ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất năm 2016

Trong các bài viết trước trong mục Góc tư vấn xuất khẩu lao động, ABC đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến chi phí, hồ sơ, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tuy nhiên để giúp người lao động có cái nhìn tổng quan hơn chúng tôi sẽ tổng hợp lại một cách chi tiết nhất về quy trình, thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất hiện nay. Hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn.



I. Đối tượng tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản

- Nam, nữ trong độ tuổi từ 19 – 30 (Một số đơn hàng lấy tuyển dụng đến 35 tuổi )

- Tốt nghiệp tối thiểu cấp 2 trở lên

- Nam cao 165 cm trở lên, Nữ cao 155 cm trở lên

- Có kinh nghiệm làm việc thực tiễn là một lợi thế

- Chưa từng xin visa đi Nhật

Khi người lao động đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên thì liên hệ trực tiếp với cán bộ tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ. Cán bộ công ty sẽ hẹn người lao động qua công ty để làm thủ tục sơ tuyển. Dưới đây là quy trình, thủ tục đi xuất khẩu lao động chi tiết nhất để các bạn hiểu rõ hơn những việc mình sẽ phải làm từ khi đăng ký tham gia cho đến lúc xuất cảnh và về nước.

1. Sàng lọc, sơ tuyển ứng viên

Người lao động sẽ phải khám sức khỏe tại bệnh viên chỉ định, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động thì sẽ tiến hành là hồ sơ ứng tuyển các đơn hàng tuyển dụng.

Các doanh nghiệp Nhật Bản thường tuyển dụng theo các tiêu chí như: ngoại hình, thể lực, bằng cấp, độ tuổi, ý thức kỷ luật...

2. Đào tạo trước thi tuyển

Khi đã vượt qua vòng sơ tuyển, người lao động sẽ được đào tạo và học các khóa học định hướng nhằm nâng cao kiến thức phù hợp với yêu cầu về trình độ tay nghề của nhà tuyển dụng trước khi tham gia thi tuyển.

Do văn hóa cũng như môi trường làm việc tại Nhật có sự khác biệt rất lớn so với Việt Nam nên đào tạo định hướng lao động làm việc tại Nhật Bản sẽ là quy trình bắt buộc khi công ty phái cử phải tổ chức cho người lao động tham gia.

3. Thi tuyển chính thức

Hầu hết các doanh nghiệp Nhật đều sẽ cử trực tiếp cán bộ sang Việt Nam để tuyển chọn lao động, ngay cả việc họ chỉ tuyển 1 -2 thực tập sinh, điều đó cho thấy họ luôn đánh giá cao năng lực, chất lượng nguồn lao động cần tuyển.

Các ứng viên sẽ tham gia thi tuyển trình độ tay nghề, phỏng vấn, thi thể lực, các bài test, IQ, thi kỹ năng...

4. Đào tạo chuyên sâu

Khi người lao động đã trúng tuyển sẽ được đào tạo nâng cao về trình độ tiếng Nhật, năng lực nghề nghiệp để đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp Nhật sau khi xuất cảnh. Thời gian đào tạo trung bình từ 3-5 tháng kể từ thời điểm có thông báo trúng tuyển.

5. Xin visa/thị thực Nhật Bản

Vấn đề này sẽ được công ty tiếp nhận kết hợp với doanh nghiệp phái cử thực tập sinh hỗ trợ, nên người lao động không cần phải lo lắng. Visa và thị thực sẽ được làm trong thời gian thực tập sinh được đào tạo nâng cao

6. Đặt vé và xuất cảnh

Chủ sử dụng lao động tại Nhật Bản sẽ chuyển các loại giấy tờ cần thiết để sắp xếp thời gian xuất cảnh, khi tiếp nhận thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ hoàn tất các thủ tục xuất cảnh cho thực tập sinh.

7. Đào tạo thực tập sinh kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản

Trong tháng đầu tiên người lao động sẽ được nghiệp đoàn cử cán bộ phụ trách hướng dẫn giúp thích nghi với môi trường làm việc, điều kiện sinh hoạt và đi lại ở Nhật Bản.

Phía xí nghiệp Nhật Bản họ cũng sẽ đào tạo để giúp người lao động nắm bắt được công việc, tiếp cận máy móc, trang thiết bị, an toàn lao động...

8. Trở về Việt Nam khi hết hạn hợp đồng

Khi hết hạn hợp đồng lao động, thực tập sinh đến trực tiếp công ty phái cử để làm thủ tục thanh lý hợp đồng tại doanh nghiệp xuất khẩu lao động để nhận lại toàn bộ chi phí và hồ sơ đặt cọc (nếu có).

Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại ABC. Mọi thắc mắc về xuất khẩu lao động Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3837. 3888

Hotline: 09. 4567. 3586

Quy trình tham gia xuất khẩu lao động năm 2016

Nhằm giúp người lao động hiểu rõ hơn về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản (thực tập sinh kỹ năng) do công ty tổ chức, dưới đây là các bước quy trình chung mà người lao động phải thực hiện để có thể nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản.



Bước 1: Tư vấn và khám sức khỏe

Tại văn phòng công ty người lao động được tư vấn cụ thể về công việc sẽ làm, theo hợp đồng làm việc khi nhập cảnh tại Nhật Bản, mức thu nhập, chế độ phúc lợi, nhà ở, điện nước, sinh hoạt... Được giải đáp các thắc mắc về luật lao động Nhật Bản, việc làm thêm giờ và các vấn đề khác.

- Thông báo lịch trình nộp hồ sơ, thi tuyển, đào tạo sau trúng tuyển, các bước chi phí, tài chính, nhập cảnh,...

- Hướng dẫn đi khám sức khỏe tại bệnh viện công ty chỉ định (có cán bộ đưa đi khám). Phí khám: 690.000 đồng

- Hướng dẫn hoàn thiện đầy đủ hồ sơ để tham gia chương trình.

Bước 2: Nộp hồ sơ, khai form thông tin

Phiếu khám được trực tiếp bệnh viện gửi về công ty, nếu đạt yêu cầu và đủ điều kiện tham gia chương trình, người lao động hoàn thiện hồ sơ nộp tại công ty.

>> Hồ sơ cần chuẩn bị khi tham gia lao động Nhật Bản

- Khai form thông tin (theo mẫu của công ty) đăng ký tham gia thi tuyển

- Nộp tiền đặt cọc thi tuyển (đảm bảo không bỏ thi, chấp hành đúng nội quy công ty đưa ra).

- Làm các bài test IQ, sơ tuyển do công ty đưa ra.

- Nhập học nếu đơn hàng yêu cầu.

Bước 3: Thi tuyển

- Trước khi xí nghiệp tuyển , người lao động được đào tạo tại trung tâm đào tạo tiếng của công ty để học tiếng Nhật cơ bản (chào hỏi, giới thiệu bản thân) và kỹ năng phỏng vấn, văn hóa Nhật Bản.

- Phỏng vấn trực tiếp với xí nghiệp tại ngày thi, thi tuyển những bài thi kỹ năng hoặc thi nghề nếu xí nghiệp yêu cầu (thường đối với đơn tuyển lao động may, hàn, tiện, phay, xây dựng,...)

- Thông báo trúng tuyển: gặp mặt gia đình, ký hợp đồng lao động và về thăm gia đình (với một số xí nghiệp)

- Nhập học sau trúng tuyển: tùy vào tính chất từng đơn tuyển có khung phí nộp khác nhau, các mức phí được thông báo trước khi người lao động tham gia thi tuyển.

Bước 4: Nhập cảnh

- Thông thường thời gian đào tạo tiếng Nhật sau khi trúng tuyển đến lúc bay là từ 3-4 tháng

- Khi có đầy đủ visa, tư cách lưu trú, vé máy bay thì người lao động nộp nốt các khoản tài chính và đặt cọc chống trốn với ngân hàng.

- Người lao động được công ty hướng dẫn tại sân bay, được nghiệp đoàn đón tại sân bay bên Nhật và đưa về xí nghiệp.

- Sẽ có từ 1-2 tuần để người lao động làm quen với công việc, cuộc sống tại Nhật và bắt đầu công việc.

Mọi thắc mắc về quy trình xuất khẩu lao động xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3837. 3888
Hotline: 09. 4567. 3586

Danh sách các bệnh viện đủ điều kiện khám sức khoẻ đi xuất khẩu lao động.


Để đạt tiêu chuẩn đi làm việc tại nước ngoài, ngoài những yêu cầu về kỹ năng công việc thì ứng viên cần đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng có đủ chức năng, tiêu chuẩn để khám và chứng nhận sức khỏe cho lao động trước khi xuất cảnh. Dưới đây là danh sách những Bệnh viện đủ tiêu chuẩn trong việc khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.



Bệnh viện đủ tiêu chuẩn của bộ y tế khám chung cho tất cả các thị trường trừ Đài Loan


1. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang
2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
3. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
4. Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (TP.Bến Tre)
5. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận
7. Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ
8. Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng
9. Bệnh viện Đà Nẵng
10. Bệnh viện Đa khoa Đắc Lắc
11. Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
12. Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
13. Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai
14. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam
15. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
16. Bệnh viện E (Hà Nội)
17. Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội)
18. Bệnh viện GTVT I (Hà Nội)
19. Trung tâm y tế xây dựng (Hà Nội)
20. Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An (Hà Nội)
21. Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn (Hà Nội)
22. Trung tâm y tế Dệt may (Hà Nội)
23. Bệnh viện đa khoa Saint Paul (Hà Nội)
24. Bệnh viện Nông nghiệp (Hà Nội)
25. Bệnh viện Hồng Ngọc (Hà Nội)
26. Bệnh viện đa khoa tư nhân Thăng Long (Hà Nội)
27. Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội)
28. Bệnh viện Bắc Thăng Long (Hà Nội)
29. Bệnh viện Đức Giang (Hà Nội)
30. Bệnh viện 354, Bộ Quốc phòng (Hà Nội)
31. Bệnh viện 19-8, Bộ Công an (Hà Nội)
32. Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội)
33. Bệnh viện tỉnh Hà Tây (Hà Nội)
34. Bệnh viện khu vực Sơn Tây (Hà Nội)
35. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
36. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
37. Bệnh viện Viêt Tiệp (Hải Phòng)
38. Bệnh viện Kiến An (Hải Phòng)
39. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình
40. Bệnh viện TW Huế
41. Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
42. Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang
43. Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn
44. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
45. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An
46. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
47. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
48. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam
49. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi
50. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
51. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
52. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng
53. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La
54. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
55. Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên
56. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên
57. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
58. Bệnh viện đa khoa Hợp Lực (Thanh Hóa)
59. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh)
60. Bệnh Viện Thống nhất (TP.Hồ Chí Minh)
61. Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.Hồ Chí Minh)
62. Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.Hồ Chí Minh)
63. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.Hồ Chí Minh)
64. Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.Hồ Chí Minh)
65. Bệnh viện An Bình (TP.Hồ Chí Minh)
66. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh)
67. Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP.Hồ Chí Minh)
68. Bệnh viện 30-4 (TP.Hồ Chí Minh)
69. Bệnh viện bưu điện II (TP.Hồ Chí Minh)
70. Bệnh viện đa khoa Phú Thọ (TP.Hồ Chí Minh)
71. Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
72. Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh
73. Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang
74. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
75. Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Bệnh viện được khám và chứng nhận sức khoẻ cho tất cả các thị trường bao gồm cả thị trường Đài Loan.

1. Bệnh Viện Thống nhất (TP.Hồ Chí Minh)
2. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh)
3. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
4. Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An (Hà Nội)
5. Bệnh viện Giao thông vận tải 1 (Hà Nội)
6. Bệnh viện Trung ương Huế

Thủ tục thay đổi visa cư trú sang visa lao động tại Nhật Bản

Người nước ngoài vào Nhật Bản cần phải xin visa cư trú ( có tất cả 27 loại visa cư trú ) thì mới được phép nhập cảnh và sinh sống tại Nhật được. Người nước ngoài có visa cư trú tại Nhật Bản chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định cho mỗi loại visa cư trú. Vì vậy, khi bạn đi làm thì bạn phải làm thủ tục đổi visa, chuyển từ visa du học sang visa lao động (theo ngành nghề là "Kỹ thuật" hoặc "Trí thức nhân văn/Nghiệp vụ quốc tế"...).



Về nguyên tắc, người nước ngoài phải đích thân đi đến Cục quản lý xuất nhập cảnh (hoặc chi nhánh) gần nhất để làm thủ tục đổi visa từ visa du học sang visa lao dộng. Khi đi cần mang theo những giấy tờ sau:

Giấy tờ do cá nhân chuẩn bị

・Hộ chiếu cá nhân (hoặc giấy chứng nhận nhập cảnh) và Thẻ cư trú
Bạn cần lưu ý thời hạn của hộ chiếu. Bạn có thể dùng Thẻ ngoại kiều thay cho Thẻ cư trú.
・Đơn xin thay đổi visa cư trú
Mẫu đơn tùy thuộc vào từng loại visa. Bạn sử dụng một trong những mẫu sau tùy vào ngành nghề của bạn :
Mẫu N: "Nghiên cứu", "Kỹ thuật", "Trí thức nhân văn/Nghiệp vụ quốc tế", "Kỹ năng", "Hoạt động đặc thù", Mẫu M: "Đầu tư kinh doanh", Mẫu I: "Giảng dạy", "Giáo dục", Mẫu U: những ngành nghề khác

Bạn có thể xin mẫu đơn đăng ký tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc có thể tải về từ website của Bộ Tư Pháp.

Bạn cũng có thể dùng bản copy. 

Bạn chuẩn bị ảnh chứng minh 3cm×4cm để dán vào đơn đăng ký.

・Giấy giải trình lý do xin visa

Không bắt buộc phải nộp giấy này, tuy nhiên nếu bạn nộp thì sẽ tạo thêm cơ sở để cán bộ xét duyệt hồ sơ xem xét đánh giá. Bạn có thể trình bày lý do tại sao bạn quyết định đi làm, công việc sắp tới có liên quan gì đến ngành học bạn đã học trong trường đại học…Bạn có thể viết theo mẫu tùy ý.

Giấy tờ nhận từ công ty

・Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty

Bạn hãy xin công ty cấp cho bạn Giấy đăng ký kinh doanh của công ty. Tại thời điểm làm thủ tục visa, giấy này phải được phát hành chưa quá 3 tháng.

・Bản sao hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là hợp đồng ký giữa bạn và công ty tuyển dụng bạn. Bạn cũng có thể dùng bản copy của bản Quyết định bổ nhiệm hoặc Giấy thông báo trúng tuyển. Tuy nhiên nội dung các giấy này phải ghi rõ điều kiện làm việc, ví dụ như thời hạn hợp đồng, địa điểm làm việc, nội dung công việc, thời gian làm việc, lương thưởng...

・Bản sao Báo cáo quyết toán

Báo cáo quyết toán là Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh được lập tại thời điểm quyết toán sau khi năm tài khóa kết thúc. Bạn hãy xin công ty bản báo cáo của năm gần nhất. Nếu là công ty mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán thì có thể thay bằng bản kế hoạch kinh doanh trong 1 năm tới.

・Bản sao Bảng kê các khoản khấu trừ thuế thu nhập trong 1 năm.

Giấy này được các công ty nộp cho cục thuế vào dịp tháng 1 hàng năm. Bạn có thể dùng bản sao nhưng chú ý là phải có dấu của cơ quan thuế.

Trong trường hợp bạn được tuyển vào làm tại công ty mới thành lập, hãy xin bản sao giấy đăng ký thành lập văn phòng có trả lương, hoặc bản sao bảng kê các khoản các khoản thuế thu nhập đối với thu nhập từ lương hoặc trợ cấp thôi việc trong 3 tháng gần nhất.

・Tài liệu giới thiệu về công ty

Bạn hãy nộp tài liệu giới thiệu về công ty (brochure) nếu có. Hoặc bạn cũng có thể in các thông tin giới thiệu công ty từ trang web. Các thông tin cần thiết bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, quá trình phát triển, vốn điều lệ, thành viên hội đồng quản trị, bộ máy nhân sự, tổng số nhân viên, số nhân viên người nước ngoài, doanh thu hàng năm, các ngành nghề kinh doanh (danh sách các đối tác chính).

・Bản giải trình lý do tuyển dụng

 Tài liệu này giải thích lý do và tính cần thiết của việc tuyển dụng, mô tả chi tiết nội dung công việc. Bạn không bắt buộc phải nộp tài liệu này, tuy nhiên nếu có thì sẽ là một dữ liệu để người xét duyệt hồ sơ tham khảo. Không có quy định bắt buộc nào về form mẫu.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể được miễn nộp các giấy tờ sau: giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo quyết toán, bảng kê các khoản khấu trừ thuế thu nhập, tài liệu giới thiệu công ty. Hoặc cũng có thể bạn sẽ được yêu cầu bổ sung thêm một số tài liệu tham khảo khác.

 Hồ sơ do nhà trường cấp

・Giấy chứng nhận tốt nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận khả năng tốt nghiệp)

 Bạn cần có bản gốc do trường đại học của bạn cấp cho. Nếu là học sinh trường chuyên môn thì bạn cần giấy chứng nhận học vị chuyên môn.

 Có thể tại thời điểm làm thủ tục xin đổi visa, nhà trường chưa thể cấp ngay giấy chứng nhận tốt nghiệp cho bạn được, trong trường hợp đó bạn xin nhà trường cấp cho giấy chứng nhận khả năng tốt nghiệp và đem nộp giấy này. Sau đó, khi nào nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp thì bạn nộp bổ sung. Để học sinh tốt nghiệp đại học có thể đi làm từ tháng 4, thủ tục xin đổi visa được phép bắt đầu từ 3 tháng trước tức là từ tháng 1.

Nếu hồ sơ giấy tờ bằng tiếng nước ngoài thì bạn phải đính kèm bản dịch (tiếng Nhật). Và bạn cần lưu ý là hồ sơ nộp lên cục xuất nhập cảnh sẽ không được trả lại. Nếu bạn cần nhận lại bản gốc của một giấy tờ nào đó thì khi nộp bạn phải đề xuất yêu cầu của mình với người tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp này, bạn đừng quên chuẩn bị sẵn bản photocopy để nộp cùng bản gốc.

Thẩm duyệt hồ sơ của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh

Đầu tiên, người ta sẽ xem xét xem tư cách lưu trú của bạn ứng với loại visa nào (visa kỹ thuật hay visa trí thức nhân văn/nghiệp vụ quốc tế…) dựa trên quá trình làm việc và nội dung công việc của bạn tại nơi làm việc.

Và người ta sẽ kiểm tra xem bạn là người có kiến thức/kỹ thuật hay không dựa vào trình độ học vấn (chuyên môn, nội dung nghiên cứu…) và lý lịch của bạn.

Liệu kiến thức/kỹ thuật của bạn có thể ứng dụng vào công việc bạn định làm hay không.

Lương bổng đãi ngộ dành cho bạn đã hợp lý hay chưa, quy mô/doanh thu của công ty đã đủ lớn để bạn có thể làm việc ổn định lâu dài cho công ty hay không.  

Thêm nữa, người ta sẽ xét xem trên thực tế bạn có cơ hội để phát triển nghề nghiệp của mình hay không.

Người ta sẽ không trả kết quả xét duyệt luôn trong ngày mà sẽ gửi thông báo qua đường bưu điện cho bạn sau.

Visa lao động

Sau khi qua được quy trình xét duyệt nêu trên, bạn sẽ được cấp visa phù hợp với nội dung công việc của bạn. Theo quy định của luật xuất nhập cảnh, lệ phí đổi visa là 4000 Yên. (Bạn mua tem trị giá 4000 Yên rồi dán vào giấy nộp lệ phí).

(Nguồn: Tổng hợp)

Nhật Bản nới lỏng điều kiện cấp Visa cho du khách Việt Nam

Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo cho biết, công dân của ba nước Indonesia, Philippines và Việt Nam sẽ được nới lỏng hoặc miễn giảm một số điều kiện xin cấp thị thực nhập cảnh (visa) vào Nhật Bản.

Theo trang web Bộ Ngoại giao Nhật Bản (www.mofa.go.jp), điều kiện xét cấp visa nhập cảnh nhiều lần (multiple-entry) cho công dân Philippines và Việt Nam sẽ được nới lỏng đáng kể; điều kiện xét cấp visa nhập cảnh một lần (single-entry) cho khách du lịch Việt Nam và Philippines cũng sẽ được nới lỏng tới mức gần như miễn thị thực nếu du khách đăng ký visa thông qua một công ty du lịch được chỉ định.

Trong khi đó, công dân Indonesia có hộ chiếu điện tử sẽ được miễn visa nếu đương sự đã đăng ký trước với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản tại Indonesia.

Chi tiết của việc nới lỏng này và thời gian bắt đầu áp dụng đang được nghiên cứu song Bộ này cho biết việc thực hiện sẽ bắt đầu sớm nhất có thể.

