ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Cách chia động từ tiếng Nhật

Chia động từ tiếng Nhật không hề phức tạp như bạn nghĩ nếu bạn năm được phương pháp chia động từ nhanh nhất.



Theo ngữ nghĩa, có 2 loại động từ là Tự động từ và Tha động từ

1. Phân loại

Phân loại (về ngữ nghĩa) có 2 loại động từ là Tự động từ ("Tự" = tự thân) và Tha động từ ("Tha" = "khác")

- Tự động từ (自動詞, ji-doushi)

Định nghĩa: Tự động từ là động từ diễn tả hành động tự thân của chủ thể, không phải là sự tác động lên đối tượng khác mà.

Ví dụ "okiru"

朝5時に起きた。(Tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng).

- Tha động từ (他動詞, ta-doushi)

Định nghĩa: Tha động từ là động từ chỉ sự tác động của một chủ thể và một đối tượng khác, ví dụ "taberu":

りんごを食べた。(Tôi ăn quả táo).

2. Cách phân biệt Tự động từ Jidoushi và Tha động từ Tadoushi

Cũng như trong tiếng Anh, bạn cần nắm được ý nghĩa động từ sẽ suy ra được từ đó là Tự động từ hay Tha động từ.

- Sự khác biệt: Tha động từ thì thường đi kèm với đối tượng (và trợ từ đối tượng cách "wo"). Tự động từ thì không đi kèm với đối tượng.

- Lưu ý: Sự khác biệt này mang tính chất tương đối. Đối tượng có thể bị lược (ví dụ khi đối tượng là "tôi") nên cách duy nhất để các bạn không nhầm lẫn là các bạn phải biết ý nghĩa của động từ.Ví dụ:

起きる:Thức giấc

起こす:Đánh thức

=> Bạn có thể thấy "Tự động từ - Tha động từ" thường đi thành một cặp như trên.

(1) 5時に起きます。(Tôi thức giấc vào lúc 5 giờ) (Tự động từ)
(2) 5時に起こしてください。(Xin hãy đánh thức tôi dậy vào lúc 5 giờ) (Tha động từ)

Các bạn sẽ thắc mắc ở câu 2 làm gì có đối tượng nào, nhưng thực ra ở câu 2 đối tượng "tôi" bị lược đi:

(2) 5時に起こしてください。=5時に私を起こしてください。

Trong tiếng Nhật, tự động từ và tha động từ thường đi thành một cặp. Ví dụ:

終わる:xong, kết thúc

終える:làm cho xong, (làm cho) kết thúc

Khi làm bài thi, bạn không cần phân biệt tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật, bạn chỉ cần biết nghĩa của động từ đó. Ví dụ:

(1) 実現する

(2) 夢が実現する

Bạn nghĩ động từ trên nghĩa là gì? Sẽ có nhiều bạn nhìn chữ kanji và nói "jitsugen suru" nghĩa là "thực hiện", và (2) "Yume ga jitsugen suru" là "Ước mơ thực hiện". Thực ra (1) "jitsugen suru" không phải là "thực hiện" mà là "được thực hiện" (tức là bị động trong tiếng Việt).

3. Một số điều cần nhớ về tự động từ và tha động từ


Tự động từ trong tiếng Nhật = Bị động trong tiếng Việt

- Tự động từ trong tiếng Nhật = Bị động trong tiếng Việt.

実現する= Được thực hiện

- Tha động từ tiếng Nhật có thể được tạo ra bằng dạng sai khiến (shieki) của tự động từ.Ví dụ:

終わる= xong (tự động từ)
終わらせる= làm cho xong (tha động từ)
実現する= được thực hiện (tự động từ)
実現させる= thực hiện (tha động từ)

- Tự động từ và tha động từ thường đi thành một cặp. Ví dụ:

叶う (kanau, thành sự thực), 叶える(kanaeru, làm cho thành hiện thực)
夢が叶う(Ước mơ thành hiện thực), 夢を叶える(Biến ước mơ thành hiện thực)

Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật!!!

Từ vựng tiếng Nhật khi đi ngân hàng

Trong  bài viết này, ABC sẽ gửi đến bạn các từ vựng tiếng Nhật dùng khi đi ngân hàng. Cùng tìm hiểu nhé!



Từ vựng tiếng Nhật dùng khi đi ngân hàng

銀行(ぎんこう) : Ngân hàng

銀行員(ぎんこういん): Nhân viên ngân hàng

窓口(まどぐち): Quầy giao dịch

番号札(ばんごうふだ): Thẻ ghi số thứ tự (để xếp hàng chờ)

金庫(きんこ):Két sắt, quỹ

貸金庫(かしきんこ):Hộp ký thác an toàn

印鑑(いんかん):Con dấu cá nhân (dùng khi làm thủ tục)

