ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Thông tin tổng quát về gia hạn visa tại Nhật

Gia hạn visa ở Nhật là một thủ tục quan trọng khi bạn sinh sống ở Nhật, chuỗi bài viết về gia hạn visa ở Nhật sẽ bắt đầu từ các thông tin tổng quát trước khi đi sâu vào các trường hợp cụ thể hơn.



I. Quy định về đối tượng được gia hạn visa

Bạn có thể gia hạn visa bắt đầu từ thời điểm 3 tháng trước khi hết hạn visa và bắt buộc phải gia hạn trước khi hết thời hạn lưu trú. Những trường hợp vắng mặt ở Nhật trong thời gian dài do lý do đặc biệt có thể liên hệ với Cục Quản lý xuất nhập cảnh địa phương(Nyukan) để xin gia hạn sớm trước 3 tháng so với thời điểm hết hạn tư cách lưu trú.

Bạn có thể tự làm thủ tục hoặc thông qua người đại diện pháp luật.

II. Lưu ý về thủ tục, chi phí

Nơi nộp đơn xin gia hạn: Cục Quản lý xuất nhập cảnh địa phương ở nơi mình sinh sống. Xem địa chỉ tại:


Thời gian nộp đơn: 9:00~12:00, 13:00~16:00 các ngày trong tuần.

Phí gia hạn: 4000 yên

Thời gian chờ kết quả: 2 tuần đến 1 tháng

Trong thời gian chờ gia hạn visa bạn có thể xuất nhập cảnh khỏi nước Nhật nhưng cần thông báo với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Khi làm thủ tục gia hạn bạn nhớ nộp luôn đơn xin phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú trong trường hợp muốn. đi làm thêm.

III. Tài liệu chuẩn bị cần thiết

Giấy tờ cần chuẩn bị có thể tải xuống từ trang chủ của Bộ Pháp vụ Nhật


a. Đơn xin gia hạn visa

Mẫu cho từng loại visa


b. Ảnh 30×40 (mm)

c. Thẻ Zairyuu

d. Giấy tờ chứng minh tư cách lưu trú ứng với từng loại visa

Xem chi tiết cho từng loại tại

e. Hộ chiếu.

(Còn tiếp)

Cùng đón đọc các thủ tục về gia hạn visa tại Nhật trong bài viết tiếp theo của ABC nhé!

Bạn trẻ nào cũng nói muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, nhưng có ai hiểu "chuyên nghiệp" là gì?

"99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu đó. Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em".



Có thể chính bạn cũng đã từng rơi vào trường hợp này, lúc mới ra trường, khi đi phỏng vấn xin việc, khi được nhà tuyển dụng hỏi về mong muốn của mình, bạn trả lời rằng "tôi muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp".Thế nhưng lúc đó, "chuyên nghiệp" theo bạn là gì?

Rồi tới lúc đi làm ở những nơi đầu tiên, cũng rất có thể bạn đã không ít lần than phiền "cần được vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp ở đây". Lúc đó, định nghĩa "chuyên nghiệp" là gì, theo bạn?

Mới đây, rất nhiều cư dân mạng đang cùng đọc và chia sẻ một bài viết với tiêu đề "Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp". Sau khi được đăng tải, bài viết này đã tạo ra sự chú ý không hề nhỏ. Không chỉ cắt nghĩa từ "chuyên nghiệp", bài viết còn đánh trúng tâm lý của các bạn trẻ khi đi xin việc và đưa ra lời khuyên.

Dưới đây chính là bài viết đang gây ra sự chú ý cũng như bàn luận từ mọi người:

"Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!"

99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu đó. Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em.

Trước hết, phải dịch nôm "môi trường chuyên nghiệp" theo tưởng tượng của các em:

- Công ty lớn, văn phòng đẹp

- Lương cao, thưởng đều, nghỉ mát đầy đủ.

- Nhân viên ăn mặc đẹp, thơm tho.

- Sếp hiền như bà tiên, ông bụt.

- Không quản lý về thời gian, nhưng cũng đừng quản lý cả hiệu suất.

- Làm việc bất đắc kỳ tử, hứng lên: làm như trâu chó, hết hứng: không làm.

Kiểu kiểu thế.

Các em xem nhiều phim, đọc nhiều tiểu thuyết, theo dõi nhiều show truyền hình thực tế nên chắc bị lậm. Thực tế "môi trường làm việc chuyên nghiệp" nó như này:

1. Quy trình chuyên nghiệp: nghĩa là em biết công việc cần làm bắt đầu từ đâu, kết thúc thế nào, phối hợp với ai, trong bao lâu phải hoàn thành. Em là một mắt xích trong cái quy trình đó, em làm việc đúng, làm việc đủ để đảm bảo quy trình vận hành trơn tru, vì ngoài em, những em khác cũng tham gia vào quy trình này, một đứa phá thối, cả quy trình sẽ rối loạn. Như cái chợ ấy, sẽ không còn chuyên nghiệp nữa.

2. Chính sách minh bạch: nghĩa là thưởng phạt phân minh, em biết em làm tốt được gì, làm tồi sẽ mất gì.

3. Con người chuyên nghiệp: chính là em, là tôi, là các bạn đồng nghiệp khác. Con người chuyên nghiệp là việc đã giao thì phải hoàn thành. Em có hứng thú hay không hứng thú, sức khoẻ tâm sinh lý có ổn định hay không em vẫn phải hoàn thành công việc. Cái đó còn được gọi là thái độ chuyên nghiệp.

Em hình dung như mình đang ở trong nhà máy sản xuất gà chiên, em phụ trách công đoạn vặt lông gà, bạn tiếp theo làm công đoạn chặt gà v.v... Hôm nay trái gió trở giời, mặt trời không đủ sáng để em quang hợp tạo ra hứng, em không làm việc vặt lông gà. Dây chuyền vẫn phải chạy, vậy là hoặc là không có gà để chiên, hoặc sẽ có món gà chiên cả lông, khách không mua, công ty không có doanh thu, nhưng em vẫn đòi hưởng lương bình thường. Undecided

Đấy, chuyên nghiệp nó chỉ thế thôi. Làm đúng, làm đủ là được, không cần "làm quá". Các em đi làm việc, không phải nghệ sĩ (mà nghệ sĩ họ cũng có nguyên tắc chứ không vô tội vạ như em tưởng). Các em làm việc tuỳ hứng, vô tội vạ. Xong các em đòi hỏi cái này mới quá đáng này: Sếp phải tâm lý, không được nổi cáu mà phải khéo léo tìm cách motivate em. Đùa, Sếp chứ có phải phường chèo mua vui cho các em đâu. Em thích Sếp phải như Tây còn bản thân mình thì cứ như... Ta. Chẳng bao giờ tự hỏi mình đã làm đúng, làm đủ chưa, chỉ thích mộng mơ và hờn dỗi.

Như thế là lừa đảo em ạ, em lừa người phỏng vấn để vào công ty. Em lừa nguyên cả một đám đồng nghiệp vì làm họ tưởng em là người có thể kề vai sát cánh, cùng làm-cùng hưởng-cùng chịu trách nhiệm. Xong rồi em lật lọng, giở mặt, em hiện nguyên hình là một thành phần vô trách nhiệm, làm ăn chả ra gì, em để lại đống hổ lốn em gây ra, và để lại trên vai họ thêm vài gánh nặng.

Lần sau đi phỏng vấn, thay vì nói "em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp" em hãy tự hỏi "mình đã chuyên nghiệp đủ với môi trường đó hay chưa" em nhé.

Nguồn: Facebook

Người Việt đầu tiên bị dính liền cơ thể trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Nhật Bản

Anh Đức sẽ chính thức trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima vào tháng 4 năm nay. 8X Việt sẽ giảng bài cho sinh viên về hòa bình và tầm quan trọng của cuộc sống.

 Mới đây, trang NHK đã đăng tải thông tin Nguyễn Đức (36 tuổi), người em trong ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền nổi tiếng lịch sử y học Việt Nam, được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima (Nhật Bản).



Với vai trò Đại sứ hòa bình tại Nhật Bản, nằm trong ban chấp hành Hội hữu Nghị Việt Nam- Nhật Bản (2016 – 2021), anh Đức đã có dịp đế thăm thành phố Hiroshima vào tháng 10/2016. Tại buổi gặp gỡ, anh bày tỏ nguyện vọng được làm việc tại Nhật Bản với bà Kubota Tomik, phó hiệu trưởng trường Đại học.

Anh Đức sẽ chính thức trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima vào tháng 4 năm nay. 8X Việt sẽ giảng bài cho sinh viên về hòa bình và tầm quan trọng của cuộc sống.

Trong chuyến thăm của Nhật Hoàng đến Việt Nam vào tháng 3 vừa qua, anh Đức được vinh dự là người tiếp đón và diện kiến những nhân vật cấp cao này.

Nguyễn Đức (sinh 25/2/1981) là em trai song sinh của Nguyễn Việt (sinh25/2/1981 mất 6/10/2007). Hai anh em Việt – Đức là cặp sinh đôi đầu tiên dính liền nhau ở phần bụng – bộ phận sinh dục – hậu môn và trọng lượng chỉ 2,2 kg, được sinh ra ở Sa Thầy, Kon Tum, Việt Nam.