Quyết định nới lỏng thị thực cho công dân ba nước Đông Nam Á kể trên nhằm mục đích quảng bá Nhật Bản như một đất nước hướng tới du lịch và nỗ lực thu hút 20 triệu du khách quốc tế cũng như phát triển sự giao lưu giữa nhân dân các nước. Danh sách các quốc gia được nới lỏng việc xét cấp visa sẽ còn được bổ sung trong thời gian tới.

Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, lượng khách quốc tế đến thăm Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt qua mốc 10 triệu người vào năm 2013, một phần nhờ giá của đồng Yen Nhật yếu đi so với đô la Mỹ. Chính phủ Nhật đang nỗ lực nâng gấp đôi số du khách nước ngoài, lên 20 triệu người, vào năm 2020 khi Nhật đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympics.

Ngoài việc nới lỏng điều kiện cấp thị thực, để thu hút du khách nước ngoài, Nhật Bản còn có kế hoạch tăng gấp đôi số cửa hàng miễn thuế, lên khoảng 10.000 cửa hàng trên cả nước, lắp đặt hệ thống mạng không dây (wireless LAN) ở các điểm tham quan và cải tiến thủ tục cho phép du khách nước ngoài được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhật Bản.

Từ năm 2015, hai sân bay quốc tế Narita ở Tokyo và Kansai ở Osaka sẽ có quầy làm thủ tục nhanh (fast-lane) cho du khách đến Nhật dự hội thảo, hội nghị quốc tế; còn giới doanh nhân giàu có có thể lưu trú tại Nhật lâu tới một năm.

4 bước để tìm kiếm thông tin về xuất khẩu lao động

Hiện nay nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đang ngày một tăng, tuy nhiên không ít người lao động vẫn chưa tiếp cận được những nguồn tin chính xác, do đó việc tìm được một trung tâm tư vấn XKLĐ tốt là điều mà nhiều bạn quan tâm.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm tìm thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập tới các bạn 3 cách để tiếp cận thông tin chính xác nhất.
Tìm thông tin trên internet, báo chí, truyền hình.

Ưu điểm của phương pháp này đó là có rất nhiều thông tin và lúc nào bạn cũng có thể tìm được tuy nhiên nếu bạn không biết chắt lọc, lựa chọn những thông tin tốt rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng "bội thực" những tin tức có độ chính xác không cao.

Tìm thông tin bằng cách gọi điện đến các trung tâm tư vấn:
Có rất nhiều doanh nghiệp, cán bộ tư vấn tuyển dụng xuất khẩu lao động, bạn có thể liên lạc trực tiếp để được tư vấn những thông tin chính xác nhất. Nếu có thắc mắc cần giải đáp bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi đề được hỗ trợ.

Tìm thông tin bằng cách tới trực tiếp công ty XKLĐ:
Khi bạn đến các công ty xuất khẩu lao động ngoài việc được tư vấn thông tin về xuất khẩu lao động, bạn còn có thể được đi thăm quan một vòng trung tâm của cơ sở đó.
Ưu điểm: việc tới tận trung tâm tư vấn bạn sẽ được tư vấn đầy đủ nhất. Thông tin đưa ra thường chính xác nhưng một số trung tâm không uy tín sẽ đưa thông tin chính xác nhưng không đầy đủ.
Về cơ bản các bạn có thể tham khảo thông tin bằng cách tìm kiếm trên internet sau đó gọi điện thoại để được tư vấn. Khi các bạn đã biết tương đối về thủ tục, hồ sơ cũng như các bước đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn sẽ đến trực tiếp các trung tâm để hỏi các vấn đề còn thắc mắc.

Với 4 bước trên các bạn đã có thể tìm được thông tin khá đầy đủ về xuất khẩu lao động Nhật Bản rồi đấy. Hi vọng bài viết sẽ có ích với các bạn đang có ý định đi lao động Nhật Bản mà chưa có nhiều thông tin.

Kinh nghiệm đi phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật

Tiếp tục mục chia sẻ những kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra thêm cho các bạn một số lưu ý khi tham gia phỏng vấn như sau:
Hành động, thái độ, những câu trả lời của bạn phần chính sẽ quyết định bạn có được chủ nghiệp đoàn hay xí nghiệp Nhật Bản chấp nhận tuyển dụng hay không? Nên nhớ, đôi khi tất cả sẽ được quyết định bởi những câu hỏi và trả lời đơn giản. Vì thế cái chính vẫn là sự trung thực, thật thà, sự quyết tâm cao của chính bản thân bạn làm cho nhà tuyển dụng biết.

