ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Quan hệ Việt Nhật qua những con số

Cùng tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thông qua những con số thống kê dưới đây:



Nguồn: Vnexpress

Nhật Bản thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận

Nhật Bản là một trong những quốc gia đang trải qua tình trạng dân số lão hóa nhanh nhất thế giới, đi kèm với đó là thiếu hụt nguồn nhân lực trong tương lai bởi ngày càng ít trẻ em được ra đời.



Theo báo cáo mới đây của cục thống kê thuộc Bộ nội vụ Nhật Bản, trong toàn thể các nước có dân số trên 40 triệu dân, Nhật là nước có tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi thấp nhất. Số trẻ em dưới 15 tuổi đã giảm 35 năm liên tiếp, tụt xuống mức thấp nhất kể từ khi cơ quan này tiến hành các cuộc điều tra dân số. Đây là vấn đề đáng báo động đối với triển vọng phát triển dài hạn của Nhật Bản. Bởi không một quốc gia nào có thể phát triển mà thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận.

Tính đến ngày hết năm 2016, cả nước Nhật có 16 triệu trẻ em dưới 15 tuổi, giảm 150.000 em so với năm 2015. Số trẻ em đã giảm suốt 35 năm liên tục kể từ 1982. Nếu tính tỷ lệ trên tổng dân số thì tỷ lệ trẻ em đã giảm 42 năm liên tiếp, xuống mức thấp nhất từ trước tới nay. Trên 47 tỉnh thành của Nhật Bản, chỉ duy nhất thủ đô TOKYO - nơi luôn thu hút 1 lượng lớn dân di cư, là có số trẻ em gia tăng so với năm trước.

Chính quyền thủ tướng Shinzo Abe cho rằng không thể ngăn chặn đà suy giảm dân số hiện nay, và chấp nhận duy trì một quốc gia với quy mô dân số là 100 triệu người trong vòng 50 năm tới, giảm 27 triệu người so với hiện nay. Nhật đạt mức dân số 100 triệu dân lần đầu tiên là vào năm 1970, thời kỳ đánh dấu giai đoạn chuyển biến sang vị thế cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Giờ đây con số 100 triệu dân đã mang một ý nghĩa biểu tượng. Và nếu dân số giảm xuống mức dưới 100 triệu thì đồng nghĩa số người già ngày càng tăng, khi đó Nhật khó có cách nào duy trì hệ thống lương hưu như hiện nay.

Sự gia tăng số người già, giảm tỷ lệ trẻ em đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản, như lương hưu, y tế và vấn đề nguồn lao động trẻ trong tương lai cũng phải tính đến phương án gia tăng tuyển chọn lao động từ nước ngoài.

Tính toán ra thì cứ 5 năm dân số Nhật Bản lại giảm đi 1 triệu người, một con số vô cùng đáng lo ngại, nhất là đối với một quốc gia không có chiến tranh, không có bệnh tật, không khủng hoảng chết chóc. Xu hướng dân số tiêu cực tại Nhật Bản đã diễn ra hàng chục năm nay, Chính phủ cũng đã có các biện pháp như khuyến khích người dân sinh con, tăng số lượng nhà trẻ, thưởng đến 10 triệu yên ( 2,2 tỷ đồng) khi sinh con lần đầu, hỗ trợ người phụ nữ vừa đi làm vừa trông con… nhưng xem ra vẫn chưa có hiệu quả tốt.

Và thực tế một số người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật, người nhập quốc tịch Nhật đang tính toán để sinh con ổn định cuộc sống tại đất nước này và nếu nhận được số tiền thưởng trên sẽ phần nào giúp đỡ được cho họ.

Mấy năm trở lại đây các công ty bên Nhật đang gia tăng tuyển chọn lao động từ nước ngoài sang Nhật làm việc, với con số lên đến 66 ngành nghề cho thực tập sinh theo quy định của JITCO. Bình quân năm sau số lao động sang Nhật tăng mạnh so với năm trước, đây sẽ là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với lao động Việt trong tương lai dài. Và hiện nay Nhật Bản chính là thị trường chất lượng nhất để lao động Việt chọn lựa đi xuất khẩu. Dù đứng sau Đài Loan về số lượng nhưng chất lượng luôn là hàng đầu.