口座(こうざ): Tài khoản ngân hàng

口座番号(こうざばんごう): Số tài khoản

キャッシュカード: Thẻ rút tiền

暗証番号(あんしょうばんごう): Mã PIN, mật khẩu

現金(げんきん): Tiền mặt

預金(よきん):Gửi tiền (vào tài khoản của mình), tiền ký gửi

送金(そうきん): Chuyển tiền

貸金(かしきん):Tiền cho vay

ローン: Nợ tài sản (nhà cửa, hiện vật)

借金(しゃっきん): Nợ tiền

返済(へんさい): Trả (nợ ngân hàng)

引き出し(ひきだし): Rút tiền mặt từ tài khoản

預け入れ(あずけいれ): Bỏ tiền mặt vào tài khoản

振込(ふりこみ):Chi trả thông qua tài khoản ngân hàng

振替(ふりかえ):Chuyển tiền từ tài khoản của mình vào tài khoản khác

残高(ざんだか): Số dư trong tài khoản

残高照会(ざんだかしょうかい): Tham chiếu số dư trong tài khoản

記帳(きちょう): Sổ kê khai (các khoản thu chi trong tài khoản)

通帳(つうちょう): Sổ ngân hàng

両替(りょうがえ): Đổi tiền

外貨両替(がいかりょうがえ):Đổi tiền nước ngoài

手数料(てすうりょう): Phí dịch vụ

振込手数料(ふりこみてすうりょう): Phí dịch vụ giao dịch chuyển khoản

Nguồn: Isenpai

Cách nói cố lên trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật không có một từ ngữ nào có thể chuyển đổi sang từ cố lên, do vậy người Nhật không dùng từ mang nghĩa cố lên mà thay vào đó, họ sử dụng những câu nói, từ ngữ mang hàm ý khuyến khích và tạo động lực cho người nghe.



Hãy cùng ABC tìm hiểu và học cách động viên người khác bằng tiếng Nhật, bạn sẽ sử dụng chúng nhiều trong cuộc sống đó.

Một trong những cách nói cố lên tiếng Nhật phổ biến nhất là nói từ Ganbatte 頑 張 っ て (gan-bat-te). Từ này có thể được hiểu là "hãy cố gắng nhé" hay "cố lên nhé". Trong giao tiếp tiếng Nhật thông thường, bạn sẽ chỉ nghe hầu như là câu nói này, tuy nhiên trong một số trường hợp mà sử dụng câu này có thể sẽ khiến người nghe cảm thấy bị thương hại hay có cảm giác người nói không tin tưởng mình sẽ làm được.

Do vậy, bạn cần phải chú ý và sử dụng lời khích lệ sao cho đúng với trường hợp khác nhau, sau đây là một số câu nói khích lệ tiếng Nhật khác mà bạn cần phải biết để có thể thay thể cho từ Ganbatte 頑 張 っ て. Hãy học cùng chúng tôi nhé.

1. う ま く い く と い い ね (Umaku Ikuto Iine)

う ま く い く と い い ね có thể được dịch là "chúc may mắn" . Cụm từ này mang sắc thái khuyến khích và mức độ tin tưởng cao hơn Ganbatte 頑 張 っ . Bằng cách đó, bạn bè của bạn có thể cảm thấy tốt hơn và vui vẻ hơn.

2. じ っ く り い こ う よ (Jikkuri Ikouyo)

じ っ く り い こ う よ có thể được hiểu là "từ từ thôi/ không có gì khó khăn/ thoải mái đi nào". Đối với những người đã cố gắng hết sức mình nhưng vẫn không đạt được hoàn toàn mục tiêu, thì bạn không thể nói Ganbatte như thể thức giục người khác làm một lần nữa. Thay vào đó, bạn có thể khuyến khích sự tiến bộ một cách dần dần bằng câu nói じ っ く り い こ う よ. Từ từ thôi, dù có tiến 10 bước hay 1 bước vẫn là đang tiến lên.

3. 無理 は し な い で ね (Muri Wa Shinaidene)

無理 は し な い で ね nghĩa đen có nghĩa là "đừng quá áp lực/ đừng nghĩ nó quá khó", nhưng nó cũng có thể được dịch thành "bảo trọng". Đây là một cụm từ phổ thông được dùng khi người khác đã cố gắng làm gì đó rồi và đang chờ đợi kết quả.

4. 元 気 出 し て ね / 元 気 出 せ よ! (Genki Dashite ne / Genki Daseyo!)

Hai cụm từ này có nghĩa là "Thôi nào! Vui lên! " Nếu bạn của bạn rõ ràng đang đánh mất niềm tin và cảm thấy tồi tệ khi làm một việc gì đó, tại sao không nói với anh ta một cách vui vẻ để khuyến khích tâm trạng họ tốt hơn? Không bao giờ nên nói với anh ấy "Ganbatte" vào thời điểm tồi tệ nhất vì nó có thể làm cho anh ta cảm thấy rằng anh ta đã không làm tốt việc của mình.

