ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Thủ tục vay vốn ngân hàng đi xuất khẩu lao động

Nhiều lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, nhưng lại luôn băn khoăn và e ngại về mức chi phí xuất cảnh quá cao so với tình hình tài chính của gia đình hiện tại. Chính vì vậy nhiều lao động đã quyết định vay vốn ngân hàng đi xuất khẩu lao động để có cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.


Thủ tục vay vốn ngân hàng cụ thể như sau:

Vay tại Ngân hàng:

- Gia đình lao động nào thuộc đối tượng chính sách thì lao động vay tại nhà ngân hàng chính sách (NHCS).

- Đối tượng còn lại vay tại ngân hàng nông nghiệp và hiện đại nông thôn (NHNN).

- Người đứng tên để vay vốn là người thân lao động (bố, mẹ, vợ, chồng…).

- Ngân hàng chỉ không cho vay đối với những hộ gia đình đã vay ngân hàng nhưng khoản vay đó đến hạn không thanh toán và đã chuyển thành nợ quá hạn.

Hỗ trợ hồ sơ vay vốn:

Xí nghiệp sẽ chuyển cho lao động những mẫu giấy tờ sau:

- Hợp đồng ký giữa doanh nghiệp và người lao động.

- Bản cam kết trả nợ vốn vay.

- Giấy xác nhận trúng tuyển.

- Gia đình lao động sẽ phải mang hồ sơ nói trên đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn.

Thủ tục vay vốn:

- Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

- Lao động sẽ phải mở tài khoản tại ngân hàng.

- Khi làm xong thủ tục vay tiền, ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu ngân hàng.

Chuyển tiền vay:

Tiền gia đình lao động vay từ nhà băng sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng tỉnh.

Mức vay:

Mức tiền lao động vay được dưới 36 triệu đồng không cần phải thế chấp tài sản. Số tiền lớn hơn phải thế chấp bằng tài sản. Sau khi vay xong tiền doanh nghiệp sẽ thông báo cho lao động ra doanh nghiệp để ký hợp đồng và làm thủ tục xuất cảnh.

Khi đi lao động phải mang theo tờ Uỷ nhiệm chi, các phiếu thu của doanh nghiệp (nếu có)

Đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, có thể vay vốn tại các ngân hàng chính sách xã hội.

Những điều kiện và thủ tục để vay vốn như sau:

• Người đứng ra vay vốn là người thân của lao động: bố, mẹ, vợ (chồng)

• Gia đình người vay chưa có nợ xấu (nợ quá hạn ) tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

• Cần chuẩn bị những thủ tục sau:

- Hợp đồng ký giữa công ty và người lao động.

- Bản cam kết trả nợ vốn vay.

- Giấy xác nhận tuyển dụng.

• Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

- Lao động sẽ phải mở tài khoản tại ngân hàng.

- Khi làm xong thủ tục vay tiền, ngân hàng sẽ gửi cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu ngân hàng.

Các thủ tục pháp lý khác:

- Phương thức cho vay: triển khai cho vay đối người lao động thông qua hộ gia đình của người lao động. Trường hợp người lao động là hộ đơn thân thì cho vay trực tiếp đến người lao động.

- Thời hạn cho vay: Căn cứ vào mức mức lương của người lao động, khả năng trả nợ của hộ gia đình người lao động và khả năng nguồn vốn của Agribank để thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, nhưng tối đa không vượt quá thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nc ngoài đã được ký kết.

- Loại tiền cho vay: cho vay bằng đồng VNĐ. Trong trường hợp người lao động có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ thì nhà băng sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối.

- Sử dụng tiền vay: Tiền vay được chuyển thẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trường hợp doanh nghiệp lao động xuất khẩu đề nghị bằng văn bản có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao động.

Hồ sơ cho vay bao gồm:

- Sổ hộ khẩu, CMND của người vay vốn (Ngân hàng đối chiếu bản chính với bản kê khai trên giấy đòi hỏi vay vốn)

- Giấy nhu cầu vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động hoặc người lao động trong trường hợp người lao động là hộ đơn thân (mẫu phụ lục kèm theo)

- Giấy tờ chứng minh đi làm việc ở nước ngoài (Văn bản thông tin về việc người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài/ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước khác giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với người lao động/ Hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với bên sử dụng lao động nước ngoài);

- Giấy tờ về tài sản bảo đảm và Giấy uỷ quyền xử lý tài sản bảo đảm (trường hợp cho vay trực tiếp người lao động).

Sau khi đã vay được vốn người lao động nên tham khảo quy trình, thủ tục, hồ sơ để đi xuất khẩu lao động Đài Loan.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Tư vấn chọn ngành nghề lương cao khi đi xuất khẩu lao động

Em năm nay 23 tuổi, đã có kinh nghiệm làm nghề mộc và xây dựng. Anh/chị cho em hỏi, khi đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thì em nên chọn ngành nghề nào lương cao và việc làm thêm nhiều?



Trả lời:

Trong một vài năm gần đây Nhật Bản là thị trường đặc biệt thu hút lao động Việt Nam, số lượng thực tập sinh Việt sang Nhật làm việc vẫn liên tục tăng đều qua các năm. Dự báo năm nay tiếp tục sẽ là một năm "bùng nổ" của thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Như đã đề cập trong bài viết 7 nhóm ngành nghề phổ biến đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, hiện nay các đơn hàng tuyển dụng phổ biến thường năm trong những nhóm ngành nghề sau:

- Xây dựng:

+ Lắp đặt cốt pha, dàn giáo

+ Quét sơn, lắp đặt điều hòa

+ Vận hành máy xây dựng

+ Xây chát.

- Nông nghiệp:

+ Trồng trọt rau quả, hoa màu trong nhà kính.

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản

- Cơ khí

+ Hàn, tiện phay, dập kim loại

+ Kiểm tra các sản phẩm đã gia công

- Chế biến thực phẩm

+ Chế biến thủy sản, thịt gia cầm..

+ Đóng gói đồ hộp

+ Chế biến thực phẩm xúc xích, thịt nguội...

So với những thị trường lao động khác, các điều kiện và quy trình tuyển dụng thực tập sinh đi Nhật khá khắt khe, "tỷ lệ chọi" bình quân hiện nay là 1:3 có nghĩa là 10 người tham gia thi tuyển sẽ chọn ra 3 người trúng tuyển. Những đơn hàng có thu nhập tốt, nhiều việc làm thêm thì tỷ lệ chọi lại càng cao.

Đối với trình độ và kinh nghiệm như bạn thì cơ hội đi Nhật làm việc là rất lớn. Do đa số các đơn tuyển thực tập sinh Việt Nam làm việc tại Nhật đều là lao động phổ thông, nên mức lương cơ bản sẽ được các doanh nghiệp Nhật trả theo khung lương của đối tượng này.

Bởi vậy sẽ không có sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa các ngành nghề, thu nhập cơ bản của người lao động sẽ giao động trong khoảng 125.000 yên - 150.000 yên. Mức lương này sẽ có sự khác nhau giữa từng khu vực, càng làm ở trung tâm thành phố lớn thì thu nhập sẽ cao hơn nhưng chắc chắn chi phí sinh hoạt một tháng sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều.

Để có thể sớm sang Nhật làm việc và chọn cho mình được những đơn hàng tốt với mức thu nhập cao thì theo kinh nghiệm của chúng tôi bạn nên trau rồi thêm năng lực tiếng Nhật, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như năng lực chuyên môn.