Một trong những điều tạo nên sự cao cấp cho thị trường XKLĐ Nhật đó chính là khâu tuyển chọn lao động kĩ lưỡng từ phía xí nghiệp. Có khi chỉ tuyển 2 đến 3 lao động nhưng chủ xí nghiệp và nghiệp đoàn cử 4, 5 người bay từ Nhật sang Việt Nam để phỏng vấn. Không phải cứ nộp tiền là sẽ có công ty tiếp nhận và đưa sang Nhật, không dễ như đi XKLĐ sang Đài nhưng đổi lại lao động nhận được rất nhiều lợi ích như công việc tốt, mức lương cao (trung bình thực lĩnh trên 20 triệu đồng/ tháng). Chất lượng cuộc sống của lao động tại Nhật cũng được đảm bảo tốt khi vấn đề bảo hộ lao động, đời sống sinh hoạt được quan tâm chú trọng….

Việc lao động trong nước Xuất khẩu sang Nhật sẽ còn tiếp tục tăng mạnh và kéo dài trong tương lai bởi càng về sau đất nước Nhật càng thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ. Những lao động đang có ý định đi XKLĐ Nhật Bản hãy tìm hiểu cụ thể tại các công ty được cấp phép đáng tin cậy, tránh bỏ qua cơ hội tại một thị trường tiềm năng hàng đầu như Nhật Bản.

Mọi thông tin chi tiết về XKLĐ xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Cần nhiều lao động trong năm 2017

"Trong 2017 dự báo sẽ cần nhiều lao động hơn nhưng là cần lao động có năng lực chứ không cần bằng cấp"



Tăng 3,7% so với năm 2016

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay thị trường lao động còn rất nhiều hạn chế như nghịch lý về cơ cấu đào tạo ngành nghề, xu hướng chọn học ĐH chiếm tỷ trọng cao… Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có sự thay đổi.

Đầu tiên là chương trình khởi nghiệp quốc gia bắt đầu khởi động, giới trẻ rất chú ý và điều này sẽ giúp họ tự tạo việc làm. Ngoài ra, có 4 điểm tích cực giúp cho việc làm của người lao động tốt hơn. Đó là cơ quan nhà nước đang cải tổ tạo điều kiện nhiều hơn để thu hút người trẻ. Doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, giảm số lượng công ty phá sản, có thêm nhiều chỗ làm. Ngoài ra doanh nghiệp nước ngoài tại TP.HCM ước tính mỗi năm tăng trưởng khoảng 2% nên người lao động có kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ sẽ có rất nhiều cơ hội tham gia. Việc xuất khẩu lao động được đẩy nhanh và việc di chuyển lao động giữa các nước ASEAN bắt đầu hình thành, tạo ra thêm cơ hội làm việc.

Tại TP.HCM bắt đầu khởi động chương trình việc làm thành phố giai đoạn 2017 - 2020, đặc biệt tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực, 9 ngành kinh tế trọng yếu và phát triển 50.000 doanh nghiệp trong năm 2017. Năm tới, dự kiến TP.HCM cần khoảng 280.000 chỗ làm việc (tăng 3,7% so với năm 2016), trong đó có khoảng 140.000 chỗ làm việc mới. Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung ở những ngành nghề như: kinh doanh - marketing - bán hàng, dịch vụ - du lịch - nhà hàng khách sạn, công nghệ thông tin, cơ khí - tự động hóa…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để có thể cải thiện tình hình thất nghiệp trong những năm sắp tới, cần hoàn thiện mô hình, nâng cao năng lực hoạt động phân tích và dự báo cung - cầu nhân lực. Phải dự báo được những ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm trung hạn (5 năm), dài hạn (10 - 20 năm). Ngoài ra, cần hoàn thiện phát triển hoạt động hướng nghiệp, đưa các chương trình giáo dục định hướng nghề nghiệp vào các trường THPT và THCS. Bên cạnh đó, xây dựng cổng thông tin hướng nghiệp - việc làm kết nối thành phố với các tỉnh thành, khu vực và quốc gia và điều tra, khảo sát việc làm của sinh viên, nhu cầu thị trường lao động về xu hướng việc làm và học nghề.