5. 踏 ん 張 っ て / 踏 ん 張 れ (Funbatte / Funbare)

Câu này được hiểu là "hãy tiếp tục cố gắng/ đừng từ bỏ". Nếu chúng ta nói "Ganbatte", nó làm cho mọi người cảm thấy như họ phải cố gắng hơn nữa, vì họ chưa làm tốt. Nhưng 踏 ん 張 っ て là một cụm từ hay để nói với mọi người rằng tình hình không tệ lắm đâu, và bạn đang làm rất tốt, hãy giữ tiến độ như vậy và cố gắng nhé.

6. 気 楽 に ね / 気 楽 に い こ う よ! (Kirakuni ne / Kirakuni Ikouyo!)

"Dễ thôi mà" là một cách nói cố lên tiếng Nhật. Hãy hiểu câu này như một lời an ủi, mọi thứ sẽ ổn cả thôi.

7. ベ ス ト を 尽 く し て ね

"Cố gắng hết sức là được" Câu nói này có vẻ rất giản dị và mạnh mẽ, tuy nhiên, đáng tiếc trong tiếng Nhật, câu nói này mang âm sắc khá lịch sự, nghiệm nghị. Điều này có thể khiến người nghe cảm thấy hời hợt, rằng bạn đang không quá chân thành cổ vũ họ, hoặc họ có thể cảm thấy mình làm chưa đủ tốt. Tuy nhiên "ベ ス ト を 尽 く し て ね" vẫn là một cụm từ tốt để khuyến khích mọi người để đạt được một cái gì đó. Bạn nên sủ dụng khi khuyến khích một người làm công việc lớn, lâu dài. 

8. Một số cụm từ cổ vũ trực tiếp khác.

- 元気づけます Genkidzukemasu: Hoan hô

- 力付ける Chikaradzukeru: Khuyến khích/ khích lệ

- 勇む Isamu: Giữ tinh thần tố

- 勇み立つ Isamitatsu: Vui lên

- 奮い立つ Furuitatsu: Vui lên

(Nguồn: Sưu tầm)

50 trạng từ thường xuất hiện trong bài thi JLPT Tiếng Nhật

Hôm nay, ABC sẽ chia sẻ đến bạn 50 trạng từ thường xuất hiện trong bài thi JLPT tiếng Nhật nhé!



1) ぴったり, ぴたり : Vừa vặn, vừa khít (quần áo)
2) やはり、やっぱり : Quả đúng (như mình nghĩ) – Cuối cùng thì cũng vẫn là – Rốt cục thì
3) うっかり : Lơ đễnh, xao nhãng
4) がっかり : Thất vọng
5) ぎっしり : Chật kín, sin sít
6) ぐっすり : (Ngủ) say tít, (ngủ) thiếp đi
7) こっそり : Nhẹ nhàng (để ko gây tiếng động) – Len lén (để ko ai nhìn thấy)
8) さっぱり : Trong trẻo, sảng khoái (rửa mặt xong) – Nhẹ, nhạt (món ăn)
9) さっぱり...ない : Một chút cũng không, hoàn toàn không.
10) ぐったり : Mệt nhoài, mệt phờ người



11) しっかり : Chắc chắn, vững chắc
12) すっきり : Cô đọng, súc tích (văn chương) – Tỉnh táo, sảng khoái (ngủ dậy ) – Đầy đủ, hoàn toàn (十分)
13) そっくり : Giống y hệt ,giống như đúc – tất cả, hoàn toàn (全部)
14) にっこり : Nhoẻn miệng cười
15) のんびり : Thong thả, thảnh thơi không lo nghĩ, ung dung
16) はっきり : Rõ ràng, minh bạch – mạch lạc, lưu loát (trả lời)
17) ばったり : Đột nhiên, bất thình lình (突然) – Tình cờ, ngẫu nhiên (偶然) – Tiếng kêu đột ngột phát ra
18) ぼんやり : Mờ nhạt, mờ ảo (cảnh sắc) – Lờ đờ, vô hồn ( trạng thái)
19) びっくり : Ngạc nhiên



20) ゆっくり : Thong thả, chậm rãi
21) めっきり : Đột ngột (thay đổi)
22) たっぷり : Thừa thãi, dư thừa, đầy tràn (thời gian, đồ ăn)
23) おもいきり, おもいっきり : Từ bỏ, chán nản, nản lòng – Đủ ,đầy đủ (十分)
24) ずらっと・ずらり : dài tăm tắp, dài dằng dặc
25) ずっしり : Nặng nề, trĩu nặng
26) こってり : Đậm, đậm đà (vị)
27) あっさり : (Vị) nhạt, thanh tao – sáng sủa – đơn giản, dễ dàng, một cách nhẹ nhàng
28) しょっちゅう : Hay, thường xuyên, luôn「常に、よく」
29) ぼんやり : cảnh sắc mờ nhạt, lờ mờ – đờ đẫn, thờ thẫn
30) ぼけっと : Thừ người ra, đờ đẫn, mơ màng「ぼけっと



