật Bản chú ý điều này nhé!

Hãy hạn chế nói chuyện điện thoại ở nơi công cộng bởi người Nhật rất ghét tiếng ồn đặc biệt từ những việc riêng. Bạn nên nói chuyện thật nhỏ và tránh gây ồn ào ở những nơi công cộng.

Đừng bao giờ xô đẩy khi ở giữa đám đông điều đó thể hiện bạn là một người vô cùng kém hiểu biết. Nếu cần phải đẩy để không ảnh hưởng tới mình bạn tuyệt đối đừng bao giờ sử dụng tay mà hãy đẩy nhẹ nhàng bằng vai để đối phương biết rằng họ đang làm bạn khó chịu. Tuy nhiên, sau khi đẩy thì ngay lập tức hãy nói xin lỗi họ nhé!

Khác với nhiều quốc gia tại Nhật Bản nhận tiền boa là 1 điều vô cùng cấm kỵ. Người Nhật Bản rất tôn trọng giá trị đồng tiền kể cả những đồng tiền lẻ. Theo họ việc cho tiền boa là hành động xúc phạm họ vì thế đừng bao giờ có ý định để lại tiền lẻ.

(Nguồn: Sưu tầm)

Văn hóa đúng giờ ở Nhật

Đúng giờ là khởi nguồn của mọi sự cạnh tranh về khoa học kỹ thuật, điều chỉnh văn hóa ứng xử. Chính xác hơn phải dùng cụm từ " tuyệt đối đúng giờ" cho người Nhật. Đồng hồ điện tử nhảy sang con số 9 giờ 3 phút, chuyến tàu cao tốc Shinkansen dừng lại trước sự ngỡ ngàng của nhiều sinh viên Việt Nam. Nhìn tấm vé trên tay, chúng tôi thấy rõ giờ tàu là 9 giờ 3 phút. Luôn như thế, người Nhật rất nghiêm khắc với bản thân về chuyện giờ giấc. Có lẽ vì thế mà họ luôn là người đi trước và vận nước của Nhật Bản đã đổi thay kỳ diệu chỉ từ tiêu chí này.



Không sai giờ dù chỉ một phút

Sau Thế chiến thứ hai, người ta xem Nhật Bản không khác gì một đất nước thời đồ đá. Hai quả bom nguyên tử cùng hàng loạt tổn thương khác từ cuộc chiến đã tàn phá thiên nhiên, con người ở đây đến mức kiệt quệ. Thế nhưng chưa đầy 20 năm sau quốc gia này đã sở hữu công nghệ tàu cao tốc hiện đại với tốc độ mà các nước lớn như Hoa Kỳ, EU phải thèm muốn.

Tàu cao tốc thực sự có thể đại diện cho văn hóa tuyệt đối tôn trọng thời gian của người Nhật. Không hoàn toàn là tàu cao tốc đã xây dựng tác phong đúng giờ của người Nhật nhưng đừng dại mà trễ giờ dù chỉ một phút, thậm chí là 30 giây trong chuyến tàu từ Osaka đi Kyoto, bạn có thể sẽ tốn thêm 2.000 yen (khoảng 400.000 đồng tiền Việt) mua lại vé.

Tôi từng chứng kiến một sinh viên Việt Nam khi tham gia chương trình giao lưu thanh niên Nhật Bản – ASEAN Jenesys 2.0 hồi tháng 6-2013, đã phải chua xót khi trả hơn 2.500 yen (hơn 500.000 đồng tiền Việt Nam) phí taxi vì để lỡ chuyến xe đưa đón cuối cùng của chương trình lúc 10 giờ tối, chỉ vì ráng mua sắm thêm vài phút. Anh chàng thấm thía “vừa tốn kém, vừa xấu hổ và cũng rất nhớ đời”.

Cũng trong chuyến đi đó, sinh viên đến từ các nước ASEAN phải trầm trồ thán phục khả năng đúng giờ đến từng giây phút trong các hoạt động mà người Nhật tổ chức: Giảng viên đến lớp, kết thúc bài giảng, xe buýt đưa đón… thậm chí các hành trình dài vài trăm kilomet, bao gồm nhiều hoạt động hội thảo, trao đổi với chuyên gia, tham quan công ty địa phương, thăm gia đình người bản xứ… độ sai lệch giờ so với lịch trình là con số không.

Đúng giờ tạo ưu thế trong cạnh tranh

Thời đại công nghiệp hóa với sự vận hành chủ yếu của máy móc thay lao động chân tay không cho phép họ chậm hoặc sớm một giây nào nếu muốn sản phẩm tạo ra tròn trịa, không khiếm khuyết. Giống như kiểu làm bánh rán tại Nhật, nếu lấy bánh ra sớm một chút sẽ không thơm ngon, lấy trễ một chút sẽ bị cháy khét. Phải đúng giờ, đúng phút thì bánh mới đủ vàng, đủ thơm và trẻ con tại nhiều nước trên thế giới khi nghe đến bánh rán Đô-rê-mon của Nhật Bản thì mới thích.

Bên cạnh đó, nền công nghiệp hóa thúc đẩy hội nhập quốc tế đòi hỏi các cá nhân, tập thể phải nâng cao tính cạnh tranh. Thế giới thật ra chưa bao giờ ngủ, vậy nên đúng giờ sẽ giúp bạn chiến thắng đối thủ, ít nhất là về mặt tâm lý. Đến sớm hơn có thể sẽ khiến bạn phải mệt mỏi để chờ đợi nhưng trễ hơn thì thật tệ hại vì cuộc chơi đã tàn, mọi giao dịch có thể đã kết thúc thông qua một cái click chuột chỉ trong một giây trước đó.

Chính yêu cầu đúng giờ đi kèm với đảm bảo chất lượng công việc ở mức cạnh tranh nhất đã khiến cuộc sống người Nhật trở nên nhanh hơn và hiệu quả hơn. Cụm từ “công nghiệp hóa” phải sinh ra từ tư thế con người: Chủ động – nhanh chóng – hiệu quả, chứ không phải xuất phát trong hiến pháp của người Nhật.

