Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lao động tốt nhất Việt Nam, với thu nhập cao hơn hẳn so với các thị trường lao động khác, chế độ phúc lợi tốt. Đặc biệt, khi tham gia lao động được kiểm soát đặc biệt chặt chẽ ngay từ đầu vào, đào tạo định hướng kỹ lưỡng, hợp đồng rõ ràng và được sự thỏa thuận giữa cả hai bên chủ xí nghiệp và người lao động.
Tuy vậy, không phải không có những trường hợp phải về nước giữa chừng, và người lao động bị về nước giữa chừng vì lý do này hoặc lý do khác có thể không nói đúng sự thật. Có nhiều lý do mà người lao động đi xuất khẩu tại Nhật Bản phải về nước giữa chừng và dười đây là một trong những lý do đó:
1. Sức khỏe không đảm bảo
Nhiều trường hợp người lao động có sức khỏe không chuẩn nhưng cố gắng dấu diếm để qua mắt công ty và chủ xí nghiệp, sau khi nhập cảnh khám lại không đạt và phải về nước giữa chừng.
2. Công việc không phù hợp
Một số công việc mà người lao động không tiếp xúc nhưng nghĩ rằng mình làm được và không mắc các vấn đề gì khi tiếp cận công việc. Ví dụ: sợ độ cao đi xây dựng, say sóng đi nuôi trồng thủy sản, bị mồ hôi tay đi đơn điện tử, dị ứng thủy hải sản đi đơn chế biến, mù màu ở một số công việc,… Những lao động này họ gần như không có cách nào để tiếp cận những công việc này nhưng đôi khi chính cá nhân họ cũng không biết mình gặp vấn đề đó.
3. Trộm cắp bị trục xuất về nước
Rất nhiều trường hợp người lao động đi Nhật Bản gặp phải do văn hóa tại Nhật gần như không có trộm cắp vặt nên họ đôi khi không cẩn thận chú ý và bảo vệ tài sản. Trong tình huống quá dễ dàng người lao động hay “tiện tay” và gây đến hậu quả không lường trước được.
4. Gây mất trật tự cộng đồng
Những tình huống gặp phải như cãi nhau, đánh nhau, kéo bè cánh gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng tới xung quanh hoặc xí nghiệp tiếp nhận. Nhiều sự việc như: vợ chồng, bạn bè, người thân trong gia đình làm việc hoặc học tập ở gần liên tục đến thăm gây ồn ào đến xung quanh, khi nhắc nhở nhiều lần không được dễ dẫn đến việc người lao động phải về nước giữa chừng.
5. Đình công trong xí nghiệp
Nhiều người lao động mặc dù được đảm bảo hợp đồng khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa bằng lòng với mức lương hiện tại, công việc hiện tại (thường so sánh với người Nhật cùng vị trí hoặc những người làm lâu). Những người này rủ rê, lôi kéo người khác trong công ty đình công, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của xí nghiệp.
6. Thu nhập không đảm bảo
Nhiều bạn trẻ khi có định hướng sang Nhật Bản làm việc có quan niệm sẽ kiếm rất nhiều tiền (có những người nghĩ rằng có thể kiếm năm bảy chục triệu mỗi tháng) nên việc sau khi nhập cảnh và mức thu nhập không đảm bảo được con số đó. Họ chán nản, muốn bỏ về cũng là điều không tránh khỏi, và khi không có tâm lý làm việc thì việc buộc phải về nước giữa chừng là điều tất nhiên.
Ngoài những lý do trên đây, người lao động có thể gặp nhiều tình huống khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hiếm gặp. Việc người lao động phải về nước giữa chừng là điều không bên nào muốn gặp phải:
-Người lao động mất thời gian, vốn liếng bỏ ra.
- Công ty phái cử phải đền bù cho xí nghiệp, mất đối tác tiếp nhận, hoàn trả phần nào cho người lao động, mất uy tín trong nước. – Xí nghiệp tiếp nhận bị ảnh hưởng về kinh doanh sản xuất, mất thời gian dài để kiếm nhân sự bù vào chỗ trống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét