ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Người Việt đầu tiên bị dính liền cơ thể trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Nhật Bản

Anh Đức sẽ chính thức trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima vào tháng 4 năm nay. 8X Việt sẽ giảng bài cho sinh viên về hòa bình và tầm quan trọng của cuộc sống.

 Mới đây, trang NHK đã đăng tải thông tin Nguyễn Đức (36 tuổi), người em trong ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền nổi tiếng lịch sử y học Việt Nam, được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima (Nhật Bản).



Với vai trò Đại sứ hòa bình tại Nhật Bản, nằm trong ban chấp hành Hội hữu Nghị Việt Nam- Nhật Bản (2016 – 2021), anh Đức đã có dịp đế thăm thành phố Hiroshima vào tháng 10/2016. Tại buổi gặp gỡ, anh bày tỏ nguyện vọng được làm việc tại Nhật Bản với bà Kubota Tomik, phó hiệu trưởng trường Đại học.

Anh Đức sẽ chính thức trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima vào tháng 4 năm nay. 8X Việt sẽ giảng bài cho sinh viên về hòa bình và tầm quan trọng của cuộc sống.

Trong chuyến thăm của Nhật Hoàng đến Việt Nam vào tháng 3 vừa qua, anh Đức được vinh dự là người tiếp đón và diện kiến những nhân vật cấp cao này.

Nguyễn Đức (sinh 25/2/1981) là em trai song sinh của Nguyễn Việt (sinh25/2/1981 mất 6/10/2007). Hai anh em Việt – Đức là cặp sinh đôi đầu tiên dính liền nhau ở phần bụng – bộ phận sinh dục – hậu môn và trọng lượng chỉ 2,2 kg, được sinh ra ở Sa Thầy, Kon Tum, Việt Nam.

Ngày 4/10/1988, Việt và Đức được phẫu thuật tách rời thành công tại TP.HCM, do bác sĩ Trần Đông A làm trưởng kíp mổ. Đức và Việt từng có thời gian điều trị tại Nhật Bản và được các bác sĩ ở đất nước mặt trời mọc giúp đỡ tận tình. Để tỏ lòng biết ơn, sau khi kết hôn và sinh con khỏe mạnh, Đức đã đặt tên 2 cháu là Phú Sĩ và Anh Đào.



Hiện tại, anh Đức và vợ con sống ở một con hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ, quận 10, TP HCM. Anh là trụ cột của gia đình, nuôi 5 thành viên trong nhà bằng công việc hành chính tại làng Hòa Bình của Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).

Dù mất một chân, đi lại khó khăn nhưng anh Đức vẫn tự mình giải quyết mọi vấn đề từ cá nhân đến công việc.

Theo chia sẻ của một thành viên trong trường Đại học Quốc tế Hiroshima, Nguyễn Đức vô cùng vui mừng và vinh hạnh khi có cơ hội giảng dạy tại Nhật Bản. Anh sẽ đến Nhật Bản vài lần một năm để hoàn thành vai trò giáo sư thỉnh giảng của mình.

Đây là niềm vinh dự lớn cho cá nhân anh Đức, gia đình nhỏ của anh nói riêng và những người Việt khuyết tật nói chung.

Thiên Ái (Tri Thức Trẻ)

Quan hệ Việt Nhật qua những con số

Cùng tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thông qua những con số thống kê dưới đây:



Nguồn: Vnexpress

Chuyện tình cổ tích của Nhà Vua Nhật Bản phá bỏ quy tắc Hoàng gia để kết hôn với cô gái thường dân

Mùa hè năm 1957, trong một trận đấu tennis ở Karuizawa gần Nagano, Hoàng Thái tử Nhật Bản Akihito đã gặp cô gái xinh đẹp Michiko Shoda, và đó cũng chính là khởi đầu cho mối tình tuyệt đẹp giữa Hoàng tử và "Cô bé Lọ Lem" phiên bản đời thực...

Nhà vua Nhật Bản Akihito, sinh ngày 23/12/1933, là con trai trưởng của Nhật Hoàng Showa và Hoàng hậu Kojun. Ngài có 4 chị gái, 1 em trai và 1 em gái.

Khi còn trẻ, với thân phận là người thừa kế của Hoàng gia Nhật, nhất cử nhất động của Hoàng Thái tử Akihito đều nhận được sự chú ý cực lớn từ người dân nước này, đặc biệt là về chuyện hôn nhân đại sự.