Cần người làm việc được chứ không cần bằng cấp

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Phó ban đào tạo, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, xu hướng việc làm năm 2017 là cần nhiều nhân lực hơn. Tuy nhiên, đây phải là nhân lực làm việc thật sự, không mất nhiều thời gian đào tạo lại chứ không liên quan nhiều đến bằng cấp. Nghĩa là doanh nghiệp cần nhiều nhân lực bậc CĐ, TCCN hơn là bậc ĐH. Tuy nhiên, sẽ khó khăn cho doanh nghiệp bởi xu hướng lựa chọn học ĐH vẫn đang chiếm đa số. Cũng theo ông Cường, những ngành như hàn, cơ khí, công nghệ thông tin, điện - điện tử… đang rất “khát” nhân lực.

Theo ông Nguyễn Tường Quang, Trưởng bộ phận quản lý nguồn tuyển, Ngân hàng Sacombank, hiện nay các ngân hàng bắt đầu tuyển dụng rầm rộ trở lại. Năm 2017 dự kiến ngân hàng sẽ tuyển khoảng 2.000 nhân sự cho các phòng ban, chi nhánh. Số lượng này vừa tuyển các vị trí mới vừa bổ sung cho nhân sự cũ nghỉ việc.

Đại diện Tập đoàn FPT cũng cho hay ước tính trong giai đoạn 2016 - 2020 tập đoàn cần tuyển khoảng 50.000 nhân sự ở nhiều vị trí.

Người tốt nghiệp ĐH, CĐ vẫn có nhu cầu tìm việc cao

Bộ LĐ-TB-XH và Tổng cục Thống kê vừa công bố bản tin cập nhật thị trường lao động VN quý 3/2016. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho biết thị trường lao động có những chuyển biến tích cực như tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng; tỷ lệ việc làm trong ngành nông, lâm thủy sản giảm; thu nhập của người lao động tăng lên... Tuy nhiên, quý này tăng trưởng kinh tế không tạo ra thêm nhiều việc làm, tỷ lệ lao động giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Đặc biệt, lực lượng lao động có trình độ CĐ, ĐH trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (8,36%).

Bảng phân tích thị trường lao động năm 2016 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2017 tại TP.HCM cũng cho thấy nhu cầu tìm việc làm chiếm cao nhất là lực lượng lao động trình độ ĐH, CĐ, TCCN và người có kinh nghiệm làm việc. Nhu cầu tìm việc cao nhất ở người có trình độ ĐH, chiếm hơn 52%. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng đối với nhân lực CĐ - ĐH - sau ĐH chỉ chiếm 27,76%. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực trình độ ĐH tại các khu chế xuất, khu công nghiệp càng thấp hơn nữa, chỉ gần 3%.

Ông Trần Anh Tuấn cho rằng một lý do quan trọng là sự tập trung việc làm ở các vùng đô thị. Thống kê của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy nhu cầu học nghề và tìm việc làm của sinh viên, người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến TP.HCM tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người tìm việc thường xuyên (khoảng trên 40%). Nguồn nhân lực này cạnh tranh gay gắt với sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ, trường quốc tế, các chương trình liên kết, người nghỉ việc từ doanh nghiệp giải thể… Điều này dẫn đến việc làm đáp ứng không đủ.

Trong khi đó, học sinh đa số vẫn chọn học ĐH (87%), CĐ chỉ 7% và TCCN là 6%. Những nhóm ngành nghề được học sinh chọn lựa nhiều nhất trong năm 2016 lần lượt là: kỹ thuật công nghệ, kinh doanh dịch vụ, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế - tài chính…

Trong năm vừa qua, tại TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng lao động chiếm tỷ lệ cao chủ yếu ở các nhóm ngành nghề như: kinh doanh - bán hàng (24,19%), dịch vụ - phục vụ (20,41%), công nghệ thông tin (5,63%), dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn (5,5%)...