Ngày 4/10/1988, Việt và Đức được phẫu thuật tách rời thành công tại TP.HCM, do bác sĩ Trần Đông A làm trưởng kíp mổ. Đức và Việt từng có thời gian điều trị tại Nhật Bản và được các bác sĩ ở đất nước mặt trời mọc giúp đỡ tận tình. Để tỏ lòng biết ơn, sau khi kết hôn và sinh con khỏe mạnh, Đức đã đặt tên 2 cháu là Phú Sĩ và Anh Đào.



Hiện tại, anh Đức và vợ con sống ở một con hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ, quận 10, TP HCM. Anh là trụ cột của gia đình, nuôi 5 thành viên trong nhà bằng công việc hành chính tại làng Hòa Bình của Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).

Dù mất một chân, đi lại khó khăn nhưng anh Đức vẫn tự mình giải quyết mọi vấn đề từ cá nhân đến công việc.

Theo chia sẻ của một thành viên trong trường Đại học Quốc tế Hiroshima, Nguyễn Đức vô cùng vui mừng và vinh hạnh khi có cơ hội giảng dạy tại Nhật Bản. Anh sẽ đến Nhật Bản vài lần một năm để hoàn thành vai trò giáo sư thỉnh giảng của mình.

Đây là niềm vinh dự lớn cho cá nhân anh Đức, gia đình nhỏ của anh nói riêng và những người Việt khuyết tật nói chung.

Thiên Ái (Tri Thức Trẻ)

Kinh nghiệm mua và sử dụng điện thoại ở Nhật

Dù sống ở bất cứ nơi đâu thì điện thoại ngày nay đã trở thành phương tiện hữu dụng vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Với nhiều chức năng tiện lợi như bản đồ, định vị, tra giờ tàu, tra cứu điện thoại… đã gắn liền với cuộc sống con người ngày nay.

Khi sang Nhật Bản. với chính sách “đóng” về viễn thông di động – điện thoại Nhật được thiết kế để không thể sử dụng được ở nước ngoài (trừ các phiên bản quốc tế, các máy có thể unlock) và mạng điện thoại của Nhật cũng được thiết kế để điện thoại nước ngoài không sử dụng được ở Nhật – nên hầu hết chúng ta khi sang Nhật dù muốn hay không đều sẽ phải mua mới điện thoại. Chính vì thế, đi đăng ký một chiếc điện thoại là một trong những điều đầu tiên mà ai sang Nhật cũng cần phải làm sau khi hoàn thành đăng ký các giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng.



Mua điện thoại ở đâu giá rẻ, mua loại nào thích hợp là thắc mắc chung của rất nhiều lao động Việt Nam.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ABC tìm hiểu về kinh nghiệm mua và sử dụng điện thoại ở Nhật nhé!

Nếu như ở Việt Nam, để sử dụng điện thoại bạn chỉ cần đến đại lý điện thoại mua một chiếc điện thoại, sau đó đến đại lý sim mua 1 cái sim, lắp vào nhau và nạp tiền bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu… thì ở Nhật, mọi chuyện lại phức tạp hơn nhiều khi bạn không thể mua điện thoại và sim riêng, đồng thời thuê bao cũng phải là thuê bao trả sau (*) và gắn với thẻ lưu trú của bạn.

Đồng thời với chính sách khuyến khích khách hàng mua điện thoại mới – bằng các chương trình khuyến mãi giảm giá máy, tặng máy mới… của nhà phân phối điện thoại, phần lớn khách hàng – cả người Nhật hay người nước ngoài – đều mua điện thoại mới khi đăng ký thuê bao mới hay chuyển mạng, gia hạn hợp đồng.

Nhà mạng khác nhau sẽ cung cấp điện thoại của các hãng khác nhau, chẳng hạn như Softbank chủ yếu phân phối Iphone và Aquos của Sharp, hay Docomo phân phối Samsung, Sony (gần đây Docomo đã bắt đầu phân phối iPhone 6).

1. Những giấy tờ cần thiết

Không giống như khi ở Việt Nam bạn có thể đăng ký hàng chục cái sim rác gọi thoải mái mà không bao giờ phải xuất trình giấy tờ tùy thân gì, và có thể sang nhượng cho sim không vần thủ tục gì, thì ở Nhật khi bạn đăng kí thuê bao điện thoại trả sau thuê bao đó sẽ gắn liền với bạn và bạn phải có giấy tờ chứng minh bản thân (thẻ lưu trú/hộ chiếu/thẻ bảo hiểm…). Đối với người nước ngoài ở Nhật, những giấy tờ cần thiết là:

- Hộ chiếu

- Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú) (thẻ bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh)

- Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng (để trừ tiền cước hằng tháng)

Bạn không nhất thiết phải trả tiền cước tự động qua tài khoản ngân hàng. Nếu các bạn muốn trả bằng tiền mặt, bạn có thể mang hóa đơn (sẽ được gửi đến tận nhà hằng tháng) đến các đại lý của nhà mạng bạn đăng kí hoặc các cửa hàng tiện ích (conbini). Tuy nhiên, nếu các bạn không muốn hàng tháng phải nhớ đem hóa đơn đến tận cửa hàng điện thoại để đóng tiền, thì bạn nên để nhà mạng tự động trừ tiền từ tài khoản. Cách này vừa tiện lợi, lại vừa tiết kiệm hơn (tiền xe cộ, thời gian, tiền xuất và gửi hóa đơn đến nhà….)

Chỉ cần những giấy tờ này, bạn đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại có đăng kí thuê bao Nhật. Việc còn lại là chọn điện thoại và gói cước mong muốn.

Một điều cần lưu ý đối với những bạn dưới 20 tuổi. Do ở Nhật, tuổi trưởng thành là từ 20 tuổi trở lên, cho nên bạn sẽ không thể đứng tên bất kì giấy tờ nào nếu không có sự giám sát của người thân, kể cả việc mua điện thoại. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ một người quen trên 20 tuổi đi cùng để có thể kí xác nhận dưới tư cách là người bảo hộ.

2. Những điều cần lưu ý khi chọn nhà mạng

Các nhà mạng phổ biến tại Nhật.

Ở Nhật Bản, có ba ông lớn trong ngành viễn thông. Đó là Docomo, au và Softbank. Chi tiết về chất lượng đường truyền, gói cước sẽ được giới thiệu chi tiết trong bài sau.
Tuy nhiên, khi chọn nhà mạng, những điều cơ bản bạn cần chú ý là:

- Giá cước

- Chất lượng đường truyền

- Các chương trình khuyến mãi

- Nhãn hiệu điện thoại được phân phối

Một ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung. Năm 2013, nếu bạn muốn mua iPhone 5, bạn phải chọn giữa au và Softbank (vì Docomo không phân phối iPhone). Nhưng nếu bạn muốn chất lượng đường truyền tốt nhất, bạn nên chọn Docomo vì độ phủ sóng rộng và ổn định.

3. Những điều lưu ý khi chọn gói cước

Khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý, bạn tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều về giá và các dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:

- Tiền cước cố định hàng tháng

- Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh

- Tiền cước sử dụng mạng Internet (tính theo lưu lượng Internet bạn đã sử dụng)

- Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chon trả từng tháng)

- Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)

Có thể bạn sẽ thắc mắc sao mà nhiều loại phí như vậy? Quả thật có rất nhiều thứ tiền, nhưng đi cùng với đó cũng là rất nhiều dạng khuyến mãi. Ví dụ: nếu như bạn là học sinh, bạn có thể hưởng khuyến mãi dành cho học sinh, thường có vào đầu tháng 4. Nếu như bạn chuyển từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, bạn cũng có thể được hưởng tiền khuyến mãi (có thể là 1000 yen mỗi tháng) . Ngoài ra, trừ Docomo, hai nhà mạng lớn còn lại là au và Softbank đều cho phép gọi nội mạng miễn phí từ 1:00 đến 21:00, nên bạn cũng không phải quá quan tâm về tiền cước điện thoại nhé.

4. Chuyển mạng và cắt hợp đồng

Một điều mà có thể có nhiều người cũng rất quan tâm, đó là các quy định khi chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng. Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, khi làm hợp đồng mới hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, vào tháng hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa. Ngoài những ngày trong tháng đó ra, nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng bạn sẽ phải trả khoảng 9500 yên (chưa kèm thuế) cho nhà mạng. Đồng thời nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng khi hợp đồng chưa được 6 tháng, bạn sẽ phải trả thêm khoảng 21000 – 26000 yên, hoặc bị đưa vào danh sách đen từ chối cung cấp dịch vụ, tùy theo nhà mạng.

Thông thường bạn sẽ chuyển mạng hoặc cắt hợp đồng khi:

a. Thời hạn khuyến mãi giảm cước cho học sinh sinh viên của bạn đã hết:

Ở Nhật thường có các chương trình khuyến mãi giảm tiền điện thoại cho học sinh sinh viên, tuy nhiên chỉ kéo dài 2-3 năm và mỗi người chỉ được hưởng một lần duy nhất. Sau khi hết thời hạn này tiền điện thoại của bạn sẽ tăng lên đáng kể vì khuyến mại đã hết. Tuy nhiên nếu khi đó bạn vẫn chưa tốt nghiệp, bạn vẫn có thể chuyển mạng sang một nhà mạng khác, giữ nguyên số điện thoại, nhưng lại được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mại cho sinh viên của nhà mạng mới, chưa kể chính sách của các nhà mạng “tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển mạng từ mạng khác sang”

b. Bạn phải về nước một thời gian dài, hoặc không xác định có quay lại Nhật không:

Một số người cũng đã chọn cách “lặn mất tăm” sau khi từ Nhật về để tránh phải trả số tiền khá lớn khi cắt hợp đồng, tuy nhiên bởi thuê bao là thuê bao trả sau, dù bạn không dùng điện thoại, hóa đơn điện thoại vẫn được tính và gửi cho bạn, và hợp đồng điện thoại vẫn được gia hạn sau mỗi 2 năm, số tiền điện thoại bạn “nợ” chưa trả vẫn tích lũy lại hàng tháng. Sau này nếu có khi nào bạn lại quay lại Nhật, bạn sẽ bị yêu cầu phải trả một số tiền điện thoại khổng lồ trong suốt những năm bạn hoàn toàn không dùng điện thoại.

c. Thời hạn 2 năm hợp đồng của bạn đã hết

Nếu bạn bè bạn đều dùng một mạng điện thoại khác của bạn, khi liên lạc với họ bạn sẽ phải trả tiền cước gọi ngoại mạng, nên bạn muốn chuyển sang cùng mạng điện thoại với các bạn của bạn? Thời điểm kết thúc hợp đồng 2 năm là thời điểm lý tưởng nhất để bạn chuyển mạng, bởi bạn sẽ không mất tiền cắt hợp đồng, đồng thời có thể nhận nhiều ưu đãi từ phía nhà mạng mới khi chuyển mạng giữ nguên số (như nhận tiền mặt, được giảm giá cước, được tặng quà, v.v…)

5. Một mẫu gói cước cơ bản

Giả sử bạn đăng ký điện thoại mới của hãng AU hiện đang có khuyến mãi tặng iPhone 5 miễn phí khi đăng kí thuê bao trong hai năm. Một gói cước đơn giản sẽ có giá tiền phải trả hàng tháng (kể từ tháng thứ hai sau khi đăng ký mới) như sau:

– LTE Plan: + 980 Yen (gói cước sử dụng điện thoại)

– iPhone 5 16 GB: + 2570 Yên (giá máy)

– Khuyến mại giảm giá đối với hợp đồng 2 năm: – 3550 yên (trừ tiền máy hằng tháng và thêm tiền thưởng khi đổi mạng)

– LTE NET: + 315 Yên (cước bắt buộc nếu sử dụng mạng Internet 4G LTE)

– Cước sử dụng mạng Internet không giới hạn + 5460 Yên

– Bảo hiểm Apple: + 366 Yên

Như vậy, khi chọn dùng một chiếc iPhone 5 16GB hợp đồng 2 năm với khuyến mại như trên, mỗi tháng bạn sẽ phải trả tiền điện thoại là 6141 yên, với bảo hiểm cho máy và sử dụng Internet không giới hạn. Đối với tiền cước cuộc gọi, gói cước phổ biến nhất của AU (gói LTE Plan ở trên) sẽ được tính tiền như sau:

– Gọi nội mạng từ 1:00 đến 21:00: Miễn phí

– Gọi nội mạng từ 21:01 đến 0:59: 21 yên cho mỗi 30 giây

– Gọi ngoại mạng: 21 yên cho mỗi 30 giây

– Nhắn tin nội mạng: Miễn phí

– Nhắn tin ngoại mạng: 3.15 yên mỗi tin nhắn.

Do tiền điện thoại phát sinh nếu gọi ngoại mạng hoặc ngoài giờ là khá đắt (nếu quy ra tiền Việt là xấp xỉ 8000 VNĐ một phút) nên nhiều người ưu tiên cách liên lạc qua các app như Line hoặc Viber. Tuy nhiên kể cả trong trường hợp không phát sinh tiền điện thoại, nhắn tin, số tiền bạn phải trả vẫn là khá nhiều với những khoản như: mạng Internet,

(*) Một số nhà mạng cũng cung cấp dịch vụ thuê bao trả trước, nhưng rất hãn hứu và giá cước sử dụng rất đắt, chủ yếu chỉ hướng đến những người ở Nhật trong thời gian ngắn (dưới 6 tháng)

(Nguồn: Tổng hợp)

4 lý do sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường

“Ngày tốt nghiệp là ngày thất nghiệp” – Đó là tâm trạng chán nản của rất nhiều tân cử nhân hiện nay khi bước vào đời sau mấy năm ngồi trên ghế nhà trường. Lần đầu xin việc, nhiều sinh viên đã thực sự vỡ mộng khi tấm bằng đại học của mình không đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng, và đành phải chấp nhận ở nhà chờ việc, hoặc làm việc lương thấp tại các khu công nghiệp, hay chọn lao động tay chân để trang trải cuộc sống. Thực tế trên đang phần nào gây bối rối cho nhiều bạn học sinh, sinh viên và cả các bậc phụ huynh trong việc quyết định tương lai con em mình.

Vậy, vì sao lại xảy ra tình trạng đáng lo ngại này? 4 lý do dưới đây được xem như là nguyên nhân chính dẫn tới việc bạn khó có được công việc như mong muốn sau khi ra trường.



1. Thiếu định hướng nghề nghiệp trước khi học

Nguyên nhân đầu tiên chính là việc hướng nghiệp không phù hợp, dẫn đến xác định sai ngành học. Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh. Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,…Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói. Một số bạn trẻ còn có xu hướng chạy theo các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.

2. Học thụ động

Chính vì chọn ngành không phù hợp, các bạn sinh viên dễ rơi vào tình trạng thụ động, lười tìm kiếm thêm thông tin. Học thụ động là cách học lỗi thời, chờ đợi kiến thức từ giáo viên đưa xuống, không chuẩn bị cho môn học, và dĩ nhiên, lười áp dụng bài học vào cuộc sống. Với cách học này, sinh viên không những không nắm được kiến thức, mà còn quen với tính cách lười nhác, thiếu chủ động trong tất cả các công việc sau này. Mà rõ ràng, sẽ không có nhà tuyển dụng nào lại muốn bỏ tiền ra để mời một nhân viên máy móc, lười nhác, và không có tinh thần cầu tiến về làm việc.

3. Tiếng Anh hạn chế

Một trong các lý do tạo nên làn sóng “cử nhân thất nghiệp” chính là vấn đề tiếng Anh. Chúng ta đều biết tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất cả mọi ngành nghề trong thời kỳ hiện đại. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các trường đại học đều được học tiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động, không áp dụng thực tế thì khi ra trường, kỹ năng ngoại ngữ chỉ là con số 0. Chỉ có được động lực học, cách học phù hợp, khoa học, áp dụng vào môi trường thực tế mới có thể nâng cao trình độ tiếng Anh, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

4. Không chú trọng trang bị kỹ năng mềm

Một trong những yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm, đó chính là kỹ năng mềm. Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉ cần vào lớp nghe giảng, học những gì được dạy trên giảng đường là đủ rồi. Hầu hết thời gian còn lại các bạn dành cho các trò giải trí vô bổ như nhậu nhẹt, game online... Các bạn không biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng Giao tiếp, Đàm phán, Thuyết trình, Quản lý thời gian,… mới thực sự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.

Với 4 lý do trên, xác định được mục tiêu và công việc yêu thích sẽ là bước quyết định quan trọng giúp bạn chọn được đúng chuyên ngành cần học, chọn được đúng trường có thể giúp bạn phát huy khả năng cũng như trau dồi các kỹ năng cần thiết cho yêu cầu công việc sau này.

Hiện nay, một sự lựa chọn được nhiều người lựa chọn sau khi học cấp III là chọn du học Nhật Bản vừa học vừa làm với nhiều cơ hội về việc làm và mức lương tốt sau khi ra trường. Nếu bạn quan tâm xin vui lòng liên hệ ABC để được tư vấn chi tiết để có những định hướng đúng đắn cho tương lai của mình.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681. 8266




Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2017

Những năm gần đây, Nhật Bản đang ngày càng thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người vào làm việc với tư cách tu nghiệp sinh. 

Chính vì vậy, Nhật Bản luôn là miền đất hứa đối với người lao động Việt Nam bởi cơ hội nhiều, môi trường tốt, mức lương cao. Vậy chi phí để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là bao nhiêu và bao gồm những khoản gì? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé!



Chưa có một con số thống kê chính xác về chi phí đi làm việc tại Nhật bản bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đơn hàng, thu nhập, môi trường làm việc, địa điểm làm việc... Tuy nhiên, tổng chi phí đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản thường rơi vào khoảng từ 5.000USD đến 6.000 USD đối với đơn hàng 3 năm, các đơn hàng 1 năm thường rơi vào khoảng 2.000 - 3.000 USD

Lưu ý: Hiện tại chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thông qua visa thực tập kỹ năng chỉ được đi 1 lần (ngoại trừ ngành xây dựng). Do vậy khi quyết định đi các đơn hàng ngắn hạn người lao động nên xem xét kỹ về khả năng tài chính cũng như nguyện vọng bản thân.

Một số chi phí đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản mà bạn nên biết

1. Tiền Dịch Vụ

Đây là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo quy định tổng phí dịch vụ không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 1 năm, như vậy nếu đi 3 năm thì tổng mức phí dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng.

2. Phí khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe: Người Nhật yêu cầu thực tập sinh phải đáp ứng được các điều kiện sức khỏe để đi xuất khẩu lao động, do đó tất cả những ai đăng ký tham gia chương trình này đều phải khám sức khỏe sàng lọc trước khi thi tuyển. Mức phí khám sức khỏe hiện nay 690.000 VNĐ, tại bệnh viện Tràng An đủ tiêu chuẩn khám và chứng nhận sức khỏe cho người đi làm việc tại nước ngoài.

3. Chi phí học tiếng Nhật

Ở Nhật yêu cầu người lao động nước ngoài phải có tối thiểu 150 giờ học tiếng Nhật hoặc đã có chứng chỉ từ N5 trở lên. Đối với những bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật thì không cần khoản này nữa.

4. Đào tạo tay nghề (nếu có)

Đối với những đơn hàng yêu cầu kỹ năng thì công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp Nhật. Thông thường chi phí đào tạo của các đơn hàng sẽ có sự khác nhau.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về mức chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2017 để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Một số câu phỏng vấn khi xin việc ở Nhật

Nhìn bề ngoài, phỏng vấn xin việc ở Nhật Bản khá giống với phương Tây, những người phỏng vấn hỏi bạn những câu hỏi thông thường về nơi làm việc trước của bạn, điểm mạnh và điểm yếu của bạn và lý do bạn nộp đơn cho công việc này. Nhưng cũng có nhiều câu hỏi mà có lẽ bạn sẽ không bao giờ nghe thấy ở các nước khác. Gần đây, khi thay đổi công việc, thay vì tập trung vào trình độ của tôi cho công việc thì tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về cảm nhận khi sống và làm việc tại Nhật Bản. Khi các công ty Nhật Bản thuê một nhân viên không phải người Nhật, họ thường lo lắng về việc liệu người đó có hoà hợp với các đồng nghiệp hay không, do đó họ thường có xu hướng hỏi các câu hỏi như “Bạn có thích Nhật Bản không?” Những câu hỏi kiểu này là một phần rất quan trọng trong quyết định của họ.

Có hai điều cơ bản mà nhà tuyển dụng lo lắng:

1) Người này có hoà hợp với các đồng nghiệp người Nhật và không có xích mích gì hay không?

2) Người này sẽ làm việc lâu dài?

Khi họ hỏi bạn những câu hỏi như: bạn thích điều gì ở Nhật Bản, bạn suy nghĩ gì về làm việc tại một công ty Nhật Bản,… Họ muốn tìm hiểu xem bạn biết bao nhiêu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và chắc chắn rằng bạn sẽ không quay trở về đất nước mình trong 6 tháng. Những người nước ngoài cô lập với các đồng nghiệp người Nhật và những người mau chóng bỏ về về đất nước mình là những vấn đề rất lớn, do đó việc thuyết phục nhà tuyển dụng tiềm năng rằng bạn có thể hoà hợp được với mọi người và bạn sẽ làm việc đủ lâu để nhà tuyển dụng thấy việc thuê và đào tạo bạn có giá trị vô cùng quan trọng.

Khi hỗ trợ tổ chức các cuộc phỏng vấn tại công ty cũ, đôi khi tôi nghe người ta nói rằng họ đến Nhật Bản vì họ muốn hẹn hò với phụ nữ Nhật Bản hay khi làm việc tại một công ty Nhật họ luôn cho rằng người Nhật Bản không sáng tạo. Rõ ràng, những câu trả lời kiểu này không thể tạo một ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một số câu hỏi thường được hỏi khi phỏng vấn xin việc ở Nhật, các câu trả lời mẫu và những điểm quan trọng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn. Tôi không chắc câu trả lời đó đã hay hay chưa, nhưng tôi đã có được một công việc trong đợt tuyển dụng khá cạnh tranh gần đây, vì vậy tôi hy vọng chúng đáng đọc.

Câu hỏi: Bạn nghĩ điều gì quan trọng mà người nước ngoài nên chú ý khi làm việc ở một công ty Nhật Bản?

Trả lời: Tôi nghĩ rằng có mối quan hệ cá nhân tốt với các đồng nghiệp là vô cùng quan trọng, để làm được điều này thì quan trọng là bạn phải hiểu biết về phong tục của người Nhật. Ví dụ: thay vì nói thẳng quan điểm của bạn với người nào đó, đôi khi bạn có thể nhờ tiền bối cho bạn lời khuyên để giải quyết các tình huống khó. Tôi luôn cẩn thận tránh đối đầu với đồng nghiệp và luôn ghi nhớ rằng đồng nghiệp của tôi có thể không nói thẳng về cảm xúc thật của họ về việc nào đó, vì vậy tôi phải ngầm hiểu điều đó và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác.

Những điểm quan trọng:

– Thể hiện được sự hiểu biết của bạn về sự khác biệt giữa văn hóa Nhật Bản và đất nước của mình.

– Không bao giờ được nói hay tỏ thái độ tiêu cực dù là lờ mờ nhất về Nhật Bản.

Câu hỏi: Bạn sẽ làm gì nếu nảy sinh vấn đề với đồng nghiệp người Nhật?

Trả lời: Tôi nghĩ rằng ở Nhật, giải quyết một vấn đề cá nhân luôn bắt đầu bởi 1 lời xin lỗi, cả khi bạn không làm gì sai. Trong hầu hết các trường hợp, tôi sẽ xin lỗi người đó và không chỉ tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề mà sau đó tôi sẽ cố gắng để thiết lập lại mối quan hệ tốt đẹp với người đó.

Những điểm quan trọng:

Thể hiện được bạn là người rất hợp tác, linh hoạt, nỗ lực thực sự để tìm hiểu về nền văn hoá khác biệt và áp dụng chúng khi giải quyết vấn đề với đồng nghiệp.

Câu hỏi: Bạn thích điều gì nhất ở Nhật Bản?

Trả lời: Tôi rất khâm phục người Nhật về cách mà họ đặt nhu cầu của người khác lên trước bản thân. Trong công việc, người Nhật luôn suy nghĩ xem hành động của họ sẽ ảnh hưởng đến các đồng nghiệp như thế nào, tôi rất ấn tượng về điều đó. Ví dụ, tôi nghĩ rằng người Nhật quan tâm tới việc tham gia các kỳ nghỉ và tình nguyện giúp đỡ đồng nghiệp hơn người phương Tây.

Những điểm quan trọng:

Họ không muốn nghe bạn thích anime hay nhạc pop Nhật Bản như thế nào. Hãy cố gắng nói điều gì đó thể hiện bạn là một nhân viên tận tâm trung thành hoặc ít nhất là một người am hiểu Nhật Bản.

Câu hỏi: Hãy tiếp thị bản thân bạn với chúng tôi.

Trả lời: Tôi làm mọi việc với sự nhiệt tình và niềm đam mê. Ngay cả khi có một dự án mà lúc đầu tôi không hứng thú, nhưng khi bắt tay vào công việc, tôi luôn chú tâm và muốn thực hiện thật tốt công việc đó. Ví dụ, ở công ty hiện tại của tôi, khi bắt đầu nghiên cứu vấn đề nào đó cho một cuốn sách hay 1 bài báo, tôi nhận thấy mình suy nghĩ rất nhiều về nó ngoài giờ làm việc và tôi thường nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp về vấn đề đó. Nhìn vào kết quả công việc bạn sẽ biết người đó nỗ lực hết mình hay không. Tôi nghĩ rằng khi mọi người đọc những điều tôi viết, họ sẽ có thể nói rằng tôi đã rất nỗ lực nghiên cứu một cách cẩn thận, ngữ pháp chắc chắn và chính tả hoàn hảo, đọc thật dễ và thú vị.

Những điểm quan trọng:

Câu hỏi này cũng giống như: “Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?” Nhưng câu từ của nó (Jiko PR o oneigaishimasu) luôn làm cho tôi cảm thấy kỳ lạ đối với một đất nước đề cao sự khiêm tốn như Nhật Bản. Dù vậy, khi “tiếp thị bản thân”, người Nhật không bao giờ nói trực tiếp về khả năng của mình mà thường nói về những nỗ lực và quan điểm của họ và cách họ đạt được kết quả.

Câu hỏi: Tại sao bạn lại đến Nhật Bản?

Trả lời: Từ khi còn nhỏ tôi đã rất hứng thú với văn hóa Nhật Bản. Tôi đọc rất nhiều sách về Nhật Bản, thực sự quan tâm đến mỹ học Nhật Bản, tôi cũng có một vài người bạn Nhật Bản ở trường đại học, vì vậy tôi luôn muốn đến Nhật. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã đến Nhật Bản làm công việc dạy tiếng Anh theo visa Working Holiday (1 loại visa hợp tác giữa các quốc gia cho phép bạn vừa đi du lịch vừa làm việc). Ban đầu tôi dự định ở lại một năm, nhưng tôi thực sự yêu thích con người, thức ăn và lối sống của Nhật Bản, vì vậy tôi quyết định ở lại thêm 1 năm nữa, rồi lại 1 năm nữa, 1 năm nữa, …cứ thế tới bây giờ tôi đã ở Nhật được 17 năm, đã kết hôn và có con.