Theo lẽ thường, cô dâu của Hoàng gia sẽ được Cơ quan nội chính Hoàng gia lựa chọn từ các gia đình có dòng dõi quý tộc hoặc Hoàng tộc. Thế nhưng, vào năm 1959, Hoàng Thái tử Akihito đã khiến cho dư luận phải xôn xao khi phá vỡ truyền thống Hoàng gia để tự mình lựa chọn bạn đời. Không những vậy, ý trung nhân của Hoàng Thái tử là Michiko Shoda lại có xuất thân là thường dân, đây là điều trước nay chưa từng xảy ra trong Hoàng cung Nhật Bản.

Michiko Shoda sinh ngày 20/10/1934 tại Tokyo, là con gái cả của doanh nhân Hidesabuto và Fumiko Shoda. Gia đình Shoda có gốc gác samurai từ Tatebayashi, một khu vực nông thôn cách Tokyo khoảng 80km về phía Bắc.

Michiko có khả năng tiếng Anh lưu loát và rất yêu thích các hoạt động tập thể. Khi còn đi học, cô từng đảm nhiệm vị trí Hội trưởng Hội học sinh của trường. Vừa xinh đẹp lại tài giỏi, Michiko luôn được nhận xét là một cô gái toàn diện, không có khuyết điểm.



Tuy được sinh ra trong một gia đình tư bản giàu có và luôn biểu hiện hết sức xuất sắc, nhưng Michiko Shoda vẫn chỉ là một dân thường. Chính vì vậy, Hoàng Thái tử Akihito và Mochiko Shoda đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại mới đến được với người mình yêu.

Mối nhân duyên trời định của họ bắt nguồn từ một trận đấu tennis vào tháng 8/1957 tại Karuizawa gần Nagano - một khu nghỉ mát ở phía Bắc Tokyo. Khi ấy, cô gái trẻ Michiko cùng với người đồng đội 12 tuổi là Bobby Doyle đã đánh bại đội của Thái tử Akihito với tỷ số cách biệt sau 2 tiếng đồng hồ thi đấu.

Mặc dù thất bại trong trận so tài, nhưng Thái tử Akihito lại cảm thấy vô cùng sảng khoái, trong lòng ông cũng bắt đầu dâng lên những cảm xúc dễ chịu khó diễn tả bằng lời.

Vài ngày sau, thông qua bạn bè, Thái tử đã mời Michiko cùng tham gia một buổi vũ hội. Tại đây, ông thành tâm bày tỏ sự tôn trọng đối với cô gái xinh đẹp, thông minh và hẹn cô tiếp tục cùng đánh tennis với mình.

Kể từ đó, Thái tử Akihito cùng cô gái trẻ Michiko thường xuyên gặp mặt trên sân tennis, và tình cảm giữa họ cũng ngày một lớn dần.

Thế nhưng, chuyện tình của Thái tử với một cô gái thường dân đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ những người theo tư tưởng phong kiến trong Hoàng gia Nhật. Họ cho rằng việc Thái tử tùy tiện lựa chọn một cô gái gặp ở sân tennis làm Thái tử phi là điều quá sức hoang đường. Thậm chí, Hoàng hậu Kojun - người mang trong mình dòng máu Hoàng tộc - cũng bày tỏ sự không hài lòng trước quyết định của con trai.

Về phía gia đình Shoda, họ cũng không mù quáng gật đầu bừa trước lời cầu hôn của Thái tử. Bởi trên tất cả, họ vẫn lo lắng và đặt hạnh phúc tương lai của con gái mình lên hàng đầu...

Đến cuối cùng, Nhật Hoàng Showa chính là người tác thành cho Thái tử Akihito và cô gái trẻ Michiko. Sau hơn 1 tháng suy xét kỹ càng, Nhật Hoàng đã chính thức lên tiếng: "Chỉ cần Thái tử thích thì xuất thân thường dân cũng không sao cả."



Đám cưới của cặp đôi được tổ chức vào ngày 10/4/1959 trong sự vui mừng của người dân ở xứ sở Mặt trời mọc. Hơn 530.000 người đã đổ ra đường để xem lễ rước dâu diễn ra trên lộ trình dài 8km dọc các con phố ở thủ đô Tokyo. Ngoài ra, một phần nghi lễ trong đám cưới cũng được phát sóng trên truyền hình, thu hút tới 15 triệu lượt người xem.