Để được giải đáp, tư vấn chi tiết hơn về các đơn hàng cũng như thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Tổng hợp tin tức xuất khẩu lao động nổi bật đầu tháng 8/2016

Để người lao động có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường xuất khẩu lao động, ABC xin được tổng hợp lại một số tin tức thời sự nổi bật về thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản. Dưới đây, là những tin tức nổi bật trong những ngày cuối của tháng 7, đầu tháng 8. 



Thứ nhất: 44 quận/huyện bị “cấm” lao động đi xuất khẩu tại Hàn Quốc

Đây chắc chắn là một trong những thông tin nhận được sự quan tâm, chia sẻ nhiều nhất của người lao động trên cả nước. Theo đó ngày 29/7/2016 vừa qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn số 2843/LĐTBXH-QLLĐNN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo về việc tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS năm 2016.

Cụ thể có 44 quận/huyện thuộc 10 tỉnh sẽ bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Thông tin bao gồm các tỉnh sau:

Tỉnh Thanh Hóa: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Quảng Xương.

Tỉnh Nghệ An: Nghi Lộc, TP. Vinh, Hưng Nguyên, Thanh Chương, thị xã Cửa Lò, Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Tân Kỳ.

Tỉnh Hà Tĩnh: Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, Can Lộc.

Thành Phố Hà Nội: Thường Tín, Chương Mỹ, Đan Phượng, Thạch Thất.

Tỉnh Hải Dương: Cẩm Giàng, Gia Lộc, thị xã Chí Linh, TP.Hải Dương, Bình Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ. 

Tỉnh Thái Bình: Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng, Thái Thụy.

Tỉnh Nam Định: TP.Nam Định, Hải Hậu.

Tỉnh Bắc Ninh: Lương Tài, Tiên Du, Quế Võ.

Tỉnh Quảng Bình: Bố Trạch, Quảng Trạch.

Tỉnh Hưng Yên: Khoái Châu.

Thứ 2: 11.645 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7 năm 2016 

Theo số liệu mới nhất và cục quản lý lao động ngoài nước vừa công bố thì trong tháng 7/2016 vừa qua cả nước đã đưa được 11.645 lao động (trong đó có 4.154 lao động nữ) đi làm việc tại nước ngoài, trong đó:

- Đài Loan: 6.040 lao động (2.027 lao động nữ)

- Nhật Bản: 3.533 lao động (1.737 lao động nữ)

- Hàn Quốc: 1.105 lao động (109 lao động nữ)

- Malaysia: 79 lao động (27 lao động nữ)

- Ả rập - Xê út: 269 lao động (206 lao động nữ) và các thị trường khác.

Như vậy, chỉ trong 7 tháng đầu năm chúng ta đã đưa được 65.776 lao động đi làm việc tại nước ngoài hoàn thành 65,78% kế hoạch năm 2016 và bằng 95,99% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thứ 3: Một người Việt tại Nhật bị đồng hương đâm chết

Một tin đáng đau lòng chúng ta nhận được trong tuần vừa qua đó là một người Việt bị chính đồng hương đâm chết tại Nhật Bản. Cảnh sát Nhật Bản cho hay nghi phạm đã bị bắt và đã thừa nhận tội danh của mình.

Thứ 4: Xuất khẩu lao động Nhật Bản nhộn nhịp các đơn hàng mới dịp cuối năm

Cuối năm, các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh hoạt động tuyển chọn lao động với mong muốn đầu năm 2017 sẽ tiếp nhận lớp lao động mới nhằm giải quyết bài toán việc làm, mở rộng sản xuất. Thông tin về đơn hàng xin vui lòng liên lạc trực tiếp với công ty.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I. Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6618. 8266


Lưu ý khi đăng ký điện thoại tại Nhật

Có rất nhiều bạn gửi câu hỏi đến ABC để hỏi về vấn đề về dịch vụ điện thoại tại Nhật Bản. Hầu hết các bạn đều là không trực tiếp đến cửa hàng đăng ký mà được trung gian dẫn đi hoặc photo hồ sơ và sau đó nộp tiền, nhận điện thoại. Đến khi các bạn nhận được giấy báo cước điện thoại hàng tháng mới tá hỏa với số tiền trong hóa đơn. Khi đó thì không liên lạc được với trung gian kia nữa. Sau đây là 3 trường hợp thường gặp nhất.

Không giao giấy tờ cho người quen đăng ký

Trường hợp nguy hiểm nhất là các bạn do tin tưởng người quen nên giao thẻ ngoại kiều và 1 số giấy tờ khác để nhờ đăng ký điện thoại. Giấy tờ của các bạn có thể bị đăng ký nhiều máy nhưng bạn lại chỉ được nhận 1 máy. Khi nhận được hóa đơn lên tới cả chục man, liên lạc với người trung gian thì không liên lạc được hoặc không nhận được lời giải thích hợp lý cũng như cách giải quyết. Đi báo cảnh sát thì không thể giải thích rõ ràng hoặc không chứng minh được mình là người bị hại. Có bạn nghĩ đơn giản là bỏ sim đó đi và đăng ký số điện thoại khác là xong, nhưng không đơn giản như vậy. Ở Nhật Bản, khi bạn đã có hồ sơ nợ mạng thì bạn sẽ không đăng ký được bất kỳ sim nào của 1 trong 3 nhà mạng Docomo, Au hay Sofbank nữa.

Hiểu rõ hợp đồng trước khi đăng ký

Trường hợp thứ 2 cũng rất phổ biến là khi đăng ký điện thoại, các bạn không biết rõ về các gói cước, các dịch vụ phát sinh cước phí, và cũng không biết cách để kiểm tra nội dung hợp. Nhân viên cửa hàng và người trung gian đó tự động thêm rất nhiều dịch vụ phí phát sinh cho các bạn, dẫn đến cước phí sử dụng hàng tháng của các bạn có thể lên đến 2 man 1 tháng. Có một số nơi thì sẽ giải thích theo kiểu là dịch vụ bắt buộc phải đăng ký. Các bạn không được hưởng quyền lợi từ các dịch vụ đó mà vẫn phải trả tiền hàng tháng do việc sử dụng điện thoại ở Nhật là rất cần thiết. Có những bạn bị cài dịch vụ và không biết cách hủy, bên trung gian cũng vô trách nhiệm hoặc không biết cách hủy các dịch vụ đó, khi kiểm tra trên điện thoại thì các bạn đã sử dụng tới tháng thứ 7, tính tổng số tiền bị thanh toán đã lên đến 5 man, tương đương 11 triệu VNĐ.



Trường hợp thứ 3 là các bạn học sinh được người quen dẫn đi đăng ký, bạn đó lại thông qua 1 trung gian khác dẫn đi làm điện thoại. Các bạn vẫn mất số tiền 3 đến 4 man để mua điện thoại iPhone 6, do nghĩ là mình đăng ký mới và mua đứt điện thoại với giá rẻ thực chất giá đó là không hề rẻ. Khi cửa hàng kiểm tra điện thoại của các bạn thì mới phát hiện điện thoại của các bạn được đăng ký dưới hình thức chuyển mạng và nhận máy 0 đồng, kèm theo đó khách hàng sẽ không được hưởng khuyến mãi hàng tháng giống như đăng ký mới. Không chỉ vậy, họ còn đăng ký rất nhiều dịch vụ phát sinh cước phí. Trường hợp này tính tổng số tiền các bạn bị mất gồm tiền mua điện thoại ban đầu 3 đến 4 man, tiền khuyến mãi hàng tháng 1.350 yên x 24 tháng và các dịch vụ phát sinh cước khoảng 7.000 yên 1 tháng.

Đến các cửa hàng uy tín để được tư vấn trực tiếp

Các bạn nên trực tiếp đến các cửa hàng uy tín để đăng ký điện thoại. Cần hỏi rõ về gói cước bạn sẽ sử dụng, những vấn đề cần lưu ý. Và khi đăng ký dịch vụ tại các công ty có cửa hàng đại diện, trong quá trình sử dụng có vấn đề gì phát sinh hay cần tư vấn bạn hoàn toàn có thể đến cửa hàng để được nhân viên giải đáp nhé!

(Nguồn: Isenpai)

Những lưu ý khi bạn muốn làm việc tốt ở Nhật Bản

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng Nhật Bản, người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, sáng tạo. Thế nhưng, khi sang Nhật nhiều thực tập sinh Việt Nam bị sốc khó thích ứng. Làm thế nào để thực tập sinh Việt Nam làm việc tốt nhất ở Nhật Bản.



Sau đây, ABC sẽ gửi đến cho các bạn một số lưu ý cho các bạn khi đi làm việc tại Nhật Bản để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cùng theo dõi nhé!

Đề cao kỷ luật

Có thể nhiều bạn sẽ thấy “ớn lạnh” với cách quản lý công việc quá chặt chẽ đến gò bó của Nhật nhưng các bạn phải biết rằng, chính cách quản lý đó đã rèn luyện được ý thức kỷ luật lao động tốt cho nhân viên, giữ mọi hoạt động trong tầm kiểm soát, hạ thấp rủi ro.

Quản lý nhân sự của các công ty Nhật chính là nghệ thuật làm nên thành công của họ. Tính chuyên nghiệp, kiên trì và nhẫn nại của người Nhật và công ty Nhật sẽ là môi trường tuyệt vời và phù hợp với nguyện vọng của các bạn trẻ Việt Nam ngày nay muốn làm việc và trưởng thành trong môi trường mang tính chuyên nghiệp, thử thách.

Kiên trì, nhẫn nại

Các sếp người Nhật rất coi trọng sự chăm chỉ. Thông minh và nhanh nhẹn được đặt sau sự cần cù. Hiệu quả có thể chưa cao nhưng nhân viên hết lòng với công việc, không ngại khó, kiên trì, nhẫn nại với công việc vẫn được người Nhật đánh giá cao.

Khi làm việc cho một doanh nghiệp, người ta hi vọng bạn sẽ làm mọi thứ tốt cho mọi người. Cho du thời gian bạn gắn bó với công ty ngắn nhưng bạn vẫn phải có thái độ như bạn làm việc ở công ty đó cả đời.

Chất lượng công việc là trên hết

Với người Nhật, bạn có thể làm một việc kéo dài vài ngày, nhưng bạn phải đảm bảo là kết quả cuối cùng là hoàn hảo. Có thể sản phẩm cuối cùng của bạn chưa phải là hoàn hảo nhất, nhưng nó phải đạt trên những tiêu chuẩn về chất lượng thông thường. Và các tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ không có chuyện thay đổi theo thời gian. Công việc nên được làm rõ ngay từ đầu về nội dung, thời gian để có kết quả nhanh hơn.

Có bao giờ bạn tự hỏi, bạn chăm chỉ, sáng tạo nhưng năng suất lao động vẫn thấp?

Các cơ quan quản lý lao động Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam luôn đau đầu trong việc tìm giải pháp nâng cao năng suất lao động cho người lao động, thực sự đây là một bài toán khó. Người Việt Nam được đánh giá là hội tụ đủ các yếu tố thông minh, chịu khó, nhiệt huyết với công việc... nhưng tại sao năng suất lao động vẫn thấp? Đó là ý thức làm việc của người lao động chưa được tốt, người lao động vẫn còn ngộ nhận những mâu thuẫn về tài chính đối với chủ doanh nghiệp. Khi ra nước ngoài mình bỏ tư duy đó, cần hết lòng với công việc, với doanh nghiệp.

Để thực tập sinh đến Nhật không bị sốc, khi tham gia chương trình thực tập sinh tại công ty, ABC luôn chú trọng việc đào tạo cho thực tập sinh học tiếng Nhật, học giao tiếp, ứng xử, văn hóa Nhật Bản, được rèn luyện tính kỷ luật, các kỹ năng trong công việc với những thầy cô từng làm việc nhiều năm tại Nhật và các giáo viên người Nhật Bản.

Mọi thắc mắc về xuất khẩu lao động Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội 

Điện thoại: 04. 3996. 5446 / Hotline: 09. 4567. 3586

Fanpage: https://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Làm sao để tìm đúng công ty xuất khẩu lao động uy tín?

Hiện nay, nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngày càng tăng cao, tuy nhiên người lao động thường băn khoăn không biết lựa chọn công ty nào uy tín để gửi gắm niềm tin của mình. Trong bài viết hôm nay, Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin để có thể lựa chọn được một công ty trong lĩnh vực.



Theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chỉ những doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB &XH cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng mới được tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bạn có thể kiểm tra xem doanh nghiệp đã được cấp phép tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng cách đề nghị doanh nghiệp xuất trình bản sao có công chứng giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nếu công ty thành viên, chi nhánh hoặc trung tâm là Đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng XKLĐ của doanh nghiệp XKLĐ thì theo quy định của pháp luật.

Đơn vị đó phải niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho đơn vị và bản sao Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở đơn vị. Đồng thời, bạn có thể gọi điện đến doanh nghiệp XKLĐ (tham khảo danh sách 215 công ty xuất khẩu lao động được cấp phép hiện nay) để xác nhận đơn vị đó có được thực hiện chức năng tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài hay không.

Bên cạnh đó các bạn cũng có thể tham khảo các thông tin sau đây:

- Một công ty tốt sẽ có lịch sử, thời gian hoạt động dài, hàng năm có nhiều lao động xuất cảnh

- Hàng tháng liên tục tiếp nhận các đơn hàng mới của đối tác Nhật Bản, việc tuyển chọn thực tập sinh chuyên nghiệp và minh bạch. Công ty Nhật sẽ cử người trực tiếp sang Việt Nam để tuyển chọn thực tập sinh.

- Quy trình tuyển chọn thực tập sinh chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ tuyển dụng am hiểu chuyên môn.

- Cơ sở vật chất công ty, trung tâm đào tạo đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu sinh hoạt học tập của thực tập sinh.

- Chi phí xuất cảnh, đặt cọc và học sau trúng tuyển hợp lý và minh bạch, không phát sinh các khoản phí nào khác.

- Thời gian học sau trúng tuyển không quá 6 tháng.

- Hợp đồng rõ ràng minh bạch.

Ngoài ra, có thể liên hệ đến cơ quan lao động địa phương hoặc Cục Quản lý Lao động Ngoài nước để xác minh thông tin. 

Mọi thắc mắc về thông tin xuất khẩu lao động xin vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3837. 3888

Hotline: 09. 4567. 3586

Độ tuổi nào dễ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nhất?

Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động Nhật Bản tăng mạnh do nhu cầu của người lao động muốn tìm một môi trường làm việc có mức lương cao. Tuy nhiên, yêu cầu đối với lao động của thị trường Nhật Bản cũng có nhiều khắt khe, một trong số những yêu cầu của phía Nhật Bản là yêu cầu về độ tuổi. Cùng ABC tìm hiểu xem yêu cầu về độ tuổi bao gồm những gì nhé!