Xây dựng văn minh, đổi thay vận nước

Khi đúng giờ trở thành một nguyên tắc hiển nhiên, ai cũng tuân thủ thì muốn thắng trong chính sách phải dựa vào khả năng linh hoạt, ứng xử khôn khéo của cá nhân, tập thể. Điều này giống như việc bạn đến một buổi đàm phán đúng giờ và đối thủ của bạn cũng vậy, buộc bạn phải chuẩn bị chiến lược đàm phán, tâm lý và thái độ đàm phán một cách hiệu quả hơn.

Đối với doanh nghiệp, họ cần kiến tạo thế mạnh cạnh tranh từ chiến lược kinh doanh và văn minh trong ứng xử. Ví dụ trong ngành dịch vụ giao thông công cộng, khi các chuyến xe buýt, đường thủy hay hàng không đều đúng giờ thì chất lượng phương tiện, thái độ phục vụ là tiêu chí kế tiếp để khách hàng lựa chọn.

Những năm của thập niên 60-70 thế kỷ 20 chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa ngành hàng không và xe điện tại Nhật. Khi đó, thời gian là cơ sở để xe điện phát triển, nâng cao tốc độ và sự an toàn. Kế đó, nụ cười và thái độ ân cần của nhân viên với hành khách trên suốt hành trình chính là nhắm đến mục tiêu bảo toàn lượng khách hàng chung thủy với phương tiện.

Cứ như thế, dù tại nhà hàng, khách sạn, trường học, quán bar hay bất kỳ đâu, người Nhật luôn cảm ơn, xin lỗi, sống có kỷ luật và nhiệt tình giúp đỡ mọi người. Cùng đó là những cải tiến không ngừng về khoa học kỹ thuật nhằm hoàn thiện hóa các “vũ khí” cạnh tranh. Từ đó tạo nên nét văn hóa đặc trưng nếp sống văn minh, hiện đại, hiệu quả mà ai cũng biết khi nói về Nhật Bản. Hiểu “đúng giờ đổi thay vận nước” là như thế.

Người lãnh đạo phải cương quyết làm gương

Để định hướng được cả cộng đồng đi cùng một quỹ đạo, ở góc độ xã hội học, vai trò của những người đi đầu là vô cùng quan trọng. Người Nhật tỏ ra thành thạo trong nghệ thuật xây dựng hình mẫu tiên phong này.

Tại Trường ĐH Kyoto, dù thời tiết lạnh 2-3 độ C nhưng tất cả giảng viên đều có mặt đúng 8 giờ 40 phút, chuẩn bị máy chiếu, tài liệu bài giảng trong vòng năm phút để bắt đầu tiết dạy đúng 8 giờ 45 phút. Tham gia một lớp học của TS Tetsuo Tezuka (ĐH Kyoto) về kinh tế năng lượng, ông Tezuka vào lớp trước và đến tận từng bàn để phát tài liệu cho các sinh viên kèm lời chào ngày mới tốt lành. Đúng giờ, thầy thông báo “Chúng ta bắt đầu, không chờ thêm sinh viên nào nữa”. Thế nên sinh viên tự giác đến đúng giờ vì họ sẽ không có cơ hội tham gia lớp học nếu đi trễ.

Tôi từng nhiều lần chứng kiến một số thầy cô vẫn thường hay lên án sinh viên, học sinh đi học trễ và lấy các ví dụ về sinh viên Mỹ, Úc, Nhật ra làm bài học. Không sai! Nhưng thử nghĩ bản thân nhiều nhà giáo đã đúng giờ hay chưa khi hiển nhiên cho mình cái quyền được đến trễ năm phút, 10 phút hay thậm chí là 15 phút trong khi học trò chờ đợi.

Chúng ta vẫn thường xuyên chê trách nhiều người nông dân cứ mãi văn minh lúa nước, ì ạch thiếu kỷ cương. Nhưng thử hỏi các vị lãnh đạo khi đi họp đã đúng giờ hay chưa? Hay vẫn cà phê đến tận 8 giờ sáng dù giờ làm việc là 7 giờ?

Nhìn Nhật Bản sẽ hiểu, giấc mơ về một đất nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa sẽ chỉ là ảo tưởng nếu bản thân quốc gia dùng giờ dây thun. Và nếu người lãnh đạo vẫn cứ rề rà thì cũng đừng nghĩ đến chuyện có một tập thể đúng giờ, chủ động và sẵn sàng làm việc để cải tạo vận nước.

(Nguồn: Sưu tầm)

Bí quyết làm ăn với người Nhật

Nhật Bản là một thị trường cực kỳ năng động và lớn mạnh không ngừng. Bất kỳ ai muốn làm việc với người Nhật Bản trong kinh doanh, ngoại giao, tham gia các hoạt động văn hóa, nghiên cứu hoạt thuật, khoa học hay giao tiếp đều cần phải có tri thức về xã hội Nhật Bản, về nền văn hóa, lịch sử, cung cách làm ăn, ngôn ngữ, triết học của người Nhật Bản. Ông Mark Zimmerman một nhà kinh doanh tài ba người Mỹ, đã từng nhiều năm sống và làm việc tại Nhật Bản ông nói tiếng Nhật Bản thông thạo và có nhiều thành đạt trong kinh doanh thậm chí trong cả việc cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản kể lại nhiều câu chuyện cụ thể và từ đó rút ra những bài học hữu ích.