Sau khoảng thời gian tân hôn ngọt ngào, Thái tử phi Michiko cũng phải nếm trải nhiều đắng cay khi đối mặt với cuộc sống Hoàng gia gò bó, nhiều phép tắc. Tuy nhiên, vượt lên tất cả, Hoàng Thái tử và Công nương đã xây dựng nên một gia đình hạnh phúc với 3 người con: Hoàng tử Naruhito, Hoàng tử Fumihito và Công chúa Sayako.

Khác với thông lệ tách con cái khỏi bố mẹ của các gia đình Hoàng gia tiền triều, Thái tử và Thái tử phi quyết định giữ các con ở bên mình. Cho dù bận rộn trăm công nghìn việc, Công nương Michiko vẫn tự mình chăm sóc các con chứ không giao phó cho vú nuôi. Bà kiên trì giữ quan điểm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi con cái đến tuổi đi học, bà tự tay chuẩn bị hộp cơm trưa cho các con vào mỗi buổi sáng...

Công nương Michiko tiết lộ, bà luôn xin tư vấn của chồng về mọi vấn đề. Những lời khuyên quý báu rút ra từ kinh nghiệm bản thân của Thái tử Akihito đã giúp ích rất nhiều cho bà trong việc nuôi dạy con cái.

Thái tử Akihito thừa kế ngôi Vua vào ngày 7/1/1989, và bà Michiko trở thành nữ dân thường đầu tiên lên ngôi Hoàng hậu Nhật Bản.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, cho đến nay, Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko vẫn luôn sống bên nhau vô cùng hạnh phúc.

Hoàng hậu Michiko từng có lần trải lòng về những bất công, sự mất tự do và bao muộn phiền của cuộc sống trong cung đình: "Tuy có gian nan, có oan ức, nhưng cuối cùng rồi cũng quen cả thôi. Thế nhưng, quả thật rất khó thích ứng, thậm chí có những lúc còn cảm thấy nghẹt thở."

Có lẽ, tình yêu sâu đậm của Nhật Hoàng Akihito đã trở thành nguồn động lực lớn lao giúp Hoàng hậu Michiko vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đối với bà, những tháng ngày tuyệt vời nhất chính là: "Cho dù chúng tôi đều già cả rồi, nhưng vẫn có thể cùng nhau đánh bóng, cùng nhau tranh tài cao thấp trên sân tennis."

Bà Michiko không chỉ thực hiện rất tốt vai trò của một người vợ, một người mẹ, mà còn thể hiện rất xuất sắc trên cương vị của một Hoàng hậu. Bà hết lòng quan tâm đến đời sống của người dân và luôn là hậu phương vững chắc của Nhật Hoàng.

Nhà Vua Akihito từng chia sẻ mong muốn được mãi mãi ở bên Hoàng hậu Michiko, và cho đến lúc băng hà, ông hy vọng sẽ được chôn cất cùng người vợ mà mình đã yêu thương suốt cuộc đời này.

Tuy nhiên, trước ngày sinh nhật lần thứ 81 của mình vài ngày, Hoàng hậu đã từ chối đề nghị được chôn chung với Nhà Vua, bởi bà cho rằng: "Tôi xuất thân bình dân, thế nên khi chết đi cũng vẫn là một người dân thường. Tôi không cảm thấy được làm Hoàng hậu thì có gì vinh quang hơn người, cũng chưa từng nghĩ được gả vào gia đình Hoàng tộc thì sẽ trở nên khác biệt với những người bình thường. Tôi trước nay vẫn chỉ là vợ của Akihito mà thôi, có thể cùng ông ấy sống bên nhau đến đầu bạc răng long đã là phúc phận lớn nhất của cuộc đời tôi rồi."

Gần 60 năm sau đám cưới từng gây xôn xao dư luận Nhật Bản, Nhà Vua Akihito và Hoàng hậu Michiko vẫn cùng nhau thức dậy thật sớm vào mỗi buổi sáng. Họ cùng đi bộ trong rừng hoặc trong khu vườn của Hoàng cung, nơi gần gũi với thiên nhiên mà cả 2 người đều rất yêu thích. Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, Nhà Vua và Hoàng hậu thường cùng nhau chơi tennis - môn thể thao tuyệt vời đã giúp họ tìm ra một nửa hoàn hảo cho cuộc đời mình và viết nên mối tình tuyệt đẹp như trong truyện cổ tích mà người ta vẫn thầm ao ước, ngưỡng mộ.