Chương trình xuất khẩu lao động dành cho lao động phổ thông tại Nhật gọi là chương trình thực tập kỹ năng. Đúng theo bản chất chương trình này thì đây là chương trình phái cử, công ty tại Việt Nam phái cử nhân viên sang doanh nghiệp cùng ngành nghề tại Nhật để học tập và làm việc có thời hạn. Chính vì vậy chương trình này người tham gia cần học tiếng Nhật, phải tham gia tuyển chọn (thông thường tỷ lệ là 1:2 hoặc 1:3 là tối thiểu).

Theo tính chất của chương trình thì những nhân viên trẻ, giỏi, giàu kỹ năng, kinh nghiệm mới có thể tham gia. Tuy nhiên, các công ty Xuất khẩu lao động làm việc theo hướng dịch vụ nên không quá khắt khe. Bản chất chương trình cũng thuần là tiếp nhận lao động nước ngoài nên nhiều xí nghiệp cũng không tuyển lao động có trình độ cao.

Độ tuổi trẻ vẫn dễ đi hơn, thông thường độ tuổi phù hợp để tham gia là 19-30, những ngành đặc thù mà xí nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn như cơ khí (hàn, tiện) có thể lấy đến 32, dệt may dành cho nữ có thể lấy đến 35.

Tại sao 18 tuổi khó đi xuất khẩu lao động Nhật?

Rất ít công ty xuất khẩu lao động tuyển chọn nam nữ tuổi 18, đặc biệt là nam thì gần như không tuyển. Điều này có không hoàn toàn là do lao động 18 tuổi còn quá trẻ, không có kinh nghiệm làm việc, không chịu được áp lực công việc.

Lý do chính là độ tuổi 18 khó xin visa, đặc biệt những ứng viên vừa tốt nghiệp cấp 3. Do thủ tục xin visa, tư cách lưu trú cần khoảng thời gian làm việc từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu 18 tuổi muốn đi thường phải bỏ trình độ văn hóa trung học phổ thông (cấp 3) mà chỉ lấy trung học cơ sở (hết cấp 2).

Tại sao trên 30 tuổi gặp nhiều khó khăn khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật?

- Khả năng học tiếng Nhật kém

- Tiếp cận văn hóa trong công việc của Nhật chậm, tính cách, tác phong công việc khó thay đổi, khó bảo hơn so với lao động trẻ

- Nhìn nhận công việc chỉ vì tiền dẫn đến áp lực và thay đổi suy nghĩ, định hướng khi xí nghiệp gặp khó khăn hoặc công việc có thu nhập không như mong muốn

- Công ty xuất khẩu lao động Nhật không muốn tiếp nhận bởi chỉ muốn đi nhanh, không muốn đào tạo theo quy trình của công ty, nhanh nản chí

- Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác mà nhìn chung lao động trên 30 tuổi không được bằng lao động trẻ. Những lý do này hầu hết đều phát sinh từ chương trình xuất khẩu lao động Nhật có nhiều khó khăn như: thời gian đi lâu, phải học tiếng, phải thi tuyển, chi phí cao,...

Độ tuổi phù hợp với những ngành nghề lao động tại Nhật

- Xây dựng. Nam tuổi từ 20-28 là nhiều nhất trong biên độ thường thấy từ 19-32 (tuổi cao có nhiều lợi thế hơn vì kinh nghiệm là việc đã có)

- Nông nghiệp. Nam Nữ tuổi từ 19-32 (đây là ngành thích độ tuổi cao)

- May. Nữ tuổi từ 19-30, nhiều đơn lấy từ 18-36 (thi tuyển tay nghề - tay nghề cao là lợi thế

- Điện tử nữ lấy tuổi khá trẻ từ 19-26 (thi kỹ năng, khéo léo, nhanh nhẹn là lợi thế

- Cơ khí có biên độ rộng và thường thì mỗi xí nghiệp có một lựa chọn và tiêu chí tuyển riêng (tuổi từ 19-30)

- Thực phẩm. Ngành này thường không quan trọng về tuổi (18-32), khéo léo, gọn gàng là tiêu chí tuyển (lưu ý đầu tóc, trang phục)

Trên đây là những lưu ý về độ tuổi khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, hy vọng này những thông tin này sẽ hữu ích đối với người lao động. Mọi thắc mắc về xuất khẩu lao động Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3837. 3888

Hotline: 09. 4567. 3586

Những món ăn không thể bỏ qua vào mùa hè ở Nhật

Nhắc đến Nhật Bản chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đây là một quốc gia có nền ẩm thực phong phú. Vậy bạn có biết người Nhật Bản sẽ ăn gì vào mùa hè? Để làm dịu không khí của những ngày hè nóng nực, chúng mình thường tìm đến với những món ăn lành lạnh, mát mát. Ở Nhật Bản cũng vậy và lựa chọn đầu tiên trong danh sách này, đó chính là món mỳ lạnh, một món ăn vô cùng phổ biến và đa dạng. Một món mỳ có mặt tại rất nhiều nhà hàng mà được thực khách yêu thích đó chính là Hiyashi Chuka, một món ăn được làm từ những sợi mỳ tôm lạnh và khi ăn thì được phủ thêm nhiều nguyên liệu ở trên và kèm một bát súp lạnh.


Somen, Hiyamugi, Hiyashi Udon lại là những món mỳ được làm từ bột mỳ nhào nhuyễn trộn cùng với muối. Điều đặc biệt đó là Somen và Hiyamugi rất giống với loại mỳ sợi mà chúng ta vẫn được ăn đấy các bạn ạ! Sợi mỳ của Somen và Hiyamugi đều rất mỏng, chỉ rộng có 1mm, thế nhưng sợi mì somen thậm chí còn mỏng hơn cả hiyamugi (nhỏ hơn 1mm). Thường những sợi mỳ này được nhào tròn hoặc nhào thành hình vuông. Trong cả ba loại này thì udon là loại có sợi mỳ dày nhất. Sau khi luộc những sợi mỳ lên và để nguội chúng, thực khách sẽ ăn chúng bằng cách nhúng vào một loại nước chấm làm từ đậu nành và được gọi là men-tsuyu ở Nhật. Bạn có thể mua một chai men-tsuyu rất dễ dàng ở các cửa hàng Nhật Bản hoặc bạn cũng có thể làm chúng bằng cách trộn đậu nành cùng rượu sake, mirin, nước và muối trong một chiếc bát. Ăn mỳ không thì khá là đơn giản nên những đầu bếp ở đây thêm vào một số phụ gia (được gọi là yakumi ở Nhật) để trộn cùng với súp. Những phụ gia trên (gọi chung là yakumi) gồm có gừng, rong biển, wasabi, hành tươi và rất nhiều thứ khác. Khác với somen và hiyamugi chỉ có thể ăn lạnh, udon có thể ăn kể cả khi nóng hay lạnh, nhưng mỳ lạnh udon phổ biến hơn vào mùa hè.