Những điểm quan trọng:

Hãy cố thể hiện rằng bạn rất “nghiêm túc” về Nhật Bản. Một số công ty có ấn tượng rằng những người đến Nhật để học võ thuật sẽ luôn luôn đặt võ thuật lên hàng đầu hay những người thích anime sẽ kém nghiêm túc khi muốn làm một nhân viên, vì vậy tốt hơn là lờ đi những vấn đề kiểu như vậy.

Câu hỏi: Bạn có sẽ ở lại Nhật bao lâu?

Trả lời: Vợ tôi là người Nhật và chúng tôi đã có con, do vậy có lẽ chúng tôi sẽ ở lại đây mãi mãi. Thực tế, chúng tôi đang tìm mua một căn hộ, vì vậy chúng tôi đã quyết định sẽ sống ở đây vĩnh viễn.

Những điểm quan trọng:

Tất nhiên, mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này, nhưng điều trọng để thuyết phục chủ nhân tương lai của bạn là bạn đang dự định ở Nhật một thời gian dài vì bạn có lý do để ở lại. Nếu bạn có hôn phu, vợ, chồng, con hay người thân ở Nhật Bản, hãy nhấn mạnh điều đó bởi chúng làm tăng sự ổn định của bạn.

(Nguồn: Quirky Japan)


Những điều bạn không nên làm khi đến Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa đặc biệt, bắt nguồn từ những định mức, truyền thống và nghi thức. Bên dưới là 10 bí kíp giúp bạn ứng xử tuyệt vời hơn khi đã yêu mến và muốn du học, du lịch, làm việc, trải nghiệm tại đất nước này.

Không để danh thiếp trong túi quần hoặc nhận chúng bằng một tay.



Người Nhật luôn tự hào với công việc của họ và danh thiếp chính là biểu tượng cho sự tự hào đó, khi nhận danh thiếp từ một ai đó bạn hãy nhận bằng cả 2 tay ngón tay đặt trên các cạnh của thẻ sau đó đặt chúng một cách cẩn thận trong ví hoặc một nơi an toàn để tỏ lòng tôn trọng. Tuyệt đối đừng cho danh thiếp thẳng vào túi quần của bạn.

Không bắt tay khi bạn gặp một ai đó

Đa số người Nhật đều biết rằng thói quen bắt tay gặp gỡ của người phương tây, tuy nhiên biết là một chuyện, chấp nhận lại là chuyện khác, người Nhật cho rằng việc bắt tay khá ngớ ngẩn và không lịch sự. Thay vào việc bắt tay hãy cúi chào một góc khoảng 90 độ khi gặp người mới nếu bạn muốn tỏ rõ sự lịch thiệp và tôn trọng người đối diện. Nếu bạn gặp một người lớn tuổi hoặc có địa vị cao thì một sự cúi người sâu sẽ là sự phù hợp nhất.

Không đi giày vào trong nhà, các văn phòng

Nếu bạn không muốn bị đánh giá là một người thiếu tôn trọng thì đừng mang giày hoặc dép bước vào nhà, hãy cởi bỏ giày, dép để trước cửa và bạn sẽ được dành cho một đôi dép riêng đi trong nhà; nếu không, đi vớ hoặc chân trần là những lựa chọn thích hợp.

Đối với một người mới quen, không nên gọi thẳng tên

Những người quen biết, thân thiết người Nhật thường gọi tên kèm theo hậu tố ví dụ như một người bạn, đồng nghiệp, hay một người mới quen là thay vì gọi tên thì hãy gọi riêng họ kèm hậu tố "san".Đối với người nhỏ tuổi hơn mình thì tùy theo giới tính mà từ đi kèm sẽ thay đổi, với cậu bé là "kun" và cô gái là "chan". Giáo viên hoặc người bề trên nên được gọi là "Sensei". Nếu bạn đang nói chuyện với người có địa vị lớn hoặc quan trọng bạn có thể sử dụng hậu tố "sama" để biểu thị sự tôn trọng.

Đừng ngại húp mì trong khi ăn uống


Nếu ở các nước phương tây ăn uống ồn ào được coi là hành động bất lịch sự thì ở Nhật việc ăn uống phát ra tiếng cho thấy bạn thưởng thức món ăn rất ngon lành và thích thú. Nếu ăn ở nhà hàng, quán ăn, điều này sẽ được các đầu bếp ghi nhận như một lời khen dành cho món họ nấu, cũng như khiến những người xung quanh cảm giác vui vẻ, thoải mái. Do đó, đừng ngại việc húp một bát mì ramen hay udon, thậm chí húp thành tiếng lại càng tốt.

Không uống nước từ đài phun gần những ngôi đền

Ở Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đài phun nước ở cạnh những ngôi đền. Chúng được dùng để làm sạch tay và miệng của người đến tham quan vì vậy hẳn nhiên bạn đừng sử dụng chúng như một loại nước uống. Trước khi bước vào mảnh đất linh thiêng, bạn nên dùng nước từ những đài phun này để rửa sạch tay, súc miệng và nhổ nó đúng khu vực quy định.

Không nên bước vào phòng tắm công cộng/ suối nước nóng với hình xăm

Bạn sẽ khiến mọi người ở đây ngạc nhiên khi bước vào những phòng tắm công cộng tại Nhật Bản với những hình săm trên cơ thể. Đối với người Nhật, hình xăm có thể được xem như một sự bất kính, hoặc thậm chí họ sẽ xem như bạn có sự liên hệ với các băng đảng xã hội đen...Tuy sự kỳ thị này đang dần thay đổi trong các thành phố lớn, nhưng hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi bước vào những phòng tắm công cộng nếu bạn đang mang trên mình một vài hình xăm.

Không đưa tiền boa

Nếu bạn boa tiền cho một ai đó ở Nhật họ sẽ cảm thấy bối rối và không biết làm gì với chúng. Đôi khi việc vô tình đưa tiền boa sẽ dẫn đến một vài phiền phức không đáng có. Nhân viên nhận tiền boa sẽ cảm thấy có lỗi vì có vẻ như họ đã không làm tốt nhiệm vụ, một vài người còn cho đó là việc làm mất phẩm giá của chính họ. Khi không ai bận tâm về tiền bo, không khí sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Bạn trả tiền cho đồ ăn của bạn, và người hầu bàn nhận được khoản lương đúng với những gì họ phải và đã làm. Vì vậy đừng sử dụng tiền bo tại Nhật Bản.

Không giữ cửa mở cho người khác

Người Nhật không có thói quen giữ cửa mở cho ai khác thậm chí ngay cả khi đi xe taxi bạn cũng phải tự mở cửa. Vì vậy một người Nhật cũng có thể vô cùng ngạc nhiên khi bạn giữ cửa mở cho họ.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho các bạn.

Nhu cầu lao động biết tiếng Nhật đang tăng mạnh

Sẵn sàng trả cả nghìn USD mỗi tháng, các công ty Nhật Bản và công ty chuyên làm ăn với Nhật vẫn khó tìm được lao động biết tiếng Nhật tại Việt Nam.



Tham dự ngày hội tuyển dụng lao động tiếng Nhật cùng với 15 công ty khác tại TP HCM, anh Phan Nghĩa Hiệp – kỹ sư phụ trách hoạt động tuyển dụng của TMA Solutions kỳ vọng có thể tìm được khoảng 50-70 hồ sơ đạt yêu cầu trong tổng số 200 chỗ làm đang tìm người.

Tương tự công ty này, nhiều doanh nghiệp gia công phân mềm trong nước đang ồ ạt tuyển kỹ sư biết tiếng Nhật để tham gia vào các dự án do khách hàng Nhật Bản giao.

“Nhật là một thị trường khá đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng cũng như tiêu chuẩn của họ cũng khắt khe hơn. Ngôn ngữ Nhật thì tại Việt Nam cũng chưa phổ biến như tiếng Anh, nên khá khó tìm”, anh Hiệp chia sẻ.

"Năm nay chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng liên tục trong nhu cầu tuyển dụng chuyên viên tiếng Nhật với hơn 50.000 người tìm việc tiếng Nhật và hơn 700 công việc mới được đăng tuyển hàng tháng trên VietnamWorks.com”, ông Gaku Echizenya cho hay. Khảo sát trên một số trang tuyển dụng, mức lương dành cho các kỹ sư công nghệ thông tin biết tiếng Nhật được chào mời thấp nhất từ 700 đôla mỗi tháng. Phổ biến nhất dao động từ 1.000 đến 1.500 đôla mỗi tháng. Một số vị trí còn sẵn sàng trả 3.000 đôla mỗi tháng. Ông Gaku Echizenya – Giám đốc điều hành của VietnamWorks cho biết, nhu cầu tuyển dụng lao động biết tiếng Nhật vẫn đang tăng nóng tại thị trường Việt Nam.

Theo chia sẻ của giới tuyển dụng công nghệ, các kỹ sư mới ra trường tại Việt Nam có trình độ tiếng Nhật sẵn vẫn thuộc dạng “hàng hiếm”. Hầu hết các công ty hiện phải đi tuyển những lao động đã từng làm việc trong các công ty Nhật hoặc chấp nhận tuyển lao động đáp ứng được chuyên môn để về đào tạo thêm tiếng Nhật.