Diễn đạt theo kiểu nói của Nhật Bản

Một lần ông Mark đi trên chuyến máy bay của hãng hàng không Pan Am đã chú ý so sánh cách diễn đạt của ngôn ngữ phương Tây và Nhật Bản xem có điểm gì khác nhau? Cô chiêu đãi viên nói bằng tiếng Anh một câu rất gọn: Các bà và các ông chú ý, máy bay của chúng ta sắp hạ cánh xuống Narita. Đề nghị thắt dây an toàn, dựng ngay ngắn ghế ngồi và ngừng hút thuốc. Đề nghị không đứng lên hoặc đi lại khi máy bay chưa dừng hẳn. Tiếp đó ông thấy người phiên dịch tiếng Nhật Bản đã diễn đạt theo kiểu nói của Nhật Bản như sau: “Qúy khách kính mến, trong vòng hai mươi phút nữa chúng tôi sẽ có vinh dự đưa quý khách tới sân bay Narita. Chúng tôi sẽ rất cảm ơn và đánh giá cao sự giúp đỡ của các vị nếu các vị ngừng hút thuốc, gấp bàn nước lại đúng vị trí của nó. Chúng tôi cũng rất biết ơn nếu các vị khách kính mến dựng thẳng lại ghế ngồi và không quên thắt dây lưng an toàn… Chúng tôi chân thành cảm ơn quý khách về việc đã chiếu cố đi trên hãng bay của chúng tôi, điều làm cho chúng tôi cảm thấy rất vinh dự”. Người Nhật Bản thường cho rằng cách diễn đạt của tiếng Anh là cộc lốc, bất lịch sự, cho nên mỗi khi dịch tiếng Anh sang tiếng Nhật Bản họ dịch tiếng Anh theo kiểu nói của Nhật Bản, không chịu nói gọn, nói thẳng như kiểu Anh Mỹ.

Đừng tranh micro

Người Nhật Bản nói và nghĩ hầu như không giống người phương Tây và các nước khác. Sự giao tiếp, gặp gỡ thương lượng nếu không hiểu ý của nhau sẽ gây ra những hậu quả không thuận lợi trong buôn bán. Có nghiên cứu tìm ra được cách tư duy của người Nhật Bản thì mới có thể tìm được con đường giao tiếp có hiệu quả. Theo Zimmerman khi tiếp xúc với người Nhật Bản kinh nghiệm là hãy ít nói, tốt nhất là đừng nói gì vội. Một người nước ngoài khôn ngoan thường để người Nhật Bản nói trước, lắng nghe họ kỹ lưỡng và đừng bao giờ ngắt lời họ. Người nào thiếu kinh nghiệm khi nói chuyện với người Nhật Bản hay chen vào những câu nói chẳng hạn như: “Vâng, đúng là thế, tất nhiên phải như thế thường gây cảm giác khó chịu cho người Nhật Bản. Hoặc giả khi đang nói chuyện lại cắt ngang lời nói của người ta: “Xin lỗi cho tôi ngắt lời, ở nước chúng tôi lại khác, hoặc. Ở bên chúng tôi không làm thế. Chúng tôi làm kiểu khác… Để tỏ thái độ phản ứng, người Nhật Bản sẽ không nói năng gì nữa, họ sẽ dành phần còn lại của buổi đối thoại cho anh và đương nhiên cuộc nói chuyện đó chả còn ý nghĩa gì. Do đó khi tiếp xúc, đối thoại với người Nhật Bản các nhà doanh nghiệp Mỹ thường nhắc nhở mọi người rằng: “Đừng có tranh micro”. Cần tỏ ra rằng mình là người kiên nhẫn, biết lắng nghe. Bởi vì người Nhật Bản chỉ nói thẳng vào vấn đề khi họ tin rằng vấn đề đã chắc chắn, chín muồi”.

Người Nhật Bản coi trọng tôn ti trật tự

Trong quan hệ với nhau, người Nhật Bản rất coi trọng tôn ti trật tự. Ở Nhật Bản khi đến dự một cuộc họp của công ty không thể mặc sơ mi, đầu trần, cho dù nóng bức mấy cũng phải chịu. Đặc biệt là các nhà kinh doanh nước ngoài khi đến giao dịch với hãng phải mặc comple xám, áo sơ mi trắng, đeo cà vạt nghiêm chỉnh. Người ta kể lại khi có cuộc khủng hoảng dầu lửa ở Trung Đông để tiết kiệm năng lượng các cơ quan hạn chế dùng máy điều hòa nhiệt độ. Lúc đó chính phủ phải ra quyết định cho phép cán bộ công nhân viên mặc áo cộc tay đến cơ quan. Tuy vậy chủ trương này cũng chỉ thực hiện một vài tuần lễ ở một số ít cơ quan. Còn nói chung người Nhật Bản không chấp nhận việc ăn mặc như vậy. Họ coi là không nghiêm túc. Người Nhật Bản quen với lối sống khắt khe trong ăn mặc, đi lại, giao tiếp và coi đó là tập tục, là đạo đức của con người. Thanh thiếu niên Nhật Bản được giáo dục và quản lý rất chặt chẽ, nghiêm khắc từ trong gia đình. Muốn làm gì phải được phép của bố mẹ. Khi một thiếu niên lớn tới tuổi trưởng thành gia nhập vào trong nhóm, trong hãng, công ty tập đoàn kinh doanh họ biết giữ gìn lời ăn tiếng nói, thế đúng dáng đi, biết kiềm chế những ham muốn cá nhân để bảo vệ sự hòa hợp, tôn ty trật tự trong một cộng đồng dù lớn dù nhỏ. Điều này cần được lưu ý cho bất kỳ một người nước ngoài nào muốn làm ăn với người Nhật Bản. Người Nhật Bản coi trọng và luôn có ý thức bảo vệ đạo lý đó. Cùng với một sự việc, giữa chúng ta với người Nhật Bản có hai cách nhìn khác nhau. Tuy nhiên, cũng đừng nghĩ rằng ở người Nhật Bản cái gì cũng là thần bí, khó hiểu. Hoàn toàn không phải như vậy. Vì khi đã hiểu nhau thì việc tiếp xúc làm ăn với người Nhật Bản không có gì khó khăn.