(Nguồn: Kênh 14)

4 lý do sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường

“Ngày tốt nghiệp là ngày thất nghiệp” – Đó là tâm trạng chán nản của rất nhiều tân cử nhân hiện nay khi bước vào đời sau mấy năm ngồi trên ghế nhà trường. Lần đầu xin việc, nhiều sinh viên đã thực sự vỡ mộng khi tấm bằng đại học của mình không đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng, và đành phải chấp nhận ở nhà chờ việc, hoặc làm việc lương thấp tại các khu công nghiệp, hay chọn lao động tay chân để trang trải cuộc sống. Thực tế trên đang phần nào gây bối rối cho nhiều bạn học sinh, sinh viên và cả các bậc phụ huynh trong việc quyết định tương lai con em mình.

Vậy, vì sao lại xảy ra tình trạng đáng lo ngại này? 4 lý do dưới đây được xem như là nguyên nhân chính dẫn tới việc bạn khó có được công việc như mong muốn sau khi ra trường.



1. Thiếu định hướng nghề nghiệp trước khi học

Nguyên nhân đầu tiên chính là việc hướng nghiệp không phù hợp, dẫn đến xác định sai ngành học. Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh. Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,…Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói. Một số bạn trẻ còn có xu hướng chạy theo các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.

2. Học thụ động

Chính vì chọn ngành không phù hợp, các bạn sinh viên dễ rơi vào tình trạng thụ động, lười tìm kiếm thêm thông tin. Học thụ động là cách học lỗi thời, chờ đợi kiến thức từ giáo viên đưa xuống, không chuẩn bị cho môn học, và dĩ nhiên, lười áp dụng bài học vào cuộc sống. Với cách học này, sinh viên không những không nắm được kiến thức, mà còn quen với tính cách lười nhác, thiếu chủ động trong tất cả các công việc sau này. Mà rõ ràng, sẽ không có nhà tuyển dụng nào lại muốn bỏ tiền ra để mời một nhân viên máy móc, lười nhác, và không có tinh thần cầu tiến về làm việc.

3. Tiếng Anh hạn chế

Một trong các lý do tạo nên làn sóng “cử nhân thất nghiệp” chính là vấn đề tiếng Anh. Chúng ta đều biết tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất cả mọi ngành nghề trong thời kỳ hiện đại. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các trường đại học đều được học tiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động, không áp dụng thực tế thì khi ra trường, kỹ năng ngoại ngữ chỉ là con số 0. Chỉ có được động lực học, cách học phù hợp, khoa học, áp dụng vào môi trường thực tế mới có thể nâng cao trình độ tiếng Anh, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

4. Không chú trọng trang bị kỹ năng mềm

Một trong những yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm, đó chính là kỹ năng mềm. Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉ cần vào lớp nghe giảng, học những gì được dạy trên giảng đường là đủ rồi. Hầu hết thời gian còn lại các bạn dành cho các trò giải trí vô bổ như nhậu nhẹt, game online... Các bạn không biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng Giao tiếp, Đàm phán, Thuyết trình, Quản lý thời gian,… mới thực sự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.

Với 4 lý do trên, xác định được mục tiêu và công việc yêu thích sẽ là bước quyết định quan trọng giúp bạn chọn được đúng chuyên ngành cần học, chọn được đúng trường có thể giúp bạn phát huy khả năng cũng như trau dồi các kỹ năng cần thiết cho yêu cầu công việc sau này.

Hiện nay, một sự lựa chọn được nhiều người lựa chọn sau khi học cấp III là chọn du học Nhật Bản vừa học vừa làm với nhiều cơ hội về việc làm và mức lương tốt sau khi ra trường. Nếu bạn quan tâm xin vui lòng liên hệ ABC để được tư vấn chi tiết để có những định hướng đúng đắn cho tương lai của mình.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681. 8266




Người nước nào làm việc chăm chỉ nhất?

Người Hàn Quốc nổi tiếng vì làm việc nhiều giờ. Mỗi công chức Hàn Quốc làm việc trung bình 2.357 giờ/năm tương đương 6,5 giờ/ngày trong cuộc đời của họ.



Nếu bạn nghĩ bạn đã làm việc hết sức chăm chỉ, hãy thử nhìn vào thời gian làm việc của anh Lee 39 tuổi người Hàn Quốc. Anh là công chức nhà nước làm việc tại Bộ Nông Nghiệp và Ngư Nghiệp Hàn Quốc.