Nguồn: Báo Thanh niên

Xu hướng thị trường xuất khẩu lao động 2017 sẽ như thế nào?

Năm 2017 được dự báo sẽ là năm có nhiều khởi sắc trong công tác xuất khẩu lao động. Ngoài việc tiếp tục đầu mạnh các thị trường truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc...thì các thị trường tiềm năng khác như Đức, Trung Đông...sẽ mở rộng và tạo thêm nhiều cơ hội cho lao động tay nghề cao sang làm việc.



Nhiều thị trường lao động rộng mở trong năm 2017

Khép lại năm 2016, cả nước đã đưa được 126.296 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt 26,29% so với kế hoạch năm, con số này cho thấy nhu cầu đi nước ngoài làm việc của lao động Việt Nam đang là rất lớn.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp cả nước có trên 100.000 người đi xuất khẩu lao động, trong đó có 68.244 lao động đi Đài Loan, 39.938 lao động đi Nhật Bản, 2.079 lao động đi Malaysia, 4.033 lao động đi Ả rập Xê út, 8.482 lao động đi Hàn Quốc và các thị trường khác.

Đặc biệt, thị trường lao động Hàn Quốc đã được nối lại từ năm 2016, mở ra cơ hội cho hàng nghìn lao động Việt có thể sang Hàn làm việc với mức thu nhập tốt. Hiện nay, Việt Nam có hơn 50.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Ngoài các thị trường lao động truyền thống thì chúng ta cũng đang xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động đã ký với các nước Thái Lan, Lào, Australia.

Trong năm 2017 sẽ tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản và Đức theo các chương trình đã ký kết.

Cuối năm 2016, Nhật Bản cũng đã thông qua việc kéo dài thời hạn lưu trú cho các thực tập sinh đến 5 năm, đồng thời mở rộng tiếp nhận nghề hộ lý điều dưỡng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thỏa thuận với Đức liên quan đến vấn đề tuyển chọn đào tạo điều dưỡng sang làm việc trong các bệnh viện tại Đức. Hiện nay, cơ hội là rất rộng mở cho những lao động có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động

Dù số lượng người đi xuất khẩu lao động liên tục tăng đều trong 3 năm trở lại đây, nhưng có 1 thực tế quan trọng chúng ta cần lưu tâm đó là các nước ngày càng khắt khe hơn, yêu cầu chất lượng, tay nghề lao động cao. Đặc biệt là các thị trường có mức lương khá, cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…

Với những yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác thì chất lượng lao động đã và đang là yếu tố ngày càng quan trọng trong thị trường xuất khẩu lao động ngoài nước.

Người lao động có ý định ra nước ngoài làm việc, ngoài việc có sức khỏe tốt thì người lao động cũng cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết như: ngoại ngữ, chuyên môn nghề nghiệp…

Không chỉ người lao động, phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng cần phải đầu tư nhiều hơn cho cơ sở đào tạo, qua đó sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khắt khe từ những thị trường khó tính.

Cơ hội đi làm việc tại các thị trường lao động với mức thu nhập cao trong năm 2017 đang là rất lớn, điều quan trọng là phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để sẵn sàng đáp ứng.

Nguồn: Tổng hợp

Gần 40.000 người đi XKLĐ Nhật Bản trong năm 2016

Mới đây Cục quản lý lao động ngoài nước đã tổng kết số liệu thống kê về hoạt động xuất khẩu lao động trong năm 2016. Theo đó, cả nước có 126.296 lao động đi làm việc tại nước ngoài, trong đó có 39.938 lao động đi Nhật Bản (tăng 47,86% so với năm 2015).