Phỏng vấn xuất khẩu lao động đi Nhật Bản
1. Giới thiệu ngắn gọn về bản thân, gia đình và ý thích cá nhân.

Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình?
Hầu như tất cả các ông chủ tuyển dụng đều sẽ hỏi bạn câu hỏi này đầu tiên. Câu hỏi này tưởng chừng rất dễ nhưng nếu trả lời không khéo bạn rất có thể rơi vào vòng luẩn quẩn và gây mâu thuẫn với các câu hỏi khác. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào câu hỏi này để biết được tính cách và trình độ, sở thích của bạn.
Lời khuyên: Chủ xí nghiệp rất hay để ý đến cử chỉ, sắc thái gương mặt  của bạn. Bởi vậy, bạn hãy tỏ vẻ tự tin và trả lời thật thoải mái. Hãy luôn mỉm cười và nhìn thẳng vào sống mũi của họ. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận, thật thà trong công việc, và luôn luôn biết học hỏi. Đây là những đức tính được nhà tuyển dụng đánh nhiều nhất đến quyết định nhận bạn hay không.

2. Sau màn chào hỏi bạn hãy nói đến điểm mạnh điểm yếu và chú ý nói về sở thích cá nhân của bạn.

Thông thường câu hỏi: điểm mạnh yếu, sở thích của bạn là gì?  sẽ được hỏi sau màn giới thiệu bản thân, trước tiên bạn nên tối thiểu hoá nhược điểm và nhấn mạnh vào ưu điểm và sở thích. Có thể bạn hãy trả lời một cách thật hài hước nhưng không thiếu phần nghiêm túc.
Lời khuyên: Bạn nên trả lời theo ý thích của bạn, sở trường sở đoản của bạn. Ví dụ sở trường là nấu ăn, sở đoản là ca hát, bạn thích nhất loài mèo thì bạn hãy nói đúng như vậy vì có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi xoáy bạn nếu biết thì bạn trả lời sẽ không thuyết phục nhà tuyển dụng.

3. Bạn yêu cầu mức lương bao nhiêu?

Đây có lẽ là câu hỏi khó đối những ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ đây là một phần quyết định bạn có được nhà tuyển dụng lựa chọn hay không.
Lời khuyên: Hầu hết các công ty Nhật Bản đều có một mức lương sàn cho những người mới vào. Nên bạn chú ý là đừng đòi hỏi quá cao tốt nhất là hãy nói tôi sẽ quyết tâm làm việc tốt còn mưc lương sẽ phụ thuộc sản lượng tôi làm ra nhiều hay ít.

5. Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Đây là câu hỏi mà thể hiện sự cẩn thận của bạn. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn nghe câu trả lời cho thấy bạn có đầu tư suy nghĩ chứ không chỉ gửi hồ sơ xin việc đi vì có thông báo tuyển dụng. Bạn hãy thể hiện là mình đang là người rất cần tìm việc làm và đã tìm hiểu kỹ về công việc mà công ty đang tuyển dụng.
Lời khuyên: Bạn hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và thể hiện là nếu được làm việc tại công ty thì chắc chắn là bạn sẽ gắn bó lâu dài.

6. Bạn sẽ làm gì với số tiền có được khi về nước ?

Đây lại là một câu hỏi khó và nhạy cảm với nhiều ứng viên. Bởi lẽ qua câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng sẽ hiểu một phần nào về định hướng tương lai của các bạn. Không chỉ vậy, câu trả lời của bạn quyết định bạn có được chọn hay không, vì vậy hãy cẩn thận.
Lời khuyên: Đa số các nhà tuyển dụng đều muốn biết cách sử dụng số tiền kiếm được khi làm việc bên họ của bạn sau khi về nước. Bởi họ có thể căn cứ vào câu trả lời của bạn để dánh giá con người bạn, vì vậy hãy suy nghĩ trước khi trả lời. Những câu trả lời được nhà tuyển dụng ưa thích nhất là: Sau khi về nước tôi sẽ tìm 1 công việc tương tự tôi đãlàm bên Nhật
Đây là những kinh nghiệm của người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, chúc các bạn có ý định đi Nhật sẽ có được một buổi phỏng vấn thành công.