Anh thức dậy hàng ngày lúc 5h30 phút sáng, làm một số việc cá nhân sau đó đi tàu điện ngầm đến thủ đô Seoul để bắt đầu công việc vào lúc 8h30 phút. Một ngày làm việc của anh khá dài, anh chỉ ra khỏi công sở lúc 9h tối và thậm chí muộn hơn.

Khi anh về đến nhà, anh lao lên giường ngủ và 4 tiếng sau, một vòng quay như vậy lại bắt đầu. Lịch trình này kéo dài 6 ngày mỗi tuần và trong suốt cả năm. Một năm anh chỉ nghỉ phép duy nhất 3 ngày.

Anh chỉ có thời gian khoảng 15 phút mỗi ngày để gặp vợ và 3 con. Thậm chí cả ngày chủ nhật anh cũng phải đến công ty khi một số công việc có yêu cầu gấp.

Anh đôi khi không về nhà mà ngủ ngay tại công ty. Nếu chỉ nhìn vào anh Lee, chúng ta thường nghĩ anh là một người quá đam mê công việc.

Tuy nhiên lịch làm việc như vậy là hết sức bình thường tại Hàn Quốc nơi mỗi công chức làm việc trung bình 2.357 giờ/năm tương đương 6,5 giờ mỗi ngày trong cuộc đời của họ.

Theo bảng xếp hạng năm 2008 của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) , người Hàn Quốc làm việc nhiều nhất so với người dân các nước thành viên khác thuộc tổ chức này.

Anh Lee cho biết đó là văn hóa làm việc của Hàn Quốc. Anh nói:” Chúng tôi luôn chú ý đến những gì ông chủ của chúng tôi nghĩ về hành vi của chúng tôi. Việc rời công sở lúc 6h tối đồng nghĩa với việc sẽ không được thăng chức hay tăng lương. Nếu tôi đi nghỉ dài, tôi chắc chắn sẽ mất việc.”

Theo anh Lee, văn hóa là một trong những yếu tố chính khiến số giờ làm việc thấp hơn tại các quốc gia, tuy nhiên chủng loại công việc và thời gian nghỉ theo luật pháp quy định cũng hết sức quan trọng.

Tại Hàn Quốc, họ sẽ hết sức xấu hổ nếu rời công sở trước khi ông chủ về, cho nên ngay cả khi không còn việc gì để làm, họ cũng sẽ loanh quanh với một việc lặt vặt nào đó. Cho đến khi ông chủ về, họ mới về.

Điều này cho đến nay đã được một số người Hàn Quốc ý thức là không hợp lý và đã có cố gắng thay đổi.

 Theo: CafeF

Nhật Bản thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận

Nhật Bản là một trong những quốc gia đang trải qua tình trạng dân số lão hóa nhanh nhất thế giới, đi kèm với đó là thiếu hụt nguồn nhân lực trong tương lai bởi ngày càng ít trẻ em được ra đời.



Theo báo cáo mới đây của cục thống kê thuộc Bộ nội vụ Nhật Bản, trong toàn thể các nước có dân số trên 40 triệu dân, Nhật là nước có tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi thấp nhất. Số trẻ em dưới 15 tuổi đã giảm 35 năm liên tiếp, tụt xuống mức thấp nhất kể từ khi cơ quan này tiến hành các cuộc điều tra dân số. Đây là vấn đề đáng báo động đối với triển vọng phát triển dài hạn của Nhật Bản. Bởi không một quốc gia nào có thể phát triển mà thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận.

Tính đến ngày hết năm 2016, cả nước Nhật có 16 triệu trẻ em dưới 15 tuổi, giảm 150.000 em so với năm 2015. Số trẻ em đã giảm suốt 35 năm liên tục kể từ 1982. Nếu tính tỷ lệ trên tổng dân số thì tỷ lệ trẻ em đã giảm 42 năm liên tiếp, xuống mức thấp nhất từ trước tới nay. Trên 47 tỉnh thành của Nhật Bản, chỉ duy nhất thủ đô TOKYO - nơi luôn thu hút 1 lượng lớn dân di cư, là có số trẻ em gia tăng so với năm trước.