31) ぼっと : ぼさっと」
32) ぼっと : Thừ người ra, đơ đơ
33) ぼさっと : Thừ người ra, không suy nghĩ – thảnh thơi, không ưu tư
34) ゆとり : thừa thãi, dư dật
35) ゆったり : (Quần áo) rộng rãi thoải mái – cảm giác thoải mái, dễ chịu
36) きっぱり : Dứt khoát, dứt điểm
37) がっくり : buông xuôi, buông thả – gục xuống, trùng xuống, suy sụp
38) びっしょり : Ướt đầm đìa, ướt sũng
39) がっしり : Cường tráng, to lớn, mạnh khỏa, vững vàng
40) がっちり : Chặt chẽ, vững vàng, chắc chắn

41) きっかり : Đúng, chính xác
42) きっちり : Vừa khít, vừa đúng, khít khao
43) くっきり : Rõ ràng, nổi bật
44) げっそり : Gầy xọp đi, gầy nhom, ốm nhom
45) じっくり : Từ từ, bình tĩnh, thoải mái
46) てっきり : Chắc chắn, nhất định sẽ, đúng như
47) 丸っきり : Hoàn toàn, tất tần tật
48) うんざり : Chán ngấy, tẻ nhạt, chán ngắt
49) すんなり : Mảnh khảnh, mảnh dẻ, lèo khèo
50) 何より : Hơn tất cả mọi thứ

(Nguồn: Sưu tầm)

Học từ vựng tiếng Nhật về nông nghiệp

Đối với các bạn đi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thường gặp khó khăn khi không biết các từ vựng về chuyên ngành. Trong bài viết này, ABC sẽ giới thiệu đến các bạn các từ vựng cần biết trong lĩnh vực nông nghiệp nhé!



Học từ vựng tiếng Nhật về nông nghiệp

ねったいしょくぶつ熱帯植物Thực vật miền nhiệt đới
しょくぶつえん植物園Vườn thực vật
しょくぶつかく植物学Thực vật học
しょくぶつさいしゅう植物採集Sưu tầm mẫu thực vật
しょくぶつせいゆ植物性油Dược phẩm có nguồn gốc thực vật
しょくぶつひょうほん植物標本Tiêu bản thực vật
くさCỏ
くさのは草の葉Lá cỏ
くさのうえたおか草の生えた丘Đồi cỏ
くさをかる草を刈るCắt cỏ
ていのくさをとる庭の草を取るLàm cỏ trong vườn
たねHạt
みかんのたねみかんの種Hạt cam
にわにたねをまいた庭に種をまいたRải hạt trong vườn 2 giống
Búp(hoa), mầm, chồi, mạ (lúa)
めがでる芽が出るNảy mầm
めをだす芽を出すTrổ mầm
きのめ木の芽Chồi (của cây cối)
わかめ若芽Chồi non
ばらのわかめがのびてきたばらの若芽が伸びてきたChồi non của cây hoa hồng đã lớn lên.
しんめ新芽Chồi mới
Rễ
さしきのねがついた挿し木の根がついたCái cây ghép đã mọc rễ
ざっそうをねからぬく雑草を根から抜くNhổ cỏ phải nhỏ tận gốc
かぶGốc cây, gốc rạ(sau khi đốn, cắt)
くきCuống, cọng (như cọng hoa, cọng sen…)
えだCành
 枯れ枝をおろすTỉa cành khô
つるDây leo (như dây bầu, dây bí…)
わかば若葉Lá non
 若葉の季節Mùa lá non
あおば青葉Lá xanh
もみじ紅葉Lá đỏ
おちば落ち葉Lá rụng
くちば朽葉Lá mục
かれは枯れ葉Lá khô
かれはざい枯れ葉剤Chất làm trụi lá, chất diệt cỏ
つぼみNụ hoa
つぼみがでるつぼみが出るTrổ nụ
とげ刺・棘Gai (thực vật)
Quả, trái
みがなる実がなるRa trái
みのならないき実のならない木Cây thuộc loại không ra trái
なえMạ, cây con để làm cây giống, cây ươm 
 トマトの苗Cây cà chua con.
なえぎ苗木Cây giống, vườn ươm
Cây
きをきる木を切るĐốn cây
きにのぼる木に登るTrèo cây
きをうえる木を植えるtrồng cây
きのつくえ木の机Cái bàn bằng gỗ
みきThân cây
じゅひ樹皮Vỏ cây
ていぼく樹皮をはぐLột vỏ cây
ていきゅう低木Cây thấp, cây bụi
こうぼく高木Cây cao
たいぼく大木Cây lớn
じょうりょくじゅ常緑樹Cây xanh quanh năm không rụng lá
ろうぼく老木Cây già
いなほ稲穂Đòng
 稲穂が出ているLúa đang trổ đòng
ぼくそう牧草Cỏ cho gia súc, cỏ dùng cho chăn nuôi
ぼくそうち牧草地Đồng cỏ dành cho gia súc
やさい野菜Rau
せいやさい生野菜Rau sống
やさいいため野菜いためMón rau xào
やさいサラダ野菜サラダSà lát rau
やさいはたけ野菜畑Vườn rau
しばふ芝生Bãi cỏ
しばふをかる芝生を刈るCắt cỏ
うえる植えるtrồng
さいばい栽培Trồng
コーヒーさいばいコーヒー栽培Trồng cà phê
おんしつさいばいする温室栽培するTrồng cây trong nhà
すいこうさいばい水耕栽培Trồng thủy canh
めばえ芽生えSự mọc mầm, sự nảy mầm
めぶく芽吹くNảy mầm
ねづく根付くMọc rễ
さく咲くNở
みのる実るRa trái, kết trái, có quả
かんじゅく完熟Chín
はんじゅく半熟Nửa sống nửa chín
はえる生えるMọc
たねがうえる根が生えるMọc rễ
やせいしょくぶつ野生植物Thực vật hoang dã
くさぶかい草深いĐầy cỏ
くさふかいのはら草深い野原Vùng đất hoang đầy cỏ mọc
しげる茂る・繁るMọc rậm rạp, mọc um tùm
きのしげるさんぷく木の茂る山腹Sườn núi cây cối um tùm
よくしげもりよく茂る森Rừng cây mọc
はやしĐám rừng, đám cây
もりRừng
ぞうきばや雑木林Rừng tạp
みつりん密林Rừng rậm
しげみ茂み・繁みBụi rậm
かれる枯れるHéo
かれたは枯れた葉Lá bị héo