Sơn Liên- Trí Thức Trẻ

Tản mạn về văn hóa Nhật

Vừa rồi mình có tham dự một hội thảo khoa học ở Việt Nam, nhỏ thôi. Hội thảo mời nhiều nhà khoa học và sinh viên từ Nhật Bản sang tham dự, trong đó có thấy mình, một senpai khóa trên và mình. Hội thảo diễn ra tương đối tốt đẹp và giúp người tham gia có thể trao đổi, tăng cường kiến thức trong ngành. Nhưng với mình, đây là chuyến đi giúp mình  hiểu hơn về người Nhật và sự khác biệt trong văn hóa của họ với người Việt. Mình xin chia sẻ đôi điều, hy vọng hữu ích cho các bạn.



Đúng giờ

Trong suốt thời gian ở cùng người Nhật, mình cảm nhận sâu sắc việc người Nhật coi trọng đúng giờ thế nào.

Thường thì ba thầy trò luôn đi cùng nhau đến chỗ hội thảo, đến chỗ ăn hay đi chơi. Nhưng nếu hẹn 8 giờ xuất phát, ông thầy sang gõ cửa phòng mà hai trò chưa chuẩn bị xong thì ông ấy sẽ đợi một hai phút, nếu một hai phút chưa xong thì ông ấy đi trước, mình và senpai phải hớt hải chạy sau. Cái này khá khác với Việt Nam, đợi cho đông đủ mới bắt đầu.

Lúc ở Nhật, mình cũng từng tham gia nhiều tiệc tùng trong phòng nghiên cứu. Có bữa mình và mọi người mua đồ cho tiệc. Mình phải đi khá xa nên mua đồ về sau cùng và muộn 10 phút so với thời gian bắt đầu tiệc. Về đến nơi thì thấy mọi người đang đánh chén. Có vẻ hơi phũ phàng khi mình phải mang vác đồ về cho mọi người ăn mà mọi người lỡ ăn trước. Nhưng đó là Nhật, nếu đã hẹn bắt đầu tiệc lúc 3 giờ thì chính xác là nó sẽ bắt đầu lúc 3 giờ.

Ở hội nghị lần này, mình cũng thấy người Nhật tỏ ra khó chịu thế nào khi taxi đưa đón họ từ khách sạn ra sân bay trễ mất 5 phút. Lý do chậm trễ là phía khách sạn không thống nhất giá cả và hình thức thanh toán với bên taxi, hai bên cãi nhau để mấy khách Nhật đợi. Sau khi dàn xếp ổn thỏa, phía taxi chở họ ra sân bay. Trên đường ra sân bay, ông tài xế dừng lại bên đường đi toilet, bắt khách đợi thêm 5 phút nữa. Một ông Nhật trong xe lúc đó phải thốt lên “Không thể tưởng tượng được”.

Sự đồng cảm

Một trong những đức tính của người Nhật mà mình đánh giá rất cao là sự đồng cảm, nói nôm na là hiểu được những gì người khác đang cảm thấy. Theo mình biết thì ngay từ bé, trẻ em Nhật đã được dạy dỗ cẩn thận về việc phải quan tâm đến người khác thế nào. Đó cũng là nền tảng của tính tập thể cao của người Nhật. Trong dịp hội thảo mình cũng thấy điều này. Mình có dẫn và mời hai người Nhật đi loanh quanh chơi, ăn đồ ăn Việt Nam. Cũng có đồ họ ăn được, có đồ họ ăn không được. Nhưng khi ăn không được thì thường họ im lặng, cho qua; còn ăn ngon thì họ khen lấy khen nể. Có thể mọi người cho rằng họ khách sáo, nhưng mình nghĩ là họ hiểu cảm giác của người đi mời người khác.

Quà cáp

Nếu bạn có ý định tặng quà gì đó cho người Nhật, mình khuyên bạn nên mua cái gì đó nhỏ nhỏ thôi, và tốt nhất là đồ ăn thức uống. Nếu bạn mua đồ lưu niệm to, người Nhật không có chỗ để trong nhà của họ. Và sẽ rất khó xử cho họ nếu đồ to đó không hợp với phong cảnh nhà, cất đi không được mà trưng ra cũng khó. Còn về đồ ăn, người Nhật thích quà tặng đồ ăn vì ngon hay dở cũng ăn một lần là xong luôn. Bản tính người Nhật cũng rất tinh tế trong ăn uống nên họ rất háo hức với các món ăn, đồ uống ngon.

Hội nghị lần này, mỗi khách người Nhật được tặng một túi bánh khá to. Họ phải khuân cái túi đó về nhà trên hai chuyến máy bay và theo mình thì như thế khá phiền phức.

Trong các thức ăn, đồ uống, nếu là bạn bè thì mình khuyên bạn mua chocolate làm quà vì người Nhật hầu như ai cũng khoái chocolate, nếu là cấp trên thì nên là rượu cao cấp của địa phương.

Theo mình được biết, khi bạn đi chơi hay du lịch xa đâu đó, bạn phải mua quà cho cấp trên người Nhật của mình, đó gần như là bắt buộc.

Không gian riêng tư

Người Nhật rất coi trọng không gian riêng tư. Cái này mình cảm nhận rõ khi ở bên Nhật. Khi nói về việc Google theo dõi hành vi người dùng, rất nhiều bạn Nhật học cùng mình lên tiếng tỏ vẻ khó chịu. Lúc đứng nói chuyện, hai người Nhật cũng giữ một khoảng cách tương đối xa so với người nước khác.

Việt Nam thì khác. Ví dụ như trong một buổi tiệc tại hội nghị lần này, bàn của mình có mình, một cô người Việt công tác tại một trường đại học ở Việt Nam, còn lại là người Nhật. Cô người Việt tỏ ra rất thân thiện khi tráo đầu đũa gắp thức ăn cho mọi người trong bàn, sau đó mới gắp phần của mình. Tuy nhiên theo mình quan sát thì các vị khách Nhật tỏ ra khá khó chịu. Đầu tiên là việc cô ấy tráo đầu đũa của cô để gắp thức ăn, người Nhật coi là không vệ sinh. Thứ hai là cô ấy gắp thức ăn cho người khác mà không biết họ có thích ăn hay không. Nếu họ không thích ăn thì rõ ràng cô đặt họ vào tình thế khó xử, ăn không được mà bỏ cũng không xong. Thứ ba là cô ấy xâm phạm không gian riêng tư của vị khách Nhật khi để đầu đũa của cô chạm vào bát họ đang ăn.