Chính quyền thủ tướng Shinzo Abe cho rằng không thể ngăn chặn đà suy giảm dân số hiện nay, và chấp nhận duy trì một quốc gia với quy mô dân số là 100 triệu người trong vòng 50 năm tới, giảm 27 triệu người so với hiện nay. Nhật đạt mức dân số 100 triệu dân lần đầu tiên là vào năm 1970, thời kỳ đánh dấu giai đoạn chuyển biến sang vị thế cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Giờ đây con số 100 triệu dân đã mang một ý nghĩa biểu tượng. Và nếu dân số giảm xuống mức dưới 100 triệu thì đồng nghĩa số người già ngày càng tăng, khi đó Nhật khó có cách nào duy trì hệ thống lương hưu như hiện nay.

Sự gia tăng số người già, giảm tỷ lệ trẻ em đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản, như lương hưu, y tế và vấn đề nguồn lao động trẻ trong tương lai cũng phải tính đến phương án gia tăng tuyển chọn lao động từ nước ngoài.

Tính toán ra thì cứ 5 năm dân số Nhật Bản lại giảm đi 1 triệu người, một con số vô cùng đáng lo ngại, nhất là đối với một quốc gia không có chiến tranh, không có bệnh tật, không khủng hoảng chết chóc. Xu hướng dân số tiêu cực tại Nhật Bản đã diễn ra hàng chục năm nay, Chính phủ cũng đã có các biện pháp như khuyến khích người dân sinh con, tăng số lượng nhà trẻ, thưởng đến 10 triệu yên ( 2,2 tỷ đồng) khi sinh con lần đầu, hỗ trợ người phụ nữ vừa đi làm vừa trông con… nhưng xem ra vẫn chưa có hiệu quả tốt.

Và thực tế một số người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật, người nhập quốc tịch Nhật đang tính toán để sinh con ổn định cuộc sống tại đất nước này và nếu nhận được số tiền thưởng trên sẽ phần nào giúp đỡ được cho họ.

Mấy năm trở lại đây các công ty bên Nhật đang gia tăng tuyển chọn lao động từ nước ngoài sang Nhật làm việc, với con số lên đến 66 ngành nghề cho thực tập sinh theo quy định của JITCO. Bình quân năm sau số lao động sang Nhật tăng mạnh so với năm trước, đây sẽ là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với lao động Việt trong tương lai dài. Và hiện nay Nhật Bản chính là thị trường chất lượng nhất để lao động Việt chọn lựa đi xuất khẩu. Dù đứng sau Đài Loan về số lượng nhưng chất lượng luôn là hàng đầu.

Một trong những điều tạo nên sự cao cấp cho thị trường XKLĐ Nhật đó chính là khâu tuyển chọn lao động kĩ lưỡng từ phía xí nghiệp. Có khi chỉ tuyển 2 đến 3 lao động nhưng chủ xí nghiệp và nghiệp đoàn cử 4, 5 người bay từ Nhật sang Việt Nam để phỏng vấn. Không phải cứ nộp tiền là sẽ có công ty tiếp nhận và đưa sang Nhật, không dễ như đi XKLĐ sang Đài nhưng đổi lại lao động nhận được rất nhiều lợi ích như công việc tốt, mức lương cao (trung bình thực lĩnh trên 20 triệu đồng/ tháng). Chất lượng cuộc sống của lao động tại Nhật cũng được đảm bảo tốt khi vấn đề bảo hộ lao động, đời sống sinh hoạt được quan tâm chú trọng….

Việc lao động trong nước Xuất khẩu sang Nhật sẽ còn tiếp tục tăng mạnh và kéo dài trong tương lai bởi càng về sau đất nước Nhật càng thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ. Những lao động đang có ý định đi XKLĐ Nhật Bản hãy tìm hiểu cụ thể tại các công ty được cấp phép đáng tin cậy, tránh bỏ qua cơ hội tại một thị trường tiềm năng hàng đầu như Nhật Bản.

Mọi thông tin chi tiết về XKLĐ xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Gần 40.000 người đi XKLĐ Nhật Bản trong năm 2016

Mới đây Cục quản lý lao động ngoài nước đã tổng kết số liệu thống kê về hoạt động xuất khẩu lao động trong năm 2016. Theo đó, cả nước có 126.296 lao động đi làm việc tại nước ngoài, trong đó có 39.938 lao động đi Nhật Bản (tăng 47,86% so với năm 2015).