Một loại mỳ nữa cũng khá quen thuộc, đó chính là mỳ Soba (Mỳ kiều mạch), Soba được làm từ bột kiều mạch, vì thế màu sắc của loại mì này khá đen. Cũng giống như mỳ udon, mỳ soba đều có thể ăn được lúc nóng hay lúc lạnh, và tất nhiên vào mùa hè thì chẳng ai muốn ăn một bát mỳ khói nghi ngút cả vì thế đa phần chọn soba lạnh, với hai loại mỳ soba lạnh phổ biến ở Nhật Bản là mori-soba và zaru-soba. Mỳ soba lạnh cũng được ăn bằng cách nhúng vào một bát nước chấm làm từ đậu nành và được gọi là soba-tsuyu. Thêm vào đó còn được ăn kèm rong biển, hành tươi và wasabi. Nếu như bạn ăn mỳ cùng với wasabi, cách hiệu quả nhất là cho một chút wasabi ở cạnh của bát mỳ, nhúng mỳ vào trong nước đậu nành và sau đó kéo mỳ từ trong nước chấm qua wasabi ở thành bát. Ở Nhật Bản, họ cho rằng việc bạn tạo ra âm thanh xì xụp khi đang ăn mỳ là hoàn toàn có thể vì ở đây ai cũng thế cả, thậm chí họ cho rằng việc tạo ra âm thanh đó khi ăn mỳ thì sẽ có cảm giác ăn ngon hơn. Nhưng bạn phải thật thận trọng khi mặc một chiếc áo trắng vì bạn có thể làm bẩn áo mình khi đang xì xụp đấy nhé!



Mỳ lạnh đặc biệt được yêu thích vào mùa hè nhưng nếu bạn ghé thăm xứ sở hoa anh đào vào những ngày nóng nực thì cũng đừng quên thưởng thức những món ăn khác vô cùng hấp dẫn như món Unagi (lươn). Lươn nướng đặc biệt được yêu thích ở Nhật Bản vì cung cấp cho con người khá nhiều năng lượng trong mùa hè và được sử dụng khá nhiều ở Nhật Bản. Lươn nướng ăn kèm với nước chấm teriyaki được gọi là kabayaki. Đây là món ăn được tiêu thụ nhiều nhất tại các nhà hàng Nhật Bản trong mùa hè.



Nếu ở Việt Nam, vào mùa hè, chúng mình thích thú với món tào phớ thì ở Nhật Bản, họ cũng yêu thích món Hiya-yakko, một món ăn khá giống với món tào phớ của Việt Nam, được ăn bằng cách thả đậu phụ vào trong nước đậu nành. Hiya-yakko thường được sử dụng kèm với karashi, một loại mù tạt của Nhật, gừng thái mỏng và hành tươi. Món đậu phụ còn có thể được chế biến thành salad với cà chua cũng trở thành một món ăn gọn nhẹ, mát bổ cho những ngày hè oi ả. Không chỉ vậy, với đậu phụ, các bạn còn có thể thưởng thức món Goya Champuru (khổ qua, đậu phụ xào lẫn với thịt lợn thái mỏng, và hạt tiêu), là một món ăn vô cùng nổi tiếng của vùng Okinawa.


Một món ăn được mệnh danh là vua của các loại rau mùa hè ở Nhật Bản không thể không được nhắc tới trong danh sách ngày hôm nay đó chính là món cà tím nướng. Cà tím được nướng lên và ướp lạnh, trong tiếng Nhật thường được gọi là yakinasu, là một món ăn truyền thống vào mùa hè ở nơi đây.


Ở Nhật, dường như những món ăn được làm từ nguyên liệu tự nhiên, chế biến đơn giản rất được ưa chuộng vào mùa hè, edamame (đậu nành) là một trong những món như vậy. Với hàm lượng chất khoáng, vitamin, protein, chất béo, chất xơ, rất tốt cho đường ruột, làm mịn da mặt và còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh về ung thư, món đậu nành này trở thành món khai vị quen thuộc của người Nhật Bản. Những trái đậu còn tươi xanh được rắc một tí muối vào rồi xóc đều và tách hạt ăn đã trở nên rất thu hút không chỉ đối với người dân xứ sở hoa anh đào mà còn cả với du khách bốn phương.


Với một nền văn hóa phong phú, đa dạng, bên cạnh những hoa anh đào, những truyện tranh đầy màu sắc, Nhật Bản còn có một nền văn hóa ẩm thực vô cùng thú vị. Và nếu có cơ hội ghé thăm đất nước Nhật Bản vào mùa hè, các bạn hãy thử thưởng thức những món ăn mà ABC mách bảo nhé!



Các website hữu ích khi sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản

Các bạn du học sinh/thực tập sinh luôn mong muốn bản thân mình chuẩn bị một cách tốt nhất những hành trang, thông tin về đất nước – con người Nhật Bản. Ngoài hành trang như vali, tư trang cá nhân, kiến thức về Nhật Bản, ABC xin giới thiệu đến các bạn hệ thống các website uy tín hữu ích cho cuộc sống tại Nhật Bản – hành trang điện tử trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay.



1. Diễn đàn tìm hiểu về cuộc sống ở Nhật:

http://www.vysajp.org/news/chuc-nang/forum/ : diễn đàn của hội sinh viên Việt Nam tại Nhật

http://forum.gaijinpot.com/ : diễn đàn của người nước ngoài tại Nhật

2. Trang web tra giá rẻ nhất, rao vặt về các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng

- Tra giá, xem tính năng, xem đánh giá, hỏi đáp,... về các mặt hàng điện tử để tìm giá rẻ nhất. Có thể tìm các thuê bao internet trên trang web này để được mức giá ưu đãi nhất.

価格 (kakaku = giá cách: giá cả): kakaku.com

- Mua máy tính cũ giá rẻ tại Nhật: Bạn muốn đặt mua máy tính cũ trên mạng và máy sẽ được chuyển tới nhà bạn. Bạn có thể thanh toán tiền lúc nhận hàng.


- Mua bán, rao vặt tại Tokyo (English = Tiếng Anh)



Mua sắm vật dụng gia đình, đồ dùng nói chung:







- Camera, đồng hồ cũ:




Mua sắm quần áo, giày dép:

http://www.nissen.co.jp/: lấy catalog miễn phí đặt ở mấy convenience store



http://www.locondo.jp/(chuyên về giày, túi xách)




3. Các trang web dịch vụ tổng hợp, game giải trí

- Đây là các trang web cung cấp mọi dịch vụ cần cho cuộc sống của bạn như tin tức, chơi game, bói toán, hỏi đáp, tra tàu điện, mua bán online, mua vé máy bay, v.v...

Tên tiếng Nhật: ポータルサイト = Portal Site (Cổng thông tin)

Yahoo! Japan: yahoo.co.jp


Livedoor: www.livedoor.com


- Chơi game miễn phí:

Yahoo! Mobage: http://yahoo-mbga.jp/(cần đăng ký tài khoản Yahoo! Japan để vào chơi)

5. Lịch các ngày nghỉ tại Nhật


6. Tra thời tiết các địa phương Nhật Bản


7. Thông tin du lịch, tìm vé máy bay, đặt vé xe buýt, đặt khách sạn, xem bản đồ, thời gian

http://travel.yahoo.co.jp/:tìm vé máy bay, tour giá rẻ trong và ngoài nước

http://www.japanican.com/index.aspx: tìm tour, khách sạn giá rẻ trong nước

- Xem đường đi, giá vé & thời gian:




- Tra tuyến tàu điện, giá vé



8. Thông tin Việc làm

http://www.peraperaworld.com/teacher/: đăng ký dạy thêm (tìm sinh viên)

https://www.hellowork.go.jp/: tìm việc làm thêm (đây là website hỗ trợ việc làm của Chính phủ Nhật)

9. Trang mua bán đấu giá lớn nhất Nhật Bản (Yahoo! Auction)


10. Báo điện tử tại Nhật



11. Giao lưu bạn bè quốc tế và Nhật Bản, trao đổi ngôn ngữ, từ điển điện tử

- Hiragana Times International Party: http://www.hiraganatimes.com/

(Tokyo, Osaka, có phí)

- Trao đổi ngôn ngữ trên mạng


- Từ điển trực tuyến:

http://www.alc.co.jp/: Anh-Nhật, Nhật-Anh

http://dictionary.goo.ne.jp/: Anh-Nhật, Nhật-Anh, Nhật-Nhật



12. Mua thẻ điện thoại quốc tế gọi về Việt Nam



- Gọi điện thoại quốc tế từ internet (VOIP)


(Trả tiền bằng thẻ tín dụng, cài phần mềm và gọi. Gọi một số nước miễn phí.)