Tổng hợp những chính sách mới về Xuất khẩu lao động

Theo dõi những chính sách mới trong xuất khẩu lao động giúp cả người lao động và doanh nghiệp có thay đổi phù hợp nhanh chóng tiếp cận và tận dụng cơ hội làm việc tốt hơn.
Tổng hợp những chính sách mới về Xuất khẩu lao động


Quy định tiền ký quỹ với người lao động

Theo Thông tư số 21/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về tiền ký quỹ với người lao động ban hành ngày 10-10-2013, văn bản này áp dụng đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ này.
Như vậy, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký với các tổ chức khác không thuộc diện điều chỉnh của Thông tư bao gồm: Tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; người lao động đi làm việc theo hợp đồng cá nhân.
Mức trần ký quỹ là mức tiền ký quỹ tối đa doanh nghiệp dịch vụ có thể thỏa thuận ký quỹ với người lao động dùng để bù đắp thiệt hại hợp lý do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp. Mức tiền đối với từng thị trường được quy định rất cụ thể. Ví dụ, Đài Loan: từ 800 – 1.000 USD tùy theo ngành nghề, Malaysia: 300 USD, Hàn Quốc: từ 1.500- 3.000 USD, Nhật Bản: từ 1.5000- 3.000 USD…

Cần lưu ý, theo quy định của Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trường hợp người lao động không ký quỹ hoặc không đủ tiền để ký quỹ, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động về biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng. Việc thực hiện thỏa thuận tuân theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007 giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Quy định hợp đồng mẫu

Thông tư số 22/2013 ngày 15-10-2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định hai mẫu và nội dung Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp doanh nghiệp với đối tác nước ngoài về việc cung ứng lao động cho người sử dụng lao động nước ngoài và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, trừ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân, mọi doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều phải ký hợp đồng với người lao động quy định tại văn bản này.

Quy định xử phạt hành chính chính

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10-10-2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực. Đáng quan tâm là lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Chương IV, từ Điều 29 đến Điều 35.Theo văn bản này, có bảy nhóm hành vi vi phạm hành chính, trong đó sáu nhóm dẫn đầu là hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, còn lại nhóm cuối cùng là hành vi của người lao động và các cá nhân khác.

Các quy định với doanh nghiệp cụ thể là:
Hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ quy định tại Điều 29, chủ yếu là các hành vi liên quan đến giấy phép sử dụng của doanh nghiệp như không công bố giấy phép; cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép của doanh nghiệp mình để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; giao nhiệm vụ cho hơn ba chi nhánh.
Hành vi vi phạm quy định về việc đăng ký hợp đồng gồm bốn hành vi quy định tại Điều 30, trong đó chủ yếu quy định về hành vi không đăng ký hợp đồng hoặc đăng ký không đủ số lao động đưa đi.
Hành vi vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng với người lao động gồm tám hành vi quy định tại Điều 31.
Hành vi vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động, gồm sáu hành vi quy định tại Điều 32.
Hành vi vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của người lao động; đóng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước gồm 14 hành vi quy định tại Điều 33
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước, gồm bảy hành vi quy định tại Điều 34.

Với người lao động, hành vi vi phạm với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và một số đối tượng liên quan khác, gồm năm hành vi, quy định tại Điều 35, gồm các hành vi vi phạm nghiêm trọng sau:
Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú.
Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
Việc xử lý vi phạm hành chính đối với sáu nhóm hành vi đầu đã được quy định rất cụ thể, bao gồm hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt đói với từng hành vi cụ thể.
Riêng hành vi vi phạm của người lao động ở nước ngoài theo Điều 3 của Nghị định được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 32/2013 giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Ngoại giao ngày 6-12-2013.

Tổng hợp những chính sách mới về Xuất khẩu lao động

Thực tập sinh tại Nhật Bản
Dưới đây là một số văn bản về xuất khẩu lao động:
* Thông tư số 21/2013 ngày 10-10-2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động
*Thông tư số 22/2013 ngày 15-10-2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
* Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (chương trình EPS).
* Thông tư liên tịch số 31/2013 giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính ngày 12-11-2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/ QĐ-TTg ngày 21-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
* Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-8-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Thông tư liên tịch số 32/2013 của liên bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Ngoại giao ngày 6-12-2013 hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-8-2013 của Chính phủ.

Báo dân trí 

Top