Không chỉ lĩnh vực công nghệ, với làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, các lĩnh vực như: bảo hiểm, xây dựng, thực phẩm, bán lẻ, truyền thông… cũng đang rộng mở nhiều cơ hội cho người biết tiếng Nhật. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực này, thường các doanh nghiệp lại có quy trình tuyển dụng ngược lại so với ngành công nghệ. Nghĩa là, nhiều công ty chỉ cần ứng viên có trình độ tiếng Nhật đạt yêu cầu mà không cần đòi hỏi chuyên môn trước. Sau khi tuyển dụng, bộ phận đào tạo hoặc cán bộ phụ trách trực tiếp lao động đó sẽ tiến hành huấn luyện về chuyên môn.

Ông Nguyễn Thành Hưng – Trưởng bộ phận đào tạo, tuyển dụng của Acecook Việt Nam nhận định, ngoài khả năng tiếng Nhật và chuyên môn, lao động có ý định tham gia vào công ty Nhật Bản còn phải đặc biệt chú ý đến tác phong và các kỹ năng mềm. Theo đó, việc am hiểu văn hóa quản trị doanh nghiệp của người Nhật, với các đòi hỏi về tư duy tích cực, khả năng thuyết trình, phản biện, hay kỹ năng kiểm soát cảm xúc, sẽ giúp các ứng viên dễ thành công khi ứng tuyển và thăng tiến trong công việc hơn.

(Nguồn: Báo Nhật)

Lưu ý khi đăng ký điện thoại ở Nhật

Khi mới sang Nhật rất nhiều bạn gặp khó khăn khi đi đăng ký điện thoại. Hầu hết các bạn đều là không trực tiếp tới cửa hàng đăng ký mà được trung gian dẫn đi, hoặc photo hồ sơ và sau đó nộp tiền, nhận điện thoại. Đến khi các bạn nhận được giấy báo cước điện thoại hàng tháng mới tá hỏa với số tiền trong hóa đơn. Khi đó thì không liên lạc được với trung gian kia nữa. Sau đây là 3 trường hợp thường gặp nhất.



Không giao giấy tờ cho người quen đăng ký

Trường hợp nguy hiểm nhất là các bạn do tin tưởng người quen nên giao thẻ ngoại kiều và 1 số giấy tờ khác để nhờ đăng ký điện thoại. Giấy tờ của các bạn có thể bị đăng ký nhiều máy nhưng bạn lại chỉ được nhận 1 máy. Khi nhận được hóa đơn lên tới cả chục man, liên lạc với người trung gian thì không liên lạc được hoặc không nhận được lời giải thích hợp lý cũng như cách giải quyết. Đi báo cảnh sát thì không thể giải thích rõ ràng hoặc không chứng minh được mình là người bị hại. Có bạn nghĩ đơn giản là bỏ sim đó đi và đăng ký số điện thoại khác là xong, nhưng không đơn giản như vậy. Ở Nhật Bản, khi bạn đã có hồ sơ nợ mạng thì bạn sẽ không đăng ký được bất kỳ sim nào của 1 trong 3 nhà mạng Docomo, au hay Sofbank nữa.

Hiểu rõ hợp đồng trước khi đăng ký

Trường hợp thứ 2 cũng rất phổ biến là khi đăng ký điện thoại, các bạn không biết rõ về các gói cước, các dịch vụ phát sinh cước phí, và cũng không biết cách để kiểm tra nội dung hợp. Nhân viên cửa hàng và người trung gian đó tự động thêm rất nhiều dịch vụ phí phát sinh cho các bạn, dẫn đến cước phí sử dụng hàng tháng của các bạn có thể lên đến 2 man yên 1 tháng. Có một số nơi thì sẽ giải thích theo kiểu là dịch vụ bắt buộc phải đăng ký. Các bạn không được hưởng quyền lợi từ các dịch vụ đó mà vẫn phải trả tiền hàng tháng do việc sử dụng điện thoại ở Nhật là rất cần thiết. Có những bạn bị cài dịch vụ và không biết cách hủy, bên trung gian cũng vô trách nhiệm hoặc không biết cách hủy các dịch vụ đó, khi kiểm tra trên điện thoại thì các bạn đã sử dụng tới tháng thứ 7, tính tổng số tiền bị thanh toán đã lên đến 5 man yên, tương đương 11 triệu VNĐ.

Trường hợp thứ 3 là các bạn học sinh được người quen dẫn đi đăng ký, bạn đó lại thông qua 1 trung gian khác dẫn đi làm điện thoại. Các bạn vẫn mất số tiền 3 đến 4 man yên để mua điện thoại iPhone 6, do nghĩ là mình đăng ký mới và mua đứt điện thoại với giá rẻ thực chất giá đó là không hề rẻ. Khi cửa hàng kiểm tra điện thoại của các bạn thì mới phát hiện điện thoại của các bạn được đăng ký dưới hình thức chuyển mạng và nhận máy 0 đồng, kèm theo đó khách hàng sẽ không được hưởng khuyến mãi hàng tháng giống như đăng ký mới. Không chỉ vậy, họ còn đăng ký rất nhiều dịch vụ phát sinh cước phí. Trường hợp này tính tổng số tiền các bạn bị mất gồm tiền mua điện thoại ban đầu 3 đến 4 man, tiền khuyến mãi hàng tháng 1.350 yên x 24 tháng và các dịch vụ phát sinh cước khoảng 7.000 yên 1 tháng.

Đến các cửa hàng uy tín để được tư vấn trực tiếp

Các bạn nên trực tiếp đến các cửa hàng uy tín để đăng ký điện thoại. Cần hỏi rõ về gói cước bạn sẽ sử dụng, những vấn đề cần lưu ý. Và khi đăng ký dịch vụ tại các công ty có cửa hàng đại diện, trong quá trình sử dụng có vấn đề gì phát sinh hay cần tư vấn bạn hoàn toàn có thể đến cửa hàng để được nhân viên giải đáp.

Trên đây là một số lưu ý khi đăng ký điện thoại tại Nhật hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn.

Kinh nghiệm về xin thủ tục bảo hiểm ở Nhật

Là một du học sinh ở Nhật từ năm 2006 cho đến thời điểm hiện tại mình đã trải qua tổng cộng 9 lần phẫu thuật ở 4 bệnh viện khác nhau trong khu vực Osaka. Suốt thời gian khó khăn vừa đi học vừa nhập viện như vậy mình thực sự đã suy nghĩ nhiều đến những khoản viện phí đắt đỏ tưởng chừng không sao trả nổi. Ngay từ lần nhập viện đầu tiên 3 tuần sau khi sang Nhật, mình đã nghe lời khuyên của sempai tìm hiểu về những chế độ bảo hiểm có thể áp dụng với lưu học sinh ở Nhật mình đã may mắn thoát khỏi áp lực kinh tế đến từ viện phí khi áp dụng các chế độ bảo hiểm ưu đãi này. Mình tin rằng Nhật Bản là một trong những đất nước có chế độ phúc lợi xã hội y tế cộng đồng tốt nhất thế giới và mình rất biết ơn đất nước mặt trời mọc vì những ân huệ đã may mắn được nhận. Sau đây mình xin được giới thiệu với các bạn một số kinh nghiệm thu góp được trong việc tiến hành thủ tục nhận bảo hiểm ở Nhật trong suốt thời gian qua.

Bảo hiểm sức khỏe quốc dân(国民健康保険)

Nếu bạn sử dụng bảo hiểm quốc dân tiếng Nhật thường gọi với tên ngắn gọn là Kokuho(国 保) thì với việc trả tiền bảo hiểm định kỳ hằng tháng bạn sẽ chỉ phải trả 30% tổng chi phí khám chữa bệnh và cũng như khi nhận thuốc. Bạn cần đăng ký tư cách người nước ngoài (外国人登録). bất kể người nước ngoài nào có thời gian lưu trú trên một năm đều đủ điều kiện đăng ký sử dụng loại bảo hiểm này. Riêng đối với các bạn lưu học sinh quốc tế có thời gian lưu trú trên một năm thì việc sử dụng loại bảo hiểm này được xem là một điều bắt buộc. Trong trường hợp này, việc bỏ bảo hiểm xem như là không thể.Hiện tại luật pháp Nhật cho phép những trường hợp khi bạn chỉ ở Nhật không quá 1 năm bạn, kể cả người nhà của lưu học sinh, nghiên cứu sinh sang ở Nhật cũng có cơ hội sử dụng bảo hiểm này với điều kiện phải có giấy tờ chứng thực tư cách lưu trú, bạn cần đến khu phụ trách chính sách bảo hiểm ở tòa thị chính (市役所・区役所の国保窓口)nơi bạn cư ngụ để hỏi về thủ tục đăng ký sử dụng. Các cơ quan này sẽ làm việc vào ngày thường từ 9:00 đến 17:00, nghỉ cuối tuần và ngày lễ. Không cần phải hẹn trước nhưng các bạn có thể yên tâm là sẽ được giải quyết gọn lẹ tại chỗ trong ngày.