Bạn có thể tìm kiếm hệ thống TOP 800 website hàng đầu tại Nhật Bản qua địa chỉ :

(Nguồn: Sưu tầm)

Lao động xây dựng Nhật Bản có gì khác biệt?

Đi lao động ở Nhật Bản làm xây dựng, hay nói cách khác là đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản làm nghề xây dựng.

Đi đơn hàng xây dựng có tốt không? 
Điều kiện của các lao động làm xây dựng ở Nhật Bản thực tế như thế nào?
Mức lương hàng tháng mà các công nhân làm ngành xây dựng tại Nhật Bản có cao không?
Điều kiện sinh hoạt, chỗ ăn, ở như thế nào?

Đây là những băn khoăn, thắc mắc của hầu hết các bạn muốn đi sang Nhật Bản làm việc, làm xây dựng.

Trong bài viết này, ABC sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn về đi lao động xây dựng tại Nhật Bản.

1. Môi trường sinh hoạt của lao động xây dựng ở Nhật Bản:

Nếu nhìn vào môi trường sinh hoạt của lao động làm xây dựng ở nước ta, thì rõ ràng điều kiện sinh hoạt kém hơn nhiều so với các công việc khác. Làm xây dựng thì lao động đều phải đi theo công trình, mỗi công trình thì ở mỗi khu vực khác nhau, môi trường sinh hoạt thường tạm bợ. Mỗi nhóm lao động thường hay dựng lều tạm bợ, dựng lán tạm ở cạnh công trình, chỗ ăn, ở, ngủ nghỉ là ở tại đây luôn, nhìn vào đây thì ai cũng biết đây là môi trường sinh hoạt không được đảm bảo. Vậy môi trường làm việc của lao động xây dựng ở Nhật Bản có như vậy không?

Môi trường làm việc của lao động xây dựng ở Nhật Bản lại trái lại ngược lại hoàn toàn, với lao động ở công trình xây dựng tại Nhật Bản, họ vẫn làm việc theo thời hành chính như nhân viên văn phòng, tức là làm đúng 8 giờ/ngày, họ được bố trí ký túc xá để ở, ăn, nghỉ ngơi. Khi xí nghiệp chọn nơi ở cho lao động, xí nghiệp luôn luôn phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cơ bản như: Diện tích nhà ở trên đầu mỗi người, điện, nước, gas, điều hòa, máy giặt, tủ lạnh và đi lại,… Nếu thiếu một trong những yếu tố này và làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động tức là xí nghiệp đã không giữ cam kết với nghiệp đoàn và đã vi phạm luật tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản. Ở Nhật Bản thì hầu hết các chủ xí nghiệp đều thực hiện đúng luật lao động, vì vậy điều kiện cơ bản như trên sẽ được đảm bảo.

Hàng ngày, lao động được xe đưa đón đi làm việc đối với các công trường ở cách xa khu ký túc. Tóm lại, lao động làm xây dựng tại Nhật Bản có cuộc sống sinh hoạt và làm việc tách biệt hoàn toàn đối với công trường xây dựng. Không thể có chuyện gộp chung như các lao động làm xây dựng ở các công trường xây dựng ở nước ta.

2. Đảm bảo An toàn của lao động xây dựng:

An toàn lao động luôn là tiêu chí hàng đầu của các chủ sử dụng lao động. Trong luật lao động của Nhật Bản, đảm bảo an toàn lao động được quy định rõ ràng, người Nhật Bản thì luôn luôn tuân thủ pháp luật và thực hiện rất nghiêm túc, không lách luật như ở Việt Nam chúng ta. Do đó an toàn lao động của công nhân làm xây dựng ở Nhật Bản được xếp vào top số 1 trên thế giới.

Các lao động khi sang Nhật Bản làm việc đều được đóng bảo hiểm, đối với mỗi lao động khi gặp tai nạn rủi ro nhất là có liên quan đến tính mạng sẽ được nhận tiền bảo hiểm từ khoảng 2,5-4 tỷ đồng, tùy theo từng trường hợp. Còn nhẹ nhất như gãy chân tay, sẽ được nhận tiền bảo hiểm khoảng 150 đến 300 triệu. Vì các công ty bảo hiểm, cơ quan làm bảo hiểm, luôn luôn kiểm tra nơi làm việc, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe rất nghiêm ngặt, nếu công ty nào vi phạm sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí còn bị tước giấy phép hoạt động và người chủ xí nghiệp sẽ bị cấm mở công ty xí nghiệp tiếp, điều này làm cho các ông chủ ở Nhật Bản luôn luôn tạo môi trường tốt nhất cho lao động, vì vậy hầu hết các công ty, xí nghiệp luôn đảm bảo an toàn nhất cho lao động của mình.

3. Khí hậu ủng hộ lao động làm xây dựng ở Nhật Bản:

Một điều khá bất lợi của lao động làm ngành xây dựng là hay phải làm việc ở ngoài trời, tuy vậy ở Nhật không, thời tiết, khí hậu lại ủng hộ cho những ai hay phải làm việc ngoài trời, ở Nhật Bản không có những cái nắng gay gắt như mùa hè ở miền Bắc nước ta, không có những ngày rét buốt như những ngày của mùa đông như nước Việt Nam. Đây là lợi thế lớn nhưng không thể tránh khỏi những ngày mưa tầm tã ở Nhật, Nhưng những ngày mưa to, gió bão thì thông thường các chủ xây dựng ở Nhật luôn cho lao động nghỉ và vẫn trả lương cơ bản, hoặc có thể luân chuyển qua các khâu đoạn khác mà thời tiết không ảnh hưởng đến.

4. Mức thu nhập của các lao động xây dựng tại Nhật Bản:

Đối với các bạn đang có ý định đi lao động tại Nhật Bản làm xây dựng thì chắc hẳn luôn quan tâm đến mức lương mình sẽ nhận được là bao nhiêu, có cao không? Xin trả lời các bạn rằng đối với hợp đồng lao động xây dựng tại Nhật Bản mức lương luôn cao hơn so với các ngành nghề khác, hơn nữa đối với lao động ngành xây dựng luôn được tạo điều kiện cho tăng ca để có thêm thu nhập hoặc hỗ trợ tiền ăn, tiền thuế hay tiền bảo hiểm...