Nguồn: Sưu tầm

Từ vựng tiếng Nhật về giáo dục

Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng học từ vựng tiếng Nhật về giáo dục nhé!


教育(きょういく): Giáo dục
学校(がっこう): Trường học
大学(だいがく): Trường đại học
大学院(だいがくいん): Trường sau đại học (thạc sĩ)
学士(がくし): Cử nhân
修士(しゅうし): Thạc sĩ
博士(はくし,はかせ): Tiến sĩ
教授(きょうじゅ): Giáo sư
小学校(しょうがっこう): Trường tiểu học
中学校(ちゅうがっこう): Trường trung học cơ sở
高等学校(こうとうがっこう): Trường trung học phổ thông
小中高(しょうちゅうこう): (trường) cấp 1, cấp 2, cấp 3
初等教育(しょとうきょういく): Giáo dục sơ cấp (tiểu học)
中等教育(ちゅうとうきょういく)Giáo dục trung cấp (trung học)
高等教育(こうとうきょういく): Giáo dục cao cấp (đại học trở lên)
義務教育(ぎむきょういく): Giáo dục bắt buộc (thường là hết trung học cơ sở)
学費(がくひ): Học phí
授業(じゅぎょう): Bài học, tiết học
授業料(じゅぎょうりょう): Học phí cho một tiết học
奨学金(しょうがくきん): Học bổng
クラス: Lớp học
学科(がっか): Ngành học
専門(せんもん): Chuyên môn
学部(がくぶ): Khoa (của trường đại học).
塾(じゅく): Trường dạy thêm
試験(しけん): Kì thi
受験(じゅけん): Đi thi, ứng thí
中間試験(ちゅうかんしけん): Thi giữa kì
期末試験(きまつしけん):Thi cuối kì
履修届(りしゅうとどけ): Đăng ký môn học
必修科目(ひっしゅかもく): Môn học bắt buộc
選択科目(せんたくかもく): Môn học tự chọn
講義(こうぎ): Bài giảng
受講(じゅこう): Lên lớp, nghe giảng
筆記試験(ひっきしけん): Thi viết
実技試験(じつぎしけん): Thi thực hành

(Nguồn: Sưu tầm)

Từ vựng tiếng Nhật về trường học

Ở Nhật Bản, mỗi học sinh phải tham dự chín năm Giáo dục bắt buộc. Sáu năm đầu tiên học tại Trường tiểu học và ba năm tiếp theo học tại trường THCS. Sau đó, hầu hết học sinh sẽ học tiếp vào trường Trung học và Đại học rồi sau đại học. Tuy nhiên, hệ thống các trường học ở Nhật đòi hỏi sinh viên phải thi tuyển sinh để được lựa chọn vào các trường trung học và trường đại học cao cấp.

Trường học của Nhật Bản thường bắt đầu vào tháng tư và kết thúc vào tháng ba. Đó là lý do tại sao lễ tốt nghiệp được tổ chức vào tháng ba. Điều này cũng trùng hợp với năm tài chính của chính phủ Nhật, nơi mà ngày 1 tháng 4 là năm tài chính mới.


Bạn đã thấy những bộ đồng phục ở trường học của Nhật Bản trong phim truyền hình hay phim hoạt hình? Tôi nghĩ rằng Nhật Bản là đất nước có đồng phục học sinh thiết kế đẹp nhất trên thế giới. Ví dụ, các bộ trang phục thủy thủ cho các cô gái. Một số nữ sinh Nhật thích mặc đồng phục học sinh của họ ngay cả khi họ không ở trong trường.

Hãy bắt đầu vào từ vựng để biết thêm về những thứ liên quan đến trường học ở Nhật Bản cùng Trung tâm Nhật ngữ Hikari nhé các bạn!