Văn hóa ẩm thực

Như mình có kể ở trên, người Nhật có phong cách thưởng thức các mon ăn rất tinh tế. Với họ, ẩm thực là một phần không thể thiếu trong văn hóa. Họ ăn ít nhưng chọn những thứ chất lượng nhất để ăn. Đó là lý do họ không béo nhưng khỏe. Và nếu bạn để ý kỹ, người Nhật thường ăn không để lại thức ăn thừa trong bát. Một phần họ cho rằng làm như thế để trân trọng những gì người nông dân vất vả làm lụng tạo ra. Một phần, họ lấy suất ăn vừa đủ với khẩu vị của mình, nếu thích thì lấy nhiều chút, không thích thì lấy đủ để nhấm nháp cho qua, nên ít khi họ no quá, ngán quá mà bỏ thừa.

Sự im lặng

Nếu bạn nghĩ người Nhật ưa thích sự im lặng, bạn chỉ biết một nửa sự thật. Mình từng đi du lịch với người Nhật và họ nói chuyện liên tục. Có một nguyên tắc cơ bản là khi hai người quen biết nhau đi cùng nhau, nếu một người nói thì người khác phải đáp lại dù không quan tâm lắm. Họ có thể nói “vậy à”, “đúng thế nhỉ”… ngay cả khi đối phương chỉ lẩm bẩm một mình nhận xét gì đó. Cũng là vì họ thấu hiểu và quan tâm đến đối phương.

Tuy nhiên, nói cho cùng, sự im lặng là một nét văn hóa quan trọng của người Nhật. Người Nhật thường chào nhau bằng mắt thay vì miệng. Đêm giao thừa, đường xá Nhật vắng vẻ, không pháo hoa, không tụ tập ngoài trời,…

(Nguồn: Isenpai)

10 hiểu nhầm phổ biến về nước Nhật

Hãy thành thật rằng bạn ít nhất đã từng có một vài suy nghĩ như vậy trong đầu khi nghĩ về đất nước Nhật Bản, Nhật Bản có hoa anh đào và sushi, người Nhật có nghệ thuật cắm hoa và trà đạo truyền thống đây là những điều không thể phủ nhận. Và chắc chắn, mấy điều này thì không ai có thể nhầm lẫn được rồi.

Nhưng mà không phải người Nhật nào cũng thích ăn sushi và cắm hoa. Vậy mà  hỏi 100 người nước ngoài thì cả 100 người đều cho rằng người Nhật ăn sushi cả đời để sống.

Có thể đây chưa chắc là 10 hiểu nhầm lớn nhất mà cứ nhắc tới Nhật Bản là người ta lại gán mác cho nó, nhưng ít nhất, bạn cũng đã từng sống với những lầm tưởng to đùng này về Nhật Bản.



1. Tất cả đàn ông Nhật đều có tinh thần võ sĩ Samurai

Samurai là một trong những biểu tượng cho tinh thần Nhật Bản. Vì thế, không khó khi thấy rằng bất cứ bài viết nào về tinh thần của người dân Nhật Bản là người ta lại nhắc tới tinh thần võ sĩ đạo.

Tuy nhiên, nhiều người dân Nhật Bản thậm chí còn không biết tinh thần samurai là tinh thần gì. Và chắc chắn, quan điểm đàn ông Nhật ai cũng có tinh thần đó là một điều sai lầm.

2. Người dân Nhật Bản nào cũng làm việc chăm chỉ

Lại một điều nữa mà mọi người vẫn hay rao giảng cho nhau: nhìn người Nhật Bản làm việc mà học tập kìa! Đúng là người Nhật làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc nhưng điều gì cũng có ngoại lệ, không phải ai cũng muốn như vậy.

"Nếu tôi có thể xoay sở với cuộc sống mà không phải làm việc vất vả, chắc chắn là tôi không lao đầu vào công việc rồi", một người cho biết.

3. Tất cả đàn ông Nhật Bản đều đóng khố

Đây là một trong những hiểu lầm rất thú vị khi hình ảnh về các đô vật Sumo hay đàn ông Nhật Bản tham gia các lễ hội khiến người ta hiểu nhầm rằng khố là một trang phục phổ biến mỗi ngày. Tuy nhiên, chẳng mấy ai mặc khố ra ngoài đường cả nên bạn đừng mơ có thể thấy chúng nếu không phải trong các dịp đặc biệt.

4. Người Nhật nào cũng thích làm việc tập thể

Trong cuộc phỏng vấn với 200 người Nhật Bản, có tới 96 người cho biết rằng không phải người Nhật nào cũng thích làm việc tập thể. Nhiều người làm việc chỉ bởi vì họ cảm giác làm một mình sẽ không dễ để hoàn thành. Tuy nhiên, không phải lúc nào làm việc tập thể cũng đúng tinh thần làm nhóm.

"Nhiều người làm việc một cách có quy củ tại công ty nhưng bên ngoài cuộc sống, họ thích mọi thứ một mình.

5. Tất cả người Nhật đều ăn sushi hay tempura

Việc bạn thấy sushi xuất hiện trong bất cứ poster quảng cáo du lịch nào của Nhật Bản không có nghĩa là người Nhật nào cũng thích ăn và ăn sushi mỗi ngày. Giống như kiểu bạn nghĩ người Mỹ sẽ chỉ ăn hamburgers còn người Đức chỉ uống bia qua ngày!

Rõ ràng, việc ăn một thứ liên tục không tốt cho sức khỏe và người Nhật Bản hoàn toàn hiểu được điều đó.