5. Làm xây dựng ở Nhật có quá nặng nhọc, vất vả không?:

Câu nói “muốn kiếm nhiều tiền thì vất vả” vẫn luôn đúng, và cũng không có công việc nào là dễ dàng hay nhẹ nhàng cả, dù các bạn có làm trong nhà máy, làm nông nghiệp, điện tử hay làm xây dựng thì để có thu nhập cao các bạn cũng phải có thời gian làm việc nhiều, nghĩa là phải làm thêm nhiều. Và làm nhiều thì đương nhiên là vất vả, nhưng các điều kiện làm việc ở Nhật Bản thì hầu như tất cả các ngành nghề công việc đều không đòi hỏi phải có sức khỏe cơ bắp nhiều. Công việc cũng không quá khó nhọc, không quá mất sức như lao động phổ thông ở Việt Nam. Vậy làm ngành xây dựng ở Nhật Bản không quá khó nhọc, nặng nề.

6. Người Nhật Bản luôn rất coi trọng  các lao động làm xây dựng:

Xây dựng cơ bản rất quan trọng để nền kinh tế một quốc gia phát triển. Nhật Bản là một đất nước phải chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên như động đất, sóng thần, mà xây dựng không tốt thì làm sao chống đỡ được động đất, vì vậy từ xa xưa người Nhật đã luôn coi trọng, tôn trọng những người mang lại sự an toàn cho tính mạng của mình, nhưng người đó đầu tiên phải kể đến là những người làm trong ngành xây dựng. Các lao động làm ngành xây dựng tại Nhật Bản luôn được tôn trọng và giúp đỡ nhiệt tình. Tại thời điểm này Nhật Bản đang triển khai xây dựng các khu thể thao dành cho Olympic 2020, chính vì vậy Nhật đang rất cần lao động ngành xây dựng. Đây quả là một cơ hội tốt cho những lao động chưa có tay nghề muốn sang Nhật làm việc.

Trên đây là cái nhìn tổng quan về môi trường làm việc của lao động làm ngành xây dựng ở Nhật Bản. 

Để biết thêm các thông tin chi tiết về xuất khẩu lao động sang Nhật cũng như các đơn hàng xây dựng các bạn vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẨN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3837. 3888
Hotline: 09. 4567. 3586

Danh sách các bệnh viện đủ điều kiện khám sức khoẻ đi xuất khẩu lao động.


Để đạt tiêu chuẩn đi làm việc tại nước ngoài, ngoài những yêu cầu về kỹ năng công việc thì ứng viên cần đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng có đủ chức năng, tiêu chuẩn để khám và chứng nhận sức khỏe cho lao động trước khi xuất cảnh. Dưới đây là danh sách những Bệnh viện đủ tiêu chuẩn trong việc khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.



Bệnh viện đủ tiêu chuẩn của bộ y tế khám chung cho tất cả các thị trường trừ Đài Loan


1. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang
2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
3. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
4. Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (TP.Bến Tre)
5. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận
7. Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ
8. Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng
9. Bệnh viện Đà Nẵng
10. Bệnh viện Đa khoa Đắc Lắc
11. Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
12. Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
13. Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai
14. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam
15. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
16. Bệnh viện E (Hà Nội)
17. Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội)
18. Bệnh viện GTVT I (Hà Nội)
19. Trung tâm y tế xây dựng (Hà Nội)
20. Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An (Hà Nội)
21. Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn (Hà Nội)
22. Trung tâm y tế Dệt may (Hà Nội)
23. Bệnh viện đa khoa Saint Paul (Hà Nội)
24. Bệnh viện Nông nghiệp (Hà Nội)
25. Bệnh viện Hồng Ngọc (Hà Nội)
26. Bệnh viện đa khoa tư nhân Thăng Long (Hà Nội)
27. Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội)
28. Bệnh viện Bắc Thăng Long (Hà Nội)
29. Bệnh viện Đức Giang (Hà Nội)
30. Bệnh viện 354, Bộ Quốc phòng (Hà Nội)
31. Bệnh viện 19-8, Bộ Công an (Hà Nội)
32. Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội)
33. Bệnh viện tỉnh Hà Tây (Hà Nội)
34. Bệnh viện khu vực Sơn Tây (Hà Nội)
35. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
36. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
37. Bệnh viện Viêt Tiệp (Hải Phòng)
38. Bệnh viện Kiến An (Hải Phòng)
39. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình
40. Bệnh viện TW Huế
41. Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
42. Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang
43. Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn
44. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
45. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An
46. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
47. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
48. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam
49. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi
50. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
51. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
52. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng
53. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La
54. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
55. Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên
56. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên
57. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
58. Bệnh viện đa khoa Hợp Lực (Thanh Hóa)
59. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh)
60. Bệnh Viện Thống nhất (TP.Hồ Chí Minh)
61. Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.Hồ Chí Minh)
62. Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.Hồ Chí Minh)
63. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.Hồ Chí Minh)
64. Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.Hồ Chí Minh)
65. Bệnh viện An Bình (TP.Hồ Chí Minh)
66. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh)
67. Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP.Hồ Chí Minh)
68. Bệnh viện 30-4 (TP.Hồ Chí Minh)
69. Bệnh viện bưu điện II (TP.Hồ Chí Minh)
70. Bệnh viện đa khoa Phú Thọ (TP.Hồ Chí Minh)
71. Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
72. Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh
73. Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang
74. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
75. Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Bệnh viện được khám và chứng nhận sức khoẻ cho tất cả các thị trường bao gồm cả thị trường Đài Loan.

1. Bệnh Viện Thống nhất (TP.Hồ Chí Minh)
2. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh)
3. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
4. Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An (Hà Nội)
5. Bệnh viện Giao thông vận tải 1 (Hà Nội)
6. Bệnh viện Trung ương Huế

Xuất khẩu lao động - Sự lựa chọn đúng đắn

Hiện nay, cứ mỗi năm lại có thêm khoảng gần một  triệu người Việt Nam đến tuổi lao động. Cùng với những lao động đã và đang công tác tạo nên một lực lượng lao động lớn trong thị trường việc làm trong nước.

Trong tổng số lao động đang làm việc thì phần đông số đó là học phải làm những việc bấp bênh với tiền công và điều kiện làm việc nghèo nàn, lạc hậu. Cùng lúc đó, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh, các ngành nghề phát triển với nhiều công nghệ hiện đại tiên tiến. Nhu cầu lao động tại Nhật Bản ngày càng nhiều và vì thế mà xuất khẩu lao động Nhật Bản có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.



Vậy tại sao chúng tôi lại khẳng định rằng đó là lựa chọn đúng đắn cho bạn? Bạn sẽ hiểu rõ hơn qua những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Đầu tiên, bạn phải hiểu được rằng, với thị trường hiện tại, nếu bằng cấp của bạn là trung bình thì sẽ rất khó để bạn tìm được việc đáp ứng mức lương mà bạn mong muốn. Hoặc giả là có công việc lương cao nhưng chắc chắn sẽ không phải chuyên ngành bạn học. Vậy thì chẳng phải 4-5 năm học đại học coi như là vô ích sao?

Và dĩ nhiên thị trường trong nước không được thì chúng ta phải tìm kiếm nhiều hơn ở thị trường nước ngoài nhất là Nhật Bản. Nhà nước Nhật có rất nhiều những chính sách ưu đãi cho người lao động. Tại đây thì quyền lợi của người lao động được hưởng gần như là tối đa và mức lương thì ưu đãi hơn hết.

Không chỉ thế, họ còn có chương trình du học nhật bản vừa học vừa làm rất đa dạng, phong phú. Với hệ thống chương trình này, bạn là người lao động nhưng cũng đồng thời là người du học. Tại sao lại nói như vậy?