Kanji Hiragana / Katakana / Phiên âm Tiếng Việt
学校 がっこう gakkou Trường học
幼稚園 ようちえん youchi en Trường mẫu giáo
小学校 しょうがっこう shou gakkou Trường tiểu học/cấp 1
中学校 ちゅうがっこう chuu gakkou Trường trung học cơ sở/cấp 2
高等学校 こうとうがっこう koutou gakkou Trường trung học/cấp 3
高校 こうこう koukou Trường trung học/cấp 3
大学 だいがく daigaku Trường đại học
大学院 だいがくいん daigaku in Trường sau đại học
公立学校 こうりつがっこう kouritsu gakkou Trường công
私立学校 しりつがっこう shiritsu gakkou Trường tư
夜学校 やがっこう ya gakkou Trường ban đêm
塾 じゅく juku Trung tâm học thêm
校長 こうちょう kouchou Hiệu trưởng
教頭 きょうとう kyoutou Phó hiệu trưởng
先生 せんせい sensei Giáo viên
教師 きょうし kyoushi Giáo viên
学生 がくせい gakusei Học sinh
留学生 りゅうがくせい ryuu gakusei Lưu học sinh
同級生 どうきゅうせい dou kyuu sei Bạn cùng trường
クラスメート kurasume-to Bạn cùng lớp
義務教育 ぎむきょういく gimu kyouiku Giáo dục bắt buộc
制服 せいふく seifuku Đồng phục
入学 にゅうがく nyuu gaku Nhập học
卒業 そつぎょう sotsugyou Tốt nghiệp
試験 しけん shiken Thi cử
テスト tesuto Kiểm tra
中間試験 ちゅうかんしけん chuukan shiken Thi giữa kỳ
期末試験 きまつしけん kimatsu shiken Thi cuối kỳ
受験 じゅけん juken Dự thi
授業 じゅぎょう jugyou Bài giảng, bài học
宿題 しゅくだい shukudai Bài tập
質問 しつもん shitsumon Câu hỏi
練習問題 れんしゅうもんだい renshuu mondai Câu hỏi luyện tập
辞書 じしょ jisho Tự điển
教科書 きょうかしょ kyouka sho Sách giáo khoa
参考書 さんこうしょ sankou sho Sách tham khảo
ノート no-to Vở, tập
計算器 けいさんき keisan ki Máy tính
鉛筆 えんぴつ enpitsu Bút chì
消しゴム けしゴム keshi gomu Tẩy, gôm
ペン pen Bút bi
定規 じょうぎ jougi Thước kẻ
本 ほん hon Sách
本棚 ほんだな hondana Kệ sách
黒板 こくばん kokuban Bảng đen
ホワイトボード howaito bo-do Bảng trắng
チョーク cho-ku Phấn
マーカー ma-ka- Bút dạ
机 つくえ tsukue Bàn học, bàn làm việc
椅子 いす isu Ghế
テーブル te-buru Bàn
国語 こくご kokugo Quốc ngữ (tiếng Nhật)
英語 えいご eigo Tiếng Anh
科学 かがく kagaku Khoa học
化学 かがく kagaku Hóa học
数学 すうがく suugaku Toán học
物理 ぶつり butsuri Lý học
生物学 せいぶつがく seibutsu gaku Sinh học
美術 びじゅつ bijutsu Mỹ thuật
体育 たいいく taiiku Thể dục
歴史 れきし rekishi Lịch sử
地理 ちり chiri Địa lý
経済 けいざい keizai Kinh tế
文学 ぶんがく bun gaku Văn học
音楽 おんがく on gaku Âm nhạc
工学 こうがく kou gaku Công nghệ
医学 いがく i gaku Y học
建築学 けんちくがく kenchiku gaku Kiến trúc
会計学 かいけいがく kaikei gaku Kế toán
哲学 てつがく tetsu gaku Triết học
法学 ほうがく hou gaku Luật
専攻 せんこう senkou Chuyên ngành
寮 りょう ryou Ký túc xá
寄宿舎 きしゅくしゃ kishuku sha Ký túc xá
図書館 としょかん tosho kan Thư viện
体育館 たいいくかん taiiku kan Phòng thể dục
教室 きょうしつ kyou shitsu Lớp học
事務室 じむしつ jimu shitsu Văn phòng
実験室 じっけんしつ jikken shitsu Phòng thí nghiệm

Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật!

(Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian học tiếng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mất bao nhiêu lâu?

Làm sao để học tốt tiếng Nhật khi đi xuất khẩu lao động? Thời gian học tiếng Nhật là bao lâu? Có lẽ đây là thắc mắc chung của rất nhiều bạn khi đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản, đặc biệt là những lao động >30 tuổi bởi ở độ tuổi này việc học tập 1 ngôn ngữ mới thường khó khăn hơn nhiều so với các bạn trẻ.


Trong bài viết này, ABC sẽ chia sẻ tới các bạn một số kinh nghiệm học tập tiếng Nhật hiệu quả, cũng như tầm quan trọng của tiếng Nhật khi đi lao động Nhật Bản.