6. Tất cả người Nhật đều thích xếp hàng

Văn hóa xếp hàng luôn gọi tên đất nước Nhật Bản. Người Nhật xếp hàng sau động đất, sóng thần chờ thực phẩm. Người Nhật xếp hàng ngay ngắn để lên tàu điện ngầm. Những điều trên là hoàn toàn đúng, nhưng người Nhật không hẳn lúc nào cũng thích xếp hàng!

Cái lúc vội vàng thì dù là người Mỹ, người Anh hay người Nhật Bản cũng chẳng ai muốn phải chờ đợi để tới lượt mình cả. Có lẽ do người Nhật biết kiềm chế hơn người dân nước khác mà thôi.

7. Người Nhật mặc kimono mọi lúc mọi nơi

Đây có lẽ là một trong những hiểu lầm "dớ dẩm" nhất. Một chiếc kimono không những vừa to vừa nặng mà giá cả của nó còn thực sự trên trời nếu muốn có một chiếc kimono thực sự đẹp! May ra nếu bạn đến Kyoto thì thấy những cô gái làm nghề Geisha mặc kimono suốt ngày mà thôi.

Còn đâu, đừng có mơ mà đang đi bộ trên phố rồi xuất hiện một cô gái mặc kimono giữa trời hè hơn 30 độ C.

8. Tất cả người Nhật đều thích manga và anime

Đồng ý Nhật Bản là "kinh đô" của truyện tranh và phim hoạt hình, nhưng mà bảo người Nhật nào cũng thích xem hoạt hình hay truyện tranh là hoàn toàn sai!

9. Người dân Nhật Bản nào cũng giỏi sử dụng đồ công nghệ

Nhật Bản có thể là nơi chế tạo ra nhiều món đồ công nghệ mà cả thế giới phải thán phục nhưng không phải người dân Nhật Bản nào cũng muốn sử dụng chúng trong mọi điều của cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể ngồi xem các nghệ nhân biểu diễn trà đạo và tự hỏi: "mấy cái máy pha trà tốc độ cao mà người Nhật chế tạo ra để làm gì không biết?".

10. Nhà nào của người Nhật cũng có bàn sưởi và cửa kéo

Nếu bạn có những suy nghĩ này, sao bạn không tự hỏi sao người Hàn Quốc giờ không sống trong nhà Hanok nữa hay người Mông Cổ còn sống trong lều không? Thế kỷ 21 rồi, người Nhật cũng phải cải tiến chất lượng cuộc sống chứ?

Dù nhiều gia đình vẫn giữ nguyên các căn nhà truyền thống nhưng đa phần đã chọn những kiểu hình nhà đơn giản và tiện lợi hơn cho cuộc sống hiện đại.

(Nguồn: Kênh 14)

Từng hoang tàn sau trận động đất và sóng thần vùng đất này đang trở thành điểm du lịch tuyệt đẹp

Bạn sẽ cực kỳ bất ngờ khi vùng đất này của 5 năm trước đã hoang tàn đổ nát vì trận động đất và sóng thần làm chết hàng chục nghìn người, nhưng giờ đây lại là một trong những địa điểm du lịch tuyệt đẹp của Nhật Bản.

5 năm trước, một trận thảm họa kép - sóng thần và động đất đi vào lịch sử của Nhật Bản đã càng quét, phá hủy rất nhiều vùng đất ở đây. Trong đó, vùng Tohoku (Đông Bắc) Nhật Bản đã chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất khi cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, đất đai, hoa màu tươi tốt bỗng trở thành "vùng đất chết".

Đến bây giờ, mỗi khi người ta gõ từ Tohoku trên Google thì những từ khoá đầu tiên hay những hình ảnh đa phần liên quan đến sự kiện động đất hay sóng thần mà không hề biết rằng, chỉ sau 5 năm, vùng đất ngỡ là đã tan hoang này giờ đã đẹp đến mức như thế nào. Đến hoa cỏ, cây cối, đường xá hay nhà cửa,... đều tươi và y như mới, ngỡ như chẳng hề có bất cứ một trận càn quét của lịch sử nào đi qua.


Hình ảnh vùng đất Tohoku đổ nát sau trận động đất cách đây 5 năm ở Nhật Bản.

Nếu bạn không tin thì hãy xem, đây chính là những hình ảnh được một nhóm các bạn du học sinh Việt Nam lưu lại sau chuyến hành trình khám phá Tohoku. Chính các bạn ấy cũng đã cực kỳ ngỡ ngàng vì khung cảnh của Tohoku giờ đây khác hoàn toàn so với những gì đã từng xem và thấy trước đó.


Trong chặng đầu tiên, nhóm 5 người chúng tôi đã tìm đến một nhà kho nằm tại thành phố Sakata. Đây được xem là nhà kho chứa gạo khổng lồ và xưa nhất tại đây khi được xây dựng từ những năm 1893 của thế kỷ trước. Các bạn sẽ mắt chữ A mồm chữ O khi đến nơi đây vì khung cảnh quá sức là lãng mạn. Chúng tớ cứ suýt xoa nếu cặp đôi nào đến đây chụp ảnh cưới thì quá sức là tuyệt vời. Dãy cây được trồng ở hệ thống nhà kho này là loại cây Zelkova Serrata có tuổi thọ hơn 150 năm. Những hàng cây được trồng này để giúp nhiệt độ nhà không tăng cao vào mùa hè. Và điều thú vị chính khung cảnh nơi đây chính là nơi mà bộ phim Oshin huyền thoại đã quay tại đây.


Tiếp đến, chuyến xe đưa chúng tớ đến xem màn biểu diễn Maiko. Có lẽ bạn sẽ tò mò Maiko là gì đúng không?

Không như Geisha là danh từ quá nổi tiếng, Maiko chính là các Geisha tập sự, thông thường độ tuổi từ 15 đến 20. Các Maiko này sẽ được huấn luyện nghiêm túc và thường được chỉ dẫn bởi một Geisha thực thụ. Quá trình rèn luyện rất vất vả và kéo dài nhiều năm. Các Maiko sẽ được huấn luyện từ những điều nhỏ nhất như cách ăn, cách đi lại hay trang điểm.