Thường thì ai cũng nghĩ rằng những người du học thì chỉ là những học sinh, sinh viên. Nhưng ít ai biết đến những cử nhân ra trường, những người lao động cũng là những du học sinh. Vì lý do đơn giản hơn hết là tại Nhật họ sẽ được áp dụng những khóa học đào tạo ngành nghề chuyên sâu của họ.

Điều này là rất tốt bởi ai cũng biết học thì đi đôi với hành. Vừa học vừa thực hành sẽ làm tăng hiểu biết, tăng kinh nghiệm làm việc hơn. Các tiêu chuẩn tuyển chọn của bất kỳ công ty nào tại Việt Nam cũng có tiêu chuẩn yêu cầu 1 đến 2 năm kinh nghiệm làm việc thì mới được tuyển chọn.

Vậy nên học và thực hành tại Nhật sẽ giúp bạn có điều kiện tốt hơn khi trở về nước. bạn sẽ không còn lo ngại vấn đề làm tại đâu, ở đâu lương cao, và phải xin việc như thế nào hay liệu bạn có được làm công việc đúng ngành đúng nghề.

Vì tất cả nhưng điều trên mà khi xuất khẩu lao động trở về bạn sẽ là người có trong tay dù chưa phải là tất cả nhưng đã là hầu hết. Do đó mà chúng tôi tin và khẳng định rằng xuất khẩu lao động Nhật bản – lựa chọn đúng đắn của tương lai.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với các bạn và chúc các bạn thành công với những sự lựa chọn của mình.

Mọi thắc mắc các bạn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 074.3837.3888
Hotline: 09. 4567. 3586

Chú ý: Một số câu hỏi phỏng vấn của Cục xuất nhập cảnh

Thời điểm này cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đang chuẩn bị gọi check thông tin (phỏng vấn du học nhật) du học sinh và người bảo lãnh. Ngoài ra nơi làm việc của người bảo lãnh, nơi học tiếng Nhật của du học sinh cũng có thể bị check thông tin. Dưới dây là một số kinh nghiệm, gợi ý và một số mẫu câu phỏng vấn phổ biến, xin chia sẻ để các bạn lưu ý.

Một số lưu ý phỏng vấn du học

Thời gian cục kiểm tra: trong giờ hành chính từ 9h đến 18h hằng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (ngày thứ bẩy, chủ nhật và lịch đỏ – người Nhật được nghỉ).

Khi nhận được điện thoại từ nước ngoài, đầu 0081, +81 hoặc không hiển thị số bạn cần nhanh chóng di chuyển tới nơi có sóng điện thoại tốt nhất và yên tĩnh để trả lời điện thoại. Nếu là điện thoại cố định, đương nhiên bạn phải nhắc nhở mọi người xung quanh giữ trật tự – nếu cần.

Trong trường hợp bạn đang ở nơi ồn ào, nơi có sóng điện thoại yếu, bạn có thể nói với đầu dây bên kia là gọi lại sau vì đang không tiện nghe máy vì ồn, vì đang họp hoặc không an toàn khi đang tham gia giao thông.

Tuyệt đối không được trả lời một cách chắc chắn những câu hỏi mà mình thấy không nhớ rõ thông tin. Bạn có thể nói: “tôi không nhớ chính xác, vui lòng chờ tôi kiểm tra lại rồi xác nhận với anh/chị.” Tất nhiên phải là những thông tin mà bạn có thể quên (chẳng hạn ngày tốt nghiệp của con bạn).

Tuyệt đối không được hỏi, nói chuyện với người bên ngoài khi đang trả lời phỏng vấn. Ngược lại mọi người xung quanh tuyệt đối không được nhắc người đang bị phỏng vấn.

Người bảo lãnh chú ý các thông tin sau

Họ và tên người bảo lãnh.
Ngày tháng năm sinh người bảo lãnh.
Quan hệ với người được bảo lãnh – du học sinh.
Trong gia đình có bao nhiêu người, tên và công việc từng người.
Địa chỉ hiện tại đang ở, có ai đang sống cùng ở đó.
Công việc hiện tại làm gì, ở đơn vị nào, địa chỉ ở đâu.

Thu nhập 1 tháng bao nhiêu, đây là câu hỏi xoáy, bạn có thể xác nhận lại “Bạn muốn hỏi thu nhập của tôi trong năm nào?”. Từ đó bạn nhớ lại bảng xác nhận thu nhập năm đó, chia cho 12 tháng rồi nói một con số khoảng…, sao cho mức chênh lệch không quá 1 triệu.

Nếu gia đình làm kinh doanh tự do thì cần xác nhận lại về: mặt hàng kinh doanh chủ yếu là gì, mức thu nhập hằng năm bao nhiêu. Vốn đầu tư bao nhiêu, thời gian kinh doanh được bao lâu rồi, số và ngày tháng cấp giấy đăng ký kinh doanh...

Nếu gia đình làm trang trại, nông nghiệp thì người bảo lãnh cần chú ý trả lời đúng: trang trại nuôi con gì, trồng cây gì, sản lượng hằng năm bao nhiêu, doanh thu đạt được mức nào? Ngoài ra, bạn cũng cần trả lời được trang trại rộng bao nhiêu, nếu có giấy phép mở trang trại bạn cần cung cấp số, ngày cấp giấy phép.

Sổ tiết kiệm có bao nhiêu tiền định dành cho con đi du học, tài khoản mở tại ngân hàng nào, địa chỉ ở đâu. Ngày mãn hạn sổ tiết kiêm là ngày nào?

Những mốc thời gian quan trọng của gia đình hay của người bảo lãnh. Đối với người đi làm công ty thì phải biết tên giám đốc, tên trưởng phòng, nhân viên hay những người đồng nghiệp.

Du học sinh chú ý các thông tin sau

Họ và tên, ngày tháng năm sinh.
Gia đình có bao nhiêu người, ngày tháng năm sinh, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp.
Nơi ở hiện nay, quê quán.
Tốt nghiệp cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học trường nào, ngày tháng năm nào?
Tên giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng trường cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học là gì?
Học tiếng Nhật ở đâu? Trong khoảng thời gian nào? Học đến bài nào và đã thi được chứng chỉ gì rồi?
Trường Nhật ngữ đang đăng ký xin học là trường gì? Địa chỉ trường ở đâu?
Lý do du học của em là gì? Được viết tay hay đánh máy?
Nguyện vọng học tập của em là gì? Mong muốn học về chuyên ngành gì tiếp theo?
Vào học cấp 1 từ năm nào? (có thể có những trường hợp đi học muộn).
Thời gian trống (không đi học) em đã làm gì, ở đâu, công việc thế nào… Trong trường hợp bạn đi làm ở một công ty nào đó thì phải thuộc đủ mọi thông tin về công ty mà mình đã làm việc: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, tên giám đốc, tên trưởng phòng, công ty làm gì, bạn làm gì, tên đồng nghiệp là gì, công ty đó giờ còn hoạt động không…







Trên đây là những lưu ý dành cho các bạn, hi vọng với những lưu ý này các bạn có thể hoàn thành tốt phỏng vấn với Cục xuất nhập cảnh.

 Nếu có bất kỳ thắc mắc về các thủ tục đi du học và xuất khẩu lao động các bạn vui lòng gửi về địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3837. 3888
Hotline: 09. 4567. 3586

Top