Xuất khẩu lao động Nhật Bản tăng trưởng 47,86% so với năm 2015

Đây là năm thứ 3 liên tiếp, cả nước có số lượng người đi làm việc tại nước ngoài vượt mức 100.000 lao động. Tại các thị trường lao động trọng điểm như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc số lượng lao động đưa đi đều tiếp tục tăng so với năm 2015, cụ thể: 68.244 lao động đi Đài Loan, 39.938 lao động đi Nhật Bản, 8.482 lao động đi Hàn Quốc (tăng 40,92%).

Nhìn chung, năm 2016 là một năm thành công trong hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta, khi chúng ta đã có hàng loạt các thỏa thuận hợp tác lao động với một số thị trường lao động hấp dẫn như: Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia; Hiệp định hợp tác lao động Việt - Lào; Thoả thuận phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan; đặc biệt biên bản ghi nhớ về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS sau gần 4 năm bị gián đoạn, mở ra cơ hội mới cho hàng ngàn lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.

Mục tiêu của chúng ta trong năm 2017 là sẽ đưa được 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó các thị trường trọng điểm tiếp tục là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Bên cạnh đó sẽ tiếp tục triển khai các Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động với các quốc gia Thái Lan, Lào, Australia, Malaysia, đồng thời tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản theo các chương trình đã ký kết.

(Nguồn: Molisa)

Cảnh báo lao động " chui" tại nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vụ nữ lao động làm việc chui tại Angola bị cướp thiêu tử vong một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo với những người lao động bất hợp pháp tại nước ngoài với tiềm ẩn muôn vàn rủi ro, nguy hiểm.



Xuất khẩu lao động là lựa chọn của nhiều người muốn thay đổi cuộc sống, tuy nhiên chi phí tham gia vào chương trình này không phải là ít khiến nhiều người phải suy nghĩ. Do đó, trong thời gian gần đây có nhiều người lựa chọn hình thức tham gia xuất khẩu lao động “chui” với hi vọng thoát nghèo, nhưng hình thức này có nhiều rủi ro tiềm ẩn như bị bóc lột, ngược đãi.

Đi hợp pháp rồi bỏ trốn

Tình trạng lao động đi xuất khẩu lao động hợp pháp rồi sau đó bỏ trốn ra ngoài làm việc với hi vọng nhận được mức lương cao hơn hay một bộ phận lao động đã không về nước sau khi kết thúc hợp đồng mà tiếp tục ở lại các nước, làm việc bất hợp pháp đang là một vấn đề nhức nhối của các công ty xuất khẩu lao động cũng như các ban ngành quản lý lao động ngoài nước.

Chỉ vì những cám dỗ hấp dẫn trước mắt, áp lực về đồng tiền khiến cho những lao động chấp nhận làm chui bất hợp pháp tại nước ngoài mà không hiểu những rủi ro những nguy hiểm mà mình sẽ gặp phải.

Cảnh báo rủi ro



Những người xuất cảnh trái phép sang nước ngoài làm việc thường gặp  nhiều rủi ro. Trước tiên là việc bất đồng ngôn ngữ nên khó có thể giao tiếp với người bản địa. Trường hợp một số người Việt lao động cùng nhau mới có thể trao đổi thông tin, còn lại nếu bị phân tán ở nhiều doanh nghiệp, nhiều nơi, người lao động gần như không biết mình đang ở đâu, không thể liên lạc được với gia đình. Tiếp theo là nguy cơ ăn chặn tiền công, không có chế độ, quyền lợi bảo vệ, bị ngược đãi, phải sống chui, sống lủi vì nguy cơ có thể về nước bất cứ lúc nào nếu bị cơ quan quản lý nước ngoài phát hiện.

Quản lý chặt chẽ, khuyến khích đi hợp pháp.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang bị sức ép lớn trước tình trạng di cư bất hợp pháp nhưng gần như không kiểm soát được kênh không chính thức này. Trước tình hình trên, ILO khuyến cáo Việt Nam cần tăng cường đối thoại, đàm phán để ký ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác lao động với các nước để hợp pháp hóa cho NLĐ, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, có cơ chế phối hợp để có thể bảo vệ quyền lợi cho họ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng có những chính sách quản lý chặt chẽ đối với các công ty có dịch vụ đưa người sang nước ngoài làm việc để hạn chế tình trạng đi hợp pháp rồi bỏ trốn.