Đặc biệt đã đến Tohoku rồi thì nhất định bạn phải tấp vào thăm mấy người bạn sứa trong suốt và lấp lánh tại thủy cung Kamo. Hàng trăm, à không hàng chục nghìn chú sứa đủ các loại đều được tập trung tại thủy cung này. Bạn có thể nhìn ngắm chúng qua một chiếc bể cực lớn, kết hợp với ánh sáng đủ màu sắc, cảm giác giống như bạn đang đứng ở vùng đất thánh trong bộ phim Avatar nổi tiếng vậy.

Chính vì vẻ đẹp vô cùng cuốn hút đó mà Thủy cung sứa Kamo là một trong những thủy cung nổi tiếng nhất, có nhiều du khách đến nhất tại Nhật Bản (theo số liệu Japan Times 2012).


Ngỡ như bạn đang lạc vào vùng đất trong bộ phim Avatar.


Khung cảnh từ thuỷ cung nhìn ra biển thật đẹp mắt.

Đã đến Nhật Bản, đặc biệt là vùng Yamagata thì hải sản là thứ nhất định phải nếm thử qua. Khác với hải sản Việt Nam, hải sản ở đây đa số đến từ vùng biển lạnh, cách chế biến cũng rất đặc trưng và khác biệt. Một điều khá thú vị ở đây, là do biển Yamagata nằm về phía tây nên chúng ta sẽ được thưởng thức buổi hoàng hôn trên biển khá lãng mạn.


Hải sản tại Yamagata


Hoàng hôn siêu lãng mạn trên biển tại Yamagata

Ngày hôm sau, chuyến xe đưa chúng tôi đi xuyên dọc bờ biển Nhật Bản tại Yamagata. Khác với Việt Nam, thời điểm này tại Nhật Bản vẫn còn hơi lạnh để tắm biển, đa số người dân nơi đây đi lặn biển hoặc chơi thuyền buồm. Điểm dừng chân là hòn đảo Hakusanjima sừng sững trước mắt. Một chiếc cầu màu đỏ son đặc trưng kiểu Nhật kết nối với hòn đảo. Và khung cảnh thiên nhiên nơi đây đã chính thức chinh phục tất cả thành viên trải nghiệm.


Đến đoạn cực kỳ hấp dẫn rồi đây. Nhất là các bạn gái hay những ai mê mệt loại trái cây cherry "thần thánh" thì hãy note lại thật kỹ điểm đến tiếp theo này. Những quả cherry chín đỏ căng mọng, lúc lỉu trên cành như đang chờ để được bạn hái sẽ khiến bạn cảm thấy càng yêu vùng đất này hơn. Nhất là khi bạn biết một điều, đó là những quả cherry ở vùng Yamagata này được xếp vào hàng chất lượng và hảo hạng nhất ở Nhật Bản. Vì thế khi xét về màu sắc, hình dáng và mùi vị của chúng thì thật khó để mà diễn tả được chúng ngon và quyến rũ đến mức nào. Điều duy nhất mà bạn có thể làm đó chính là tận tay hái thật nhiều quả cherry mộng nước nhất và mang về từ từ thưởng thức.

Vào đến mùa cherry thì lễ hội nhổ hạt cherry truyền thống được thu hút hàng nghìn người tham dự. Bạn chỉ việc ăn xong và nhổ hạt cherry càng xa càng tốt. Đây thực sự là một trải nghiệm bạn không thể bỏ lỡ khi đến Nhật Bản vào mùa này.



Một số hình ảnh khác tuyệt vời tại Yamagata trong một số chuyến đi của chúng tôi


Yamagata là xứ sở của những cánh đồng hoa





Ngọn Zao hùng vĩ tại Yamagata nổi tiếng với những con quái vật tuyết. Đây còn là một trong những địa điểm trượt tuyết nổi tiếng nhất Nhật Bản.


Yamadera tuyệt vời qua các mùa.

Đến bây giờ thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua Yamagata khi đến Nhật Bản rồi nhỉ?

Theo Bài và ảnh: Chí Long / Trí Thức Trẻ
Nguồn: Kênh 14

Món ăn cực độc mà chỉ 12 đầu bếp trên khắp nước Nhật được phép nấu

Các đầu bếp Nhật phải mất từ 2-3 năm đào tạo nghiêm ngặt mới được cấp phép chế biến món cá nóc có độc tố gấp 1.200 lần chất độc cyanua.

Những ai đã từng đọc tác phẩm văn học kinh điển "Ông già và biển cả" của đại văn hào Ernest Hemingway, hẳn cũng mường tượng ra được sự nguy hiểm của con cá kiếm khổng lồ trên vùng biển Giếng Lớn, và đàn cá mập hung dữ. Thế nhưng ngoài đời thực, nơi đại dương mênh mông khốc liệt kia, còn có một loại cá kích thước chỉ bằng bắp tay người lớn, mà nguy hiểm gấp trăm lần con cá kiếm của ông lão Santiago.

Loại cá được mệnh danh độc nhất hành tinh này chính là cá nóc. Không ngoa chút nào khi nói những người dám liều mạng thưởng thức cá nóc, là những người dám đặt cược mạng sống của mình với tử thần. 


Cá nóc - kẻ được mệnh danh độc nhất hành tinh.

Tất cả các cơ quan nội tạng của cá nóc như ruột, buồng trứng, gan, ..vv.. đều chứa loại chất độc có tên là tetrodotoxin (TTX), một chất độc độc gấp 1.200 lần cyanua. Nếu ai là fan hâm mộ của bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan chắc sẽ nắm rõ, cyanua là chất hoá học được liệt vào hàng kịch độc, gây chết người.