Để đi Nhật yêu cầu trình độ tiếng Nhật như thế nào?

Theo quy định của tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) thì chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản không bắt buộc người lao động phải học tới bài bao nhiêu và đạt được trình độ nào. Việc yêu cầu có phải học tiếng hay không là quyết định của phía nghiệp đoàn và xí nghiệp.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì có tới 99% các đơn hàng tuyển dụng XKLĐ Nhật đều yêu cầu ứng viên phải học tập tiếng Nhật trước khi xuất cảnh. Bởi theo người Nhật, chỉ có hiểu và học tốt tiếng Nhật thì người lao động mới có thể làm tốt công việc được giao.

Thời gian học tiếng Nhật đi XKLĐ là bao lâu?

Hiện tại, hầu hết các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản đều không yêu cầu năng lực tiếng Nhật trước thi tuyển. Thay vào đó, ứng viên khi trúng tuyển sẽ phải tham gia một khóa học tiếng Nhật cơ bản.

Khóa học này có thời gian khoảng 4 tháng, ngoài ra một số nghiệp đoàn họ cũng yêu cầu thực tập sinh học tới bài khoảng 30 thì mới xuất cảnh.

Tầm quan trọng của tiếng Nhật khi đi xuất khẩu lao động

Nhiều bạn có tâm lý muốn đi càng nhanh càng tốt và suy nghĩ rằng đi lao động thì cần gì phải học tiếng, đa số chỉ là lao động chân tay thôi, sang đấy cũng có người hướng dẫn bằng tiếng Việt trong tháng đầu tiên rồi nên sẽ làm được việc 1 cách dễ dàng.

Cũng chính vì tâm lý nôn nóng muốn được đi ngay, đi cho bằng được mà nhiều bạn đã phải vay mượn khắp nơi, bán trâu, bò, đất đai...chịu mức chi phí rất cao để được đi nhanh, rồi đến khi qua đó mới vỡ lẽ ra nhiều điều.

Sang Nhật làm việc!!!

Ngày qua ngày vốn liếng tiếng Nhật tích lũy được cũng chỉ được vài ba câu, sau một thời gian tự bươn chải với bao nhiêu vất vả ban đầu do rào cản ngôn ngữ. 

Hầu như....

Không có bạn nào muốn kéo dài thời gian học tập tiếng tại Việt Nam, nhất là những bạn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, các bạn chỉ cần dành thêm ít nhất 3 tháng mà tốt nhất là 6 tháng để học tiếng Nhật cho tử tế thì sự chuẩn bị cho tương lai của các bạn trên đất Nhật sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều. 

Nếu dành thời gian trong 6 tháng với sự quyết tâm các bạn sẽ đạt được trình độ N4. Ở trình độ này, việc giao tiếp tiếng Nhật của bạn sẽ tốt hơn những bạn lao động khác rất nhiều.

Nếu sang Nhật bạn sẽ thấy người Nhật họ không giỏi ngoại ngữ nên khi nghe ai nói được tiếng Nhật, họ rất mừng và trân trọng. 

Người Nhật luôn ưu ái lựa chọn những bạn có năng lực tiếng Nhật tốt vì họ luôn thấy bất an khi đôi bên không có ngôn ngữ chung. Người được người Nhật cất nhắc, tin tưởng giao việc nọ việc kia luôn là người thông thạo tiếng Nhật.

Vậy nên!!!

Chậm lại một chút để đầu tư cho việc học tiếng Nhật trước khi xuất cảnh là điều vô cùng cần thiết. 

Đừng tiếc thời gian, tiền bạc và công sức cho một sự đầu tư đúng đắn các bạn ạ. Mai này đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trở về nước chắc chắn các bạn cũng sẽ tiếp tục đi xin việc hoặc tự gây dựng sự nghiệp. Sẽ rất thuận lợi cho em khi em có tiếng Nhật tốt, cùng với kinh nghiệm làm việc ở Nhật. 

Lương bổng các bạn nhân được sẽ khác hẳn các bạn không có tiếng Nhật. Rất nhiều công ty đang cần tuyển nhân viên có năng lực tiếng Nhật cũng như kỹ năng, tác phong làm việc của người Nhật.

Hãy tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cho công cuộc đầu tư cho tương lai của chính mình.

Chúc các bạn thành công!

Học từ vựng tiếng Nhật về tính cách con người

Hôm nay, chúng ta cùng học các từ vựng tiếng Nhật về tính cách con người nhé!