Để đảm bảo quyền lời của mình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích mọi người lao động hãy tìm hiểu kỹ lưỡng  trước khi đi xuất khẩu lao động và chỉ nên đi theo con đường hợp pháp tránh những rủi ro, nguy hiểm, tiền mất tật mang.

Edit: Huệ Nguyễn.

Rà soát pháp luật về xuất khẩu lao động từ góc độ bình đẳng giới

Nhằm xác định những bất cập về thúc đẩy bình đẳng giới trong Luật số 72/2006/QH11 và các văn bản hướng dẫn liên quan thông qua việc rà soát, đánh giá Luật và các văn bản này, từ đó có những đề xuất sửa đổi làm tiền đề cho việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới tốt hơn khi thực hiện sửa đổi Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, ngày 6/10, tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp cùng Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) tổ chức tọa đàm nhằm giới thiệu kết quả nghiên cứu: Những khuyến nghị về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tới dự có ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đại diện UN Women, đại diện 5 Sở LĐ-TBXH, 10 doanh nghiệp và các chuyên gia về lĩnh vực này.

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Viết Hương cho biết, trong những năm gần đây có tổng số 80.000-100.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, trong đó có khoảng 30 -35% là nữ. Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài thường làm các ngành nghề gắn chặt với nữ giới như giúp việc gia đình, chăm sóc người già, công nhân điện tử, công nhân may,… Có thể nói, số lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao mức sống gia đình, phát triển kinh tế hộ gia đình và địa phương. Việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài luôn được coi trọng, đặc biệt là lao động nữ vì đây là đối tượng yếu thế, dễ bị lợi dụng nhất là khi đi làm việc ở nước ngoài.

Để quản lý tốt hơn hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, ngày 26/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Sau khi Luật ra đời, một loạt các văn bản hướng dẫn Luật đã được ban hành để triển khai thực hiện. Cho tới nay, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã thực hiện được hơn 9 năm, góp phần tạo hành lang pháp lý quản lý chặt chẽ hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, Bộ LĐ-TBXH đang chuẩn bị để xem xét trình Quốc hội sửa đổi Luật cho phù hợp với thực tiễn. Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật, Bộ LĐ-TBXH đã thực hiện các nghiên cứu như đánh giá tình hình thực hiện Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Theo bà Nguyễn Kim Lan, điều phối viên UN Women, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống phụ nữ (CEDAW) năm 1982 và từ đó Việt Nam cam kết thực hiện những hoạt động nhằm thúc đẩy lĩnh vực bình đẳng giới trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Năm 2006, Luật Bình đẳng giới và Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được Quốc hội thông qua. Một trong những nguyên tắc cơ bản quy định trong Luật Bình đẳng giới là bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Nhưng do 2 bộ luật này ra đời song song với nhau nên có một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa theo kịp nguyên tắc lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.



“Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật phù hợp với thực tiễn, đảm bảo các nguyên tắc theo quy định của pháp luật, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với UN Women tổ chức nghiên cứu rà soát pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ góc độ bình đẳng giới. Trong quá trình soạn thảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với UN Women đã tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia đến từ các tổ chức xã hội dân sự như: Hội phụ nữ, Hiệp hội xuất khẩu lao động, các cơ quan trung ương và địa phương, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các chuyên gia về luật và giới... để đảm bảo tốt hơn việc quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài và thúc đẩy bình đẳng giới.”

Bà Nguyễn Kim Lan nhấn mạnh "Di cư lao động đang trở thành một xu hướng phổ biến. Hiện nay trên toàn cầu có 232 triệu người di cư, trong đó phụ nữ chiếm 49%. Ở Việt Nam, có 500.000 lao động làm việc tại 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 30-35% là lao động nữ. Với lượng lao động di cư lớn, thời gian qua, trên thế giới nhiều tiêu chuẩn về luật pháp quốc tế được xây dựng nhằm bảo vệ lao động di cư và thúc đẩy bình đẳng giới khuyến khích các quốc gia đảm bảo người lao động di cư nam và nữ được đối xử bình đẳng trong điều kiện di cư an toàn".