Tiền bảo hiểm(保険料)

Mỗi tháng mức đóng tiền bảo hiểm của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy định của tòa thị chính. Một số chế độ miễn giảm sẽ được áp dụng với bạn tùy thuộc vào một số điều kiện và tư cách lưu trú của bạn, vì vậy bạn cần đến khu phụ trách chính sách bảo hiểm ở tòa thị chính (市役所・区 役所の国保窓口)nơi bạn ở để xin những tư vấn và tiến hành thủ tục cần thiết. Xin các bạn lưu ý là ngay cả khi bạn vừa mới sang nhật không kịp đăng ký sử dụng bảo hiểm, thì tiền bảo hiểm trong những tháng bạn chưa đăng ký sử dụng vẫn phát sinh. Thí dụ: tháng 3 bạn đến nhưng mãi đến tháng 10 bạn mới đăng ký sử dụng thì tiền bảo hiểm sẽ không được tính từ tháng 10 mà là tháng 3.

Thủ tục đăng ký sử dụng(加入手続き)

Hãy đến khu phụ trách chính sách bảo hiểm ở tòa thị chính (市役所・区役所の国保窓口) nơi bạn cư ngụ để tiến hành thủ tục đăng ký sử dụng. Một điều chắc chắn là bạn không phải trả tiền bảo hiểm tại đó nên không cần phải chuẩn bị tiền để thanh toán. Tất cả những gì bạn cần mang là:

1)Passport (hộ chiếu)

2)Giấy tờ tùy thân (thí dụ: thẻ sinh viên hay thẻ người nước ngoài, etc)

Những khoản mục y tế không nằm trong danh mục được hỗ trợ của bảo hiểm sức khỏe quốc dân Bảo hiểm này sẽ không hỗ trợ các trường hợp sau:

1)Phát sinh phụ thu khi dùng phòng chăm sóc riêng, đặc biệt trong thời gian nhập viện

2)Tham gia khám điều trị ở các khoa nha, thẩm mỹ

3)Tiêm phòng

4)Khám sức khỏe tổng quát

5)Đẻ thường

Chú ý: ★Nếu bạn đến bệnh viện hay các cơ sở y tế mà không mang theo thẻ bảo hiểm và đã trả toàn bộ số tiền Trong trường hợp này bạn cần yêu cầu phía bệnh viện cung cấp hóa đơn điều trị(領収書) và giấy khai nội dung chi tiết điều trị (診療内容の明細書). Tiếp theo bạn nộp tại khu phụ trách chính sách bảo hiểm ở tòa thị chính (市役所・区役所の国保窓口)nơi bạn cư ngụ, sau đó 2,3 tháng bạn sẽ nhận được 70% toàn chi phí bạn đã trả. Lưu ý, chế độ chỉ áp dụng cho những trung tâm y tế nằm trong phạm vi bảo hiểm quy định.

Ngoài bảo hiểm sức khỏe quốc dân còn có các dịch vụ hỗ trợ phụ cấp đáng kể khác cần lưu ý

Chế độ điều dưỡng phí cao(高額療養費)

Khi bạn nhập viện hay phải điều trị với chi y tế phí cao, chế độ này cho phép bạn chỉ phải trả một phần phí nhất định trong tổng chi phí tốn kém so với thu nhập phần còn lại sẽ được bảo hiểm quốc dân thanh toán. Tùy theo từng địa phương và thành thị nơi bạn sinh sống phạm vi hỗ trợ sẽ có chút thay đổi, giả dụ như bạn sống ở Mino-shi (Osaka) mà chi phí nhập viện của bạn 1 tháng vừa qua vượt quá con số 80100 yên, nếu bạn đến làm thủ tục xin nhận trợ cấp của chế độ này phần vượt quá 80100 yên chính phủ sẽ giúp bạn quyết toán. Chỉ có điều là không phải tiền lớn cỡ nào cũng sẽ được hỗ trợ hoàn toàn mà sẽ có một phép tính đặc biệt quyết định đến số tiền sau cùng bạn được hỗ trợ. Mọi chi tiết xin các bạn hãy đến khu phụ trách chính sách bảo hiểm ở tòa thị chính (市役所・区 役所の国保窓口)nơi bạn cư ngụ để xin những tư vấn và tiến hành thủ tục cần thiết.




Chế độ thưởng sinh đẻ(出産一時金)

Khi sinh đẻ bình thường dù không nhận được bảo hiểm nhưng với chế độ này thì cứ mỗi một bé chào đời thì bạn sẽ nhận từ bảo hiểm quốc dân số tiền hỗ trợ là 350.000 yên. Khi mang thai từ ngày 85 trở lên thì dù có bị đẻ non hay thậm chí là sẩy thai thì bạn vẫn được nhận số tiền này. Mọi chi tiết xin các bạn hãy đến khu phụ trách chính sách bảo hiểm ở tòa thị chính (市役所・区役所の 国保窓口)nơi bạn ở cư ngụ để xin những tư vấn và tiến hành thủ tục cần thiết.

Chế độ điều trị hải ngoại (海外療養費)

Khi bạn đang sử dụng bảo hiểm sức khỏe quốc dân và trả tiền bảo hiểm đầy đủ hằng tháng thì dù bạn có gặp vấn đề gì rắc rối về sức khỏe ở nước ngoài mà được điều trị bằng liệu pháp được chấp nhận tại Nhật thì bạn vẫn được nhận một khoản tiền bảo hiểm nhất định. Theo đó, khi ở nước ngoài bạn cần phải trả toàn bộ chi phí điều trị trước, yêu cầu bên phía bệnh viện ở nước ngoài cung cấp cho mình hóa đơn thanh toán viện phí và giấy chứng thực nội dung điều trị ( càng chi tiết càng tốt). Khi trở lại Nhật bạn hãy nộp ở khu phụ trách chính sách bảo hiểm ở tòa thị chính (市役所・区 役所の国保窓口)nơi bạn cư ngụ để xin những tư vấn và tiến hành thủ tục cần thiết, số tiền nhận được sẽ được tính theo một công thức áp dụng cho 70% tổng số tiền viện phí bạn đã trả ở nước ngoài. Cần phải lưu ý rằng chỉ những hình thức điều trị được chấp nhận ở Nhật hay bạn sang nước ngoài không phải với mục đích để phẫu thuật hay nhận điều trị thì mới là đối tượng được áp dụng của chế độ này.

(Nguồn: Isenpai)

Lấy bằng lái xe máy dưới 50cc ở Nhật

Với nhiều bạn, việc sở hữu bằng lái xe dưới 50cc (gentsuki) ở Nhật sẽ rất tiện cho công việc làm thêm hay đi lại mà chi phí không hề quá cao nếu so với các loại bằng lái xe khác. Việc lấy bằng lái xe loại dưới 50cc ở Nhật cũng không hề quá khó kể cả nếu bạn thi lấy bằng trực tiếp ở Nhật hay đi đổi bằng lái từ Việt Nam sang.



I. Thi bằng lái tại Nhật 

Việc thi lấy bằng lái ở Nhật không quá khó và chi phí cũng tương đương với việc dịch và đổi bằng lái từ Việt Nam. Nếu thuận lợi thì bạn có thể lấy bằng chỉ trong một ngày.

1. Điều kiện

Lớn hơn 16 tuổi.

2. Giấy tờ cần chuẩn bị

a. 住民票 – Juuminhyou (Phiếu công dân, lấy tại Shiyakusho, bản không in mã số My Number)
b. Đơn xin lấy bằng lái (Lấy tại địa điểm thi)
c. Phiếu thi (Lấy tại địa điểm thi, dán ảnh 3×2.4)
d. Mang theo thẻ người nước ngoài khi đến trường thi.

3. Chi phí

Phí thi lý thuyết luật: 1500 yên (Nếu thi trượt thì mỗi lần thi lại chỉ mất thêm 1500 yên này)
Phí khoá học lái xe bắt buộc trong 3 tiếng: 4200 yên
Phí cấp bằng: 2050 yên

4. Thủ tục

Tuỳ vào trường lấy bằng lái mà thứ tự có thể thay đổi nhưng cơ bản là bạn phải đến đăng ký từ sáng sớm và điền các thủ tục cần thiết, nếu thi đỗ lý thuyết thì bạn có thể lấy bằng ngay trong buổi chiều.
Sau đó sẽ gồm cả phần sau (thứ tự có thể ngược lại tuỳ từng trung tâm)

a. Học lái sau 3 tiếng bạn sẽ được nhận chứng chỉ học lái có giá trị trong 1 năm, trong 1 năm đó bạn có thể hoàn thành thi lý thuyết thì có thể lấy bằng
b. Thi lý thuyết gồm 44 câu hỏi đúng sai tương đương với 88 điểm cùng 2 câu hỏi trắc nghiệm phân tích tình huống tương đương với 12 điểm. Bạn cần được trên 90 điểm để đỗ, nếu trượt thì bạn phải đi thi lại vào một ngày khác. Có rất nhiều sách luyện thi lý thuyết giá rẻ trên Amazon. Có thể thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, một số vùng đã cho thi bằng tiếng Việt nhưng bạn nên thi bằng tiếng Nhật vì đề thi dịch ra tiếng nước ngoài khá tệ nên dễ hiểu nhầm và sách luyện thi bằng tiếng nước ngoài cực hiếm và đắt đỏ.
c. Kiểm tra thị lực
Hai mắt phải được từ 5/10 trở lên.