親切(しんせつ): Ân cần
優しい(やさしい): Chu đáo, tốt bụng
厳しい(きびしい): Nghiêm khắc, khó tính
冷たい(つめたい): Lạnh lùng
真面目(まじめ): Đàng hoàng, chăm chỉ
賢い(かしこい): Giỏi giang, thông minh
偉い(えらい): Vĩ đại, đáng nể, giỏi
たくましい: Mạnh mẽ
勇ましい(いさましい): Dũng cảm
勤勉(きんべん): Cần cù
几帳面(きちょうめん): Nguyên tắc, kĩ càng
怠惰(たいだ): Lười nhác
きちっとした: Cầu toàn
いい加減(いいかげん): Cẩu thả, vô trách nhiệm
時間にルーズ(じかんにルーズ): Hay trễ giờ
謙虚(けんきょ): Khiêm nhường
素直(すなお): Hiền lành, ngoan ngoãn
融通(ゆうず): Linh hoạt, thuận theo chiều gió
頑固(がんこ): Ngoan cố
寛容(かんよう): Khoan dung
温和(おんわ): Ôn hoà
冷淡(れいたん): Lạnh nhạt
気さく(きさく): Hoà đồng, dễ gần
質素(しっそ): Cần kiệm
だらしない: Cẩu thả (trong ăn mặc)
汚らわしい(けがらわしい): Dơ bẩn
馴れ馴れしい(なれなれしい): Thân thiết quá mức
臆病(おくびょう): Nhút nhát
せっかち: Hấp tấp
無邪気(むじゃき): Hồn nhiên, ngây thơ
大らか(おおらか): Rộng lượng, thoáng tính, không khách sáo
軽率(けいそつ): Xem nhẹ, cẩu thả, khinh xuát (trong công việc)
みすぼらしい: Nhếch nhác (về hình thức)
気が短い(きがみじかい): Nóng nảy
わがまま: Bảo thủ, cái tôi lớn

(Nguồn: Isenpai)

5 bí quyết học từ vựng tiếng Nhật siêu dễ

Đối với người học ngoại ngữ, từ vựng là vấn đề rất dễ khiến các bạn nản lòng. Nhiều học viên thắc mắc tại sao họ không thể nhớ được các từ vừa học, mặc dù đã viết đi viết lại nhiều lần. Đặc biệt với việc học tiếng Nhật thì các từ vựng là cực kỳ khó nhớ. Dưới đây là những mẹo nhỏ sẽ giúp bạn học từ vựng tốt hơn.



1. Học những từ có liên quan đến nhau

Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.

2. Học từ vựng theo chủ đề yêu thích

Nếu bạn quan tâm và yêu thích một chủ đề nào đó, bạn sẽ có nhiều hứng thú học từ tiếng Anh hơn. Chẳng hạn bạn quan tâm đến các món ăn, hãy đọc hoặc xem nhiều tài liệu về chủ đề này này. Nếu bạn không biết diễn đạt các nguyên liệu nấu ăn trong tiếng Anh, Nhật, Hàn ra sao thì hãy nhanh chóng tìm kiếm, tra cứu từ ngữ bạn muốn diễn tả, điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn.

3. Ghi chú trong sổ tay

Ghi lại những từ bạn cảm thấy hữu ích và muốn áp dụng trong một cuốn sổ tay nhỏ, bạn sẽ xây dựng được một kho từ vựng phong phú. Hãy mang cuốn sổ này bên người và xem lại bất cứ lúc nào rảnh rỗi.

4. Luyện từ mới khi viết luận

Hãy cố sử dụng từ mới khi đặt câu và viết luận, đừng cố bám vào những từ quá đơn giản và phổ biến vì việc này có thể khiến chính bạn cảm thấy nhàm chán. Nếu không sử dụng từ mới, bạn sẽ nhanh chóng quên lãng và cảm thấy “hoang mang” khi gặp một từ có vẻ quen nhưng lại không thể nhớ ra nghĩa.

5. Luyện tập từ mới ngay khi học ngữ pháp

Đừng lãng phí cơ hội để gợi nhắc vốn từ bạn đã học. Khi làm bài tập với ngữ pháp, bạn nên tra từ để hiểu nghĩa của câu. Việc làm này khiến bạn làm quen dần với các từ mới, tăng khả năng ghi nhớ từ vựng.

Chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm học kanji của chúng tôi, các bạn tham khảo nhé:

Học Kanji đầu tiên là trong tư tưởng không được vội

Bước 1::::: in danh sách bạn kanji cần học ra.

Bước 2::::: bạn nên đọc âm Hán việt và nhìn chữ kanji (không cần thuộc)

Mỗi ngày đọc 5 lần cũng được (mỗi ngày 1 trang) và tăng dần

Bước 3:::::: cứ cầm danh sách mà đọc (đọc như đọc kinh vậy, không cần thuộc nhưng đọc hoài ắt sẽ tự thuộc theo kiểu mưa dầm thấm đất)

Bước 4:::::bạn đọc hoài sẽ phát hiện ra những chữ Hán việt giống nhau or là gần âm với nhau sẽ có chữ or bộ giống nhau {{{{nhớ là không cần học viết}}}}

Bước 5::::::tự nghiên cứu ra quy luật chuyển từ Hán việt sang Hán Nhật (âm On)

Bước 6:::::: Học âm Kun

Như vậy bạn nhìn vào hán việt bạn đã chuyển sang được rồi cách học này khoảng 3 tháng bạn thuộc khoảng 2000 từ và tự chuyển thành thạo nhé.

Chúc bạn học tốt tiếng Nhật!

Top