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, tác giả Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu rà soát pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ góc độ bình đẳng giới. Theo đó, nghiên cứu này nhằm xác định những bất cập về thúc đẩy bình đẳng giới trong Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn liên quan thông qua việc rà soát, đánh giá Luật và các văn bản này, từ đó có những đề xuất sửa đổi làm tiền đề cho việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới tốt hơn khi thực hiện sửa đổi Luật này. Cũng theo bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, báo cáo được thực hiện theo phương pháp rà soát đánh giá tài liệu và thảo luận nhóm trọng tâm. Những phát hiện chính và khuyến nghị gồm: Quyền tiếp cận thông tin; quyền được pháp luật bảo vệ; các quyền liên quan đến việc làm quyền được tôn trọng, không bị xâm phạm thân thể; những vấn đề tài chính liên quan đến NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó gồm các khoản phí và chuyển tiền về nước; những chính sách đối với NLĐ sau khi hết hạn hợp đồng trở về.

(Nguồn: Molisa)

Nhật Bản có kế hoạch tăng số lao động nhập cư

Nhật Bản đang có kế hoạch tăng số lao động nhập cư tại Nhật Bản nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại quốc gia này.



Nhật bản có kế hoạch tăng lao động nhập cư

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, báo “Japan Times” ngày 25/9 dẫn phát biểu của hai trợ lý của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết quốc gia này đang có kế hoạch tăng số lao động nhập cư tại Nhật Bản nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại quốc gia này, trong đó đáng chú ý là kế hoạch trong mùa Thu này sẽ thông qua một dự luật tăng số thực tập sinh nước ngoài.

Cựu Thứ trưởng Tài chính – Kinh tế và hiện là cố vấn của Thủ tướng Abe, ông Yasutoshi Nishimura cho biết Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch thông qua một dự luật trong mùa Thu này nhằm phát triển hệ thống tuyển thực tập sinh nước ngoài.

Đây là hệ thống tuyển dụng lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc trong một thời gian nhất định nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động tại quốc gia này.

Hiện có khoảng 190.000 lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc theo quy chế thực tập sinh. Theo ông Nishimura, luật mới – nếu được thông qua, có thể kéo dài thời gian cư trú tại Nhật Bản của các lao động nước ngoài từ mức 3 năm hiện nay lên tới 5 năm.

Luật này đồng thời cho phép các công ty có thể tăng tỷ lệ số thực tập sinh nước ngoài được tuyển dụng trong lực lượng nhân công, đồng thời mở rộng ngành nghề được phép tuyển dụng thực tập sinh.

Ông cho biết hoạt động giám sát hệ thống thực tập sinh sẽ được cải thiện sau khi có nhiều chỉ trích về tình trạng lạm dụng lao động nước ngoài trong ngành nông nghiệp và dệt may.

Ông Nishimura cho biết Chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc quy chế visa mới để tuyển dụng lao động cho các ngành kinh tế đang thiếu hụt lao động trầm trọng.

Ông Nishimura cho biết thêm hiện tại, cũng có cuộc thảo luận về việc tuyển dụng lao động công nghệ của Việt Nam và Ấn Độ, cũng như vấn đề lập một quy chế visa mới cho lao động nước ngoài làm việc trong ngành du lịch, một ngành kinh tế đang phát triển mạnh tại Nhật Bản hiện nay.

Bà Masahiko Shibayama, nghị sĩ của đảng Dân chủ tự do cầm quyền (LDP), đồng thời là một cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Abe, cũng tiết lộ có khả năng trong vài năm tới sẽ có nhiều chính sách liên quan đến lao động nhập cư được thông qua.

Theo bà, các chính sách liên quan đến lao động nhập cư mà chính phủ đang cân nhắc hiện nay có thể giúp tăng gấp đôi số lao động nhập cư tại Nhật Bản.

(Nguồn: Isenpai)

Top