Xuất khẩu lao động Nhật Bản tăng trưởng 47,86% so với năm 2015

Đây là năm thứ 3 liên tiếp, cả nước có số lượng người đi làm việc tại nước ngoài vượt mức 100.000 lao động. Tại các thị trường lao động trọng điểm như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc số lượng lao động đưa đi đều tiếp tục tăng so với năm 2015, cụ thể: 68.244 lao động đi Đài Loan, 39.938 lao động đi Nhật Bản, 8.482 lao động đi Hàn Quốc (tăng 40,92%).

Nhìn chung, năm 2016 là một năm thành công trong hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta, khi chúng ta đã có hàng loạt các thỏa thuận hợp tác lao động với một số thị trường lao động hấp dẫn như: Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia; Hiệp định hợp tác lao động Việt - Lào; Thoả thuận phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan; đặc biệt biên bản ghi nhớ về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS sau gần 4 năm bị gián đoạn, mở ra cơ hội mới cho hàng ngàn lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.

Mục tiêu của chúng ta trong năm 2017 là sẽ đưa được 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó các thị trường trọng điểm tiếp tục là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Bên cạnh đó sẽ tiếp tục triển khai các Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động với các quốc gia Thái Lan, Lào, Australia, Malaysia, đồng thời tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản theo các chương trình đã ký kết.

(Nguồn: Molisa)

Thị trường lao động Nhật Bản hút nguồn cuối năm

Thị trường Nhật Bản luôn là thị trường hấp dẫn đối với người lao động mong muốn đi xuất khẩu không chỉ bởi mức lương cao mà còn bởi môi trường làm việc an toàn, quyền lợi của người lao động được đảm bảo. Trong khoảng thời gian cuối năm là thời điểm tốt cho người lao động mong muốn sang Nhật làm việc.



Đây là thời điểm xí nghiệp Nhật Bản bắt đầu một năm tài khóa mới, các xí nghiệp tích cực tuyển chọn lao động để giải quyết vấn đề nhân công. Đối với lao động thị trường Nhật Bản thì đi được không chỉ là cơ hội kiếm tiền, làm giàu lớn mà còn là bước tiếp thu công nghệ, học việc định hướng dài hạn.

Người lao động có thu nhập khá với mức lương thấp nhất là 17 triệu đồng/tháng; cao nhất như điều dưỡng viên, hộ lý mức lương có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng.

Trong năm qua, gần 20.000 lao động sang Nhật Bản làm việc và phía Nhật Bản cũng đánh giá tốt về chất lượng lao động Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động lo ngại thời điểm cuối năm người lao động không muốn xa gia đình để đi làm xa, vì vậy sẽ khó có đủ LĐ theo đơn hàng mà đối tác đặt.

Trong khi đó, với những đơn hàng tiềm năng, nếu không đáp ứng kịp sẽ mất cơ hội hợp tác. Doanh nghiệp cũng không thể vì thiếu lao động mà tuyển dụng ồ ạt lao động kém chất lượng. Vì vậy, dù nhiều đơn hàng, dù khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất cẩn trọng để có được những lao động chất lượng cao.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đây là thời điểm phía Nhật Bản quan tâm đến lao động Việt Nam ở mức cao nhất. Thực tế, Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn với lao động Việt Nam sau khi các thỏa thuận liên Chính phủ được ký kết.

Cụ thể là bớt khắt khe hơn với các chỉ tiêu tuyển dụng đầu vào, từ chiều cao, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, thời gian đăng ký xuất cảnh cũng được rút ngắn… để người lao động Việt Nam dễ dàng vượt qua các đợt thi tuyển sang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, bớt khắt khe không có nghĩa là dễ dãi.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Giai đoạn từ nay đến năm 2020, Nhật Bản cần 20.000 LĐVN trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020.

Một lý do khác là dân số Nhật Bản ngày càng già hóa (23% dân số ở độ tuổi trên 65 tuổi), LĐ phổ thông và LĐ nông nghiệp tại Nhật Bản đều đã có tuổi nên việc "nhập khẩu" LĐ trẻ là điều tất yếu.

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nước thứ ba (cùng với Indonesia và Philippines) được Nhật Bản đào tạo và hướng nghiệp cho hộ lý và điều dưỡng viên để sang nước này làm việc trong 2-4 năm. Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã có những ký kết với các hoạt động xúc tiến XKLĐ. Các đoàn doanh nghiệp, nghiệp đoàn của Nhật Bản đã sang thăm, khảo sát thị trường Việt Nam và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam.

(Nguồn: Tổng hợp)

Top