Chất độc trong cá nóc mạnh đến nỗi, chỉ cần 1 liều nhỏ hơn đầu cây kim cũng đủ gây chết người. Một con cá nóc dư sức hạ đo ván 30 người đàn ông trưởng thành khoẻ mạnh trong đau đớn tột cùng, mà chẳng cần đến phòng tập gym ngày nào. 

Độc tố TTX có trong cá nóc không bị phân hủy trong quá trình nấu chín. Và đặc biệt là hoàn toàn chưa có thuốc giải cho loại độc khủng khiếp này khi đã ngấm vào máu.


Cận cảnh con cá nóc độc gấp 1.200 lần cyanua.

Nhưng ngặt một nỗi, thịt cá nóc lại không độc và ngon vô cùng. Ở đất nước mặt trời mọc, sushi hay sashimi cá nóc là một trong những món ăn đắt đỏ nhất trên mỗi bàn tiệc. Không những phải đánh cược tính mạng của bản thân mỗi khi thưởng thức món ăn xa xỉ này, người dân Nhật Bản còn sẵn sàng bỏ ra một số tiền khá lớn để ăn chúng. 

Các đại gia xứ hoa anh đào không tiếc tay chi 200 USD (gần 4,5 triệu đồng) cho 8 miếng sashimi cá nóc cắt lát mỏng tang (mà vị chẳng khác gì thịt gà), tại nhà hàng 3 sao vàng Michelin. 


Phải trải qua 2-3 năm đào tạo nghiêm ngặt, các đầu bếp mới được cấp giấy phép chế biến cá nóc.

Do nhu cầu thưởng thức thịt cá nóc rất lớn nên nhiều đầu bếp ở xứ sở hoa anh đào vẫn luôn đam mê chinh phục được kỹ năng chế biến cá nóc. Tuy nhiên, vì quá trình đào tạo cũng như học tập đều rất khó khăn, nghiêm ngặt nên hiện nay trên khắp nước Nhật chỉ có 12 đầu bếp được cấp phép chế biến loại cá này.

Và để trở thành một trong số ít các đầu bếp nổi tiếng với món cá nóc, các đầu bếp bắt buộc phải tham gia khoá đào tạo, rèn luyện kỹ năng mổ cá từ 2 đến 3 năm. Sau đó, những người chắc tay này phải thực hành trên hàng trăm con cá, chấp nhận bỏ ra chi phí hàng trăm nghìn yên, vượt qua kỳ thi khó khăn với chỉ 60% cơ hội thành công, để được cấp giấy phép chế biến cá nóc an toàn.



Điều đặc biệt trong quá trình chế biến cá nóc mà mỗi đầu bếp đều phải ghi nhớ là sau khi mổ và làm sạch cá nóc, toàn bộ những phần có độc của con cá sẽ phải cho vào khay kim loại có dán dòng chữ "Không ăn được" và khóa kín. Sau đó, người ta sẽ mang chiếc khay này đến chợ cá và tiêu hủy chúng trong lò bằng củi vụn. Trong quá trình mổ cá, tuy thịt cá không hề có độc nhưng chỉ cần chạm khẽ vào nội tạng của chúng thôi, là cả người lẫn cá dắt tay nhau đi gặp Diêm Vương luôn...


Sự hấp dẫn khó cưỡng của cá nóc cắt lát khiến nhiều người sẵn sàng chi hàng trăm USD để thách thức tử thần!

Cá nóc nguy hiểm là thế và phải những người đã trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt mới được chế biến cá, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người coi thường sự nguy hiểm của loại cá này. Nhiều trường hợp bị ngộ độc cá nóc dẫn đến những cái kết đầy thương tâm, khiến chúng ta phải chú ý hơn đến sự an toàn của bản thân và xã hội.

Vào tháng 10 năm 2014, 11 người trong cùng một gia đình ở thành phố Rio de Janerio, Brazil đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Chỉ trong vài giây sau khi cắn miếng đầu tiên, các thành viên của gia đình trên bắt đầu nôn, sau đó mất cảm giác ở mặt, cánh tay và chân. Hầu hết các nạn nhân đều bị tê liệt.

Không chỉ ở nước ngoài, mà tại Việt Nam, ngộ độc cá nóc cũng khá phổ biến. Cụ thể, vào tháng 1 năm 2015, gia đình 3 mẹ con chị Um ở huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai đã bị ngộ độc cá nóc phơi khô. Ngày 20, tháng 7 năm 2015, một gia đình 4 người ở Hà Tĩnh cũng phải nhập viện trong tình trạng chóng mặt, buồn nôn vì đã ăn canh cá nóc nhưng may mắn được các y bác sĩ cứu sống nhờ rửa ruột kịp thời.

Phải có kỹ năng nhất định mới được chế biến cá nóc để tránh những trường hợp ngộ độc vì thiếu hiểu biết.

Hiện nay, ở Nhật Bản, nổi tiếng nhất là đầu bếp Kunio Miura - một bậc thầy về cá nóc. Ông đã học cách xẻ thịt loài cá này từ năm 15 tuổi. Trải qua khoá đào tạo nghiêm ngặt và những buổi thực hành trên hàng trăm con cá, Kunio Miura đã trở thành người phục vụ cá nóc được cấp phép khi ông vừa tròn 20 tuổi.

Đến nay, dù đã có 60 năm kinh nghiệm thử sức với cá nóc, người đầu bếp tâm huyết này vẫn cực kỳ thận trọng mỗi khi xử lý một con cá. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến nguy hiểm về tính mạng cho khách hàng. 

Ông Toshiharu Hata hiện điều hành một trong những công ty bán sỉ cá nóc lớn nhất ở thành phố Shimonoseki - nơi được mệnh danh là "Kinh đô cá nóc của Nhật Bản". Công ty gia đình này được thành lập cách đây 40 năm và cho đến ngày nay vẫn vô cùng nổi danh bởi những con cá nóc tươi ngon cũng như quy trình vận chuyển, chế biến cá cẩn trọng, khắt khe và an toàn tuyệt đối. 

(Theo Ngọc Vũ / Trí Thức Trẻ)

Top