ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Nhằm xác định những bất cập về thúc đẩy bình đẳng giới trong Luật số 72/2006/QH11 và các văn bản hướng dẫn liên quan thông qua việc rà soát, đánh giá Luật và các văn bản này, từ đó có những đề xuất sửa đổi làm tiền đề cho việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới tốt hơn khi thực hiện sửa đổi Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, ngày 6/10, tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp cùng Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) tổ chức tọa đàm nhằm giới thiệu kết quả nghiên cứu: Những khuyến nghị về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tới dự có ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đại diện UN Women, đại diện 5 Sở LĐ-TBXH, 10 doanh nghiệp và các chuyên gia về lĩnh vực này.

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Viết Hương cho biết, trong những năm gần đây có tổng số 80.000-100.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, trong đó có khoảng 30 -35% là nữ. Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài thường làm các ngành nghề gắn chặt với nữ giới như giúp việc gia đình, chăm sóc người già, công nhân điện tử, công nhân may,… Có thể nói, số lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao mức sống gia đình, phát triển kinh tế hộ gia đình và địa phương. Việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài luôn được coi trọng, đặc biệt là lao động nữ vì đây là đối tượng yếu thế, dễ bị lợi dụng nhất là khi đi làm việc ở nước ngoài.

Để quản lý tốt hơn hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, ngày 26/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Sau khi Luật ra đời, một loạt các văn bản hướng dẫn Luật đã được ban hành để triển khai thực hiện. Cho tới nay, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã thực hiện được hơn 9 năm, góp phần tạo hành lang pháp lý quản lý chặt chẽ hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, Bộ LĐ-TBXH đang chuẩn bị để xem xét trình Quốc hội sửa đổi Luật cho phù hợp với thực tiễn. Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật, Bộ LĐ-TBXH đã thực hiện các nghiên cứu như đánh giá tình hình thực hiện Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Theo bà Nguyễn Kim Lan, điều phối viên UN Women, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống phụ nữ (CEDAW) năm 1982 và từ đó Việt Nam cam kết thực hiện những hoạt động nhằm thúc đẩy lĩnh vực bình đẳng giới trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Năm 2006, Luật Bình đẳng giới và Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được Quốc hội thông qua. Một trong những nguyên tắc cơ bản quy định trong Luật Bình đẳng giới là bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Nhưng do 2 bộ luật này ra đời song song với nhau nên có một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa theo kịp nguyên tắc lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.



“Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật phù hợp với thực tiễn, đảm bảo các nguyên tắc theo quy định của pháp luật, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với UN Women tổ chức nghiên cứu rà soát pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ góc độ bình đẳng giới. Trong quá trình soạn thảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với UN Women đã tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia đến từ các tổ chức xã hội dân sự như: Hội phụ nữ, Hiệp hội xuất khẩu lao động, các cơ quan trung ương và địa phương, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các chuyên gia về luật và giới... để đảm bảo tốt hơn việc quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài và thúc đẩy bình đẳng giới.”

Bà Nguyễn Kim Lan nhấn mạnh "Di cư lao động đang trở thành một xu hướng phổ biến. Hiện nay trên toàn cầu có 232 triệu người di cư, trong đó phụ nữ chiếm 49%. Ở Việt Nam, có 500.000 lao động làm việc tại 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 30-35% là lao động nữ. Với lượng lao động di cư lớn, thời gian qua, trên thế giới nhiều tiêu chuẩn về luật pháp quốc tế được xây dựng nhằm bảo vệ lao động di cư và thúc đẩy bình đẳng giới khuyến khích các quốc gia đảm bảo người lao động di cư nam và nữ được đối xử bình đẳng trong điều kiện di cư an toàn".

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, tác giả Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu rà soát pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ góc độ bình đẳng giới. Theo đó, nghiên cứu này nhằm xác định những bất cập về thúc đẩy bình đẳng giới trong Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn liên quan thông qua việc rà soát, đánh giá Luật và các văn bản này, từ đó có những đề xuất sửa đổi làm tiền đề cho việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới tốt hơn khi thực hiện sửa đổi Luật này. Cũng theo bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, báo cáo được thực hiện theo phương pháp rà soát đánh giá tài liệu và thảo luận nhóm trọng tâm. Những phát hiện chính và khuyến nghị gồm: Quyền tiếp cận thông tin; quyền được pháp luật bảo vệ; các quyền liên quan đến việc làm quyền được tôn trọng, không bị xâm phạm thân thể; những vấn đề tài chính liên quan đến NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó gồm các khoản phí và chuyển tiền về nước; những chính sách đối với NLĐ sau khi hết hạn hợp đồng trở về.

(Nguồn: Molisa)

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:


Top