II. Đổi bằng từ Việt Nam

1. Điều kiện
a. Trên 16 tuổi
b. Sống ở Việt Nam trên 3 tháng sau khi bằng được cấp
2. Giấy tờ
a. 住民票 – Juuminhyou (Phiếu công dân, lấy tại Shiyakusho, bản không in mã số My Number)
b. Đơn xin lấy bằng lái(Lấy tại địa điểm thi, dán ảnh 3×2.4)
c. Bằng lái ở Việt Nam được dịch ra tiếng Nhật bởi đại sứ quán, lãnh sứ quán hoặc Hiệp hội ô tô xe máy Nhật Bản (JAF). nếu trên bằng không ghi rõ ngày tháng cấp cần có hồ sơ xác nhận ngày tháng cấp bằng. (Hãy liên hệ trước với trường dạy bằng lái ở chỗ bạn về giấy tờ liên quan ở mục này nhé)
d. Giấy tờ chứng nhận đã sống ở Việt Nam tối thiểu 3 tháng sau khi lấy bằng. (Hộ chiếu)
e. Mang theo thẻ người nước ngoài.

3. Chi phí

Phí thi lý thuyết: 1500 yên
Phí cấp bằng: 2050 yên
Nhớ tính thêm các khoản phí dịch tài liệu tầm 3000 yên trở lên.

4. Thủ tục

a. Dịch bằng lái và hồ sơ
b. Đến trung tâm thi bằng lái để làm đơn xin đổi bằng
c. Kiểm tra thị lực
d. Thi lý thuyết gồm 10 câu hỏi và cần trả lời đúng trên 7 câu để đậu. Có thể thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Có vùng có thể thi bằng tiếng Việt. (Liên hệ với trung tâm thi bằng lái trước nhé)

Danh sách các trường thi bằng lái: http://www.menkyo.car-u.co.jp/zenkoku.html

Danh sách các trung tâm của JAF: http://www.jaf.or.jp/inter/entrust/index_e.htm

Đăng ký dịch bằng qua JAF:



(Nguồn: Isenpai)

Có nên xuất khẩu lao động Nhật Bản sau khi tốt nghiệp đại học

Thất nghiệp- vấn nạn lớn mà nước ta đang gặp phải hiện nay, đau đầu hơn là điều này lại diễn ra chủ yếu với các cử nhân đại học- những người mang theo tri thức của cả xã hội. Theo số liệu thống kê, cứ mỗi năm, nước ta lại có thêm 10.000 cử nhân ra trường không có việc làm, không tạo ra của cải, giá 



Vậy câu hỏi đặt ra: Làm cách nào để giải quyết vấn đề thất nghiệp cho cử nhân? Có người đưa ra giải pháp rằng: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học nếu không tìm được công việc ổn định thì nên xuất khẩu lao động Nhật Bản. Có nên hay không? Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận để đưa ra câu trả lời đúng đắn nhất nhé!

Theo suy nghĩ của nhiều người, họ cho rằng học xong đại học là phải tìm cho được một công việc ổn định ở trong nước, phải làm “ông này , bà kia” hoặc nếu không tìm được công việc đi nữa thì cùng nhất quyết không đi xuất khẩu lao động.

Bởi lẽ, có những người nghĩ rằng học xong đại học mà lại chạy đi xuất khẩu lao động là vô cùng rầy rà với bạn bè, hàng xóm láng giềng, sợ bị người ta nghĩ rằng “ Học đại học mà lại về đi xuất khẩu lao động, còn không bằng một đứa học xong cấp III)”. Bên cạnh đó, có những người học xong đại học, không tìm được việc làm, cũng muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nhưng lại không có điều kiện, vì việc học đại học đã tiêu tốn không ít tiền của của bố mẹ.

Nhưng…..

Bạn có biết rằng, trong thời đại này cái người ta quan tâm không phải là anh làm chức vụ gì? Công việc của anh có cao sang hay không? mà là anh có nhiều tiền hay không thôi? Chúng tôi hỏi bạn sĩ diện có ăn được không? Có nuôi sống được bản thân hay không? Có giúp đỡ được gia đình không?

Có trả được hết nợ sinh viên không?

Tóm lại, với những bạn sinh viên đã ra trường nếu như không tìm được công việc ổn định trong nước thì các bạn nên suy nghĩ đến việc xuất khẩu lao động Nhật Bản một cách nghiêm túc. Vì sao chúng tôi lại đề cập đến thị trường lao động Nhật Bản mà không phải là một nước nào khác?

Xin thưa với các bạn rằng, Nhật Bản là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, đến đây bạn có thể dễ dàng tìm được cho mình một công việc phù hợp với thu nhập khá. Bên cạnh đó, sau khi hết hợp đồng lao động và quay trở về nước cơ hội để bạn hoà nhập với cộng đồng là vô cùng cao bởi các nhà tuyển dụng Việt Nam thường ưu tiên những người có kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là làm việc ở nước ngoài nhiều năm.

Với những bạn tốt nghiệp đại học có mong muốn đi xuất khẩu nhưng không có điều kiện thì phải làm sao? Bạn biết đấy, hiện nay nhà nước ta đang có chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp để hỗ trợ cho cho những người muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bạn có thể nhờ vào chính sách này để tìm kiếm cho mình một cơ hội.

Nếu bạn đang ở trong tình cảnh này thì chúng tôi khuyên bạn hãy suy nghĩ thật chính chắn, nghiêm túc, đừng vì những tác động, lời nói không hay bên ngoài mà làm ảnh hưởng đến tương lai. Chúc bạn thành công!

(Nguồn: Sưu tầm)

Top 6 ngân hàng tốt nhất để mở tài khoản tại Nhật

Đặt chân tới một đất nước xa lạ như Nhật Bản, nhiều bạn trẻ vô cùng bỡ ngỡ trong những tháng ngày đầu tiên xa nhà, các bạn ấy băn khoăn không biết nên làm gì để thích nghi nhanh chóng với nhịp sống hối hả tại nơi đây.

Việc đầu tiên là hãy mở ngay cho mình một tài khoản ngân hàng ngay sau khi nhận được thẻ nước ngoài tại Nhật nhé.



Hầu hết các giao dịch ở đây từ việc nhận tiền lương làm thêm, thanh toán hóa đơn điện, nước, bảo hiểm, điện thoại ... đều phải thực hiện thông qua ngân hàng.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là nên chọn ngân hàng nào để mở tài khoản tại Nhật?

Ngân hàng Yucho Ginko (Japan Post Bank)

Hay còn gọi là ngân hàng Bưu điện. Ưu điểm của ngân hàng này đó là không yêu cầu bạn phải có : ikan (con dấu) hay thời gian bạn ở Nhật bao lâu, số dư tài khoản tối thiểu, đó là những điểm thuận lợi dành cho các bạn du học sinh lần đầu tới Nhật.

Bên cạnh đó, với ngân hàng Yucho Ginko, bạn sẽ không phải mất phí duy trì tài khoản, phí rút tiền tại ATM, chuyển tiền. Và đặc biệt là cứ chỗ nào có bưu điện là có ngân hàng Bưu điện (Japan Post Bank)

Ngân hàng Shinsei Bank

Tương tự như ngân hàng Bưu điện, bạn có thể mở tài khoản tại ngân hàng này ngay khi có thẻ cư trú, sử dụng dịch vụ tại ngân hàng này bạn cũng không mất phí duy trì tài khoản cũng như phí rút tiền tại ATM.

Ngoài ra họ còn có cả ngân hàng trực tuyến bằng tiếng Anh, khá tiện lợi cho những bạn chưa rành tiếng Nhật và những bạn yêu thích mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên. ngân hàng này lại không có nhiều quầy giao dịch và không thể chuyển tiền bằng ATM.

Ngân hàng Suruga

Về quy định cũng như các chính sách của ngân hàng Suruga cũng tương tự như ngân hàng Yucho Ginko và Shinsei Bank. Tuy nhiên đây là ngân hàng nhỏ nên có khá ít văn phòng giao dịch.

Có một điểm khá hay là ngân hàng này phát hành thẻ Visa debit cho bạn giúp bạn dễ dàng thực hiện các giao dịch, thanh toán online.

Ngân hàng Mizuho, MUFG, Sumitomo Mitsui

Đây là các ngân hàng lớn và lâu đời nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn mới chân ướt, chân ráo sang Nhật thì sẽ không thể mở tài khoản tại ngân hàng này bởi bạn cần sống ở Nhật ít nhất 6 tháng và phải cs ikan (con dấu) mới có thể mở tài khoản ở đây.

Ngoài ra do lượng khách hàng của họ là rất lớn, hầu như mỗi người dân Nhật đều sở hữu tài khoản ngân hàng này. Do đó họ cũng hạn chế nhiều điều kiện khi mở tài khoản cho người nước ngoài, các bạn sẽ phải trả phí duy trì tài khoản, cũng như phí giao dịch khá cao.

Do đó, việc lựa chọn ngân hàng nào hoàn toàn là phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của bạn. Nếu bạn thấy ngân hàng nào phù hợp với mình thì mở tài khoản tại đó nhé. Hãy cân nhắc để lựa chọn cho mình quyết định cuối cùng nhé!

(Nguồn: Sưu tầm)

Top