ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

11 phong tục đón năm mới không thể bỏ qua của người Nhật

Không giống với người Việt Nam hay Trung Quốc, người Nhật Bản là một trong số ít các nước Đông Á đón năm mới theo lịch dương. Tuy nhiên, điều đáng nói là mặc dù cuộc sống hiện đại và do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mà lịch đón Tết của họ không giống với các nước Đông Á nhưng phong tục của họ vẫn đậm đà văn hóa Á Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng.

Một số phong tục đón năm mới tiêu biểu của người Nhật Bản:

1. Bounenkai – tiệc tiễn năm cũ

Người Nhật Bản gọi bữa tiệc này là Bounenkai (tạm dịch là bữa tiệc để quên đi những vất vả và khó khăn của năm cũ), diễn ra từ những ngày đầu của tuần cuối cùng năm cũ.



Bữa tiệc này thường dành cho những người làm cùng cơ quan. Đây là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm nên họ có tiền để chi tiêu thoải mái, cũng vì thế mà Bounenkai cũng rất hoành tráng và vào dịp này các nhà hàng rất đông khách. Sau bữa tiệc, ai về nhà nấy, người thì đi du lịch nước ngoài, người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón năm mới ở nhà, vì thế phố xá trở nên vắng vẻ lạ thường.

2. Dọn dẹp nhà cửa


Trước Tết người Nhật luôn có phong tục dọn dẹp nhà cửa - còn gọi là phong tục “Susuharai”. Người Nhật sẽ lau rửa nhà cửa cả trong lẫn ngoài để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới. Sau khi dọn dẹp xong, họ sẽ trang trí kadomatsu trước cổng, shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ. Kadomatsu được làm từ cành thông cùng tre và mai để đón Thần Năm Mới; còn shimekazari có ý nghĩa đuổi quỷ trừ tà. Các gia đình ở Nhật luôn đặt Kadomatsu trước cổng ra vào từ những ngày giáp Tết cho đến hết ngày 7/1.

3. Ăn mì Toshikosi Soba

Vào đêm 31/12, cũng giống như Việt Nam, sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa, vào đêm giao thừa người Nhật sẽ ăn một bữa tối thịnh soạn và không thể thiếu món mì Toshikosi Soba.



Toshikosi trong tiếng Nhật có nghĩa là “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới”. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.

4. Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa

Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa là điều không thể bỏ qua đối với người Nhật Bản. Đây là một cuộc thi hát rất phổ biến ở Nhật Bản, gồm có 2 đội là đội Đỏ và Trắng. Đội Đỏ mang tên Akagumi được trình diễn bởi toàn những nữ nghệ sĩ còn đội Trắng tên là Shirogumi bao gồm toàn nam. Những bài hát và màn trình diễn ở đây đều do một ban giám khảo được chọn bởi kênh truyền hình NHK chấm điểm.

5. Lễ đón mừng năm mới

Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni - sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa.

Ngoài ra, một đồ ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Nhật đó là Osechi. Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn, ngọt và thông thường là lạnh nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình sẽ tụ tập ăn uống, cùng trò chuyện và cùng đọc các tấm Nengajou (thiếp chúc mừng năm mới).

6. Đi lễ hoặc đến thăm một ngôi đền



Khi đi đền, người Nhật thường rung chuông và cầu xin may mắn, sau đó mua những tấm bùa cầu mau từ những miko (nhà sư giữ đền) như omamori, hamayda, kamifuda hoặc ema.

7. Trao đổi Nengyou

Nengyou là một loại thiệp năm mới của người Nhật, được trang trí bằng 12 con giáp theo kiểu của người Trung Quốc. Ở Nhật Bản, các bưu điện địa phương thường có những dịch vụ đặc biệt trong dịp năm mới để chuyển những bức Nengyou này đi khắp nơi.



8. Tặng Otoshidama

Otoshidama là những món quà mà người Nhật tặng cho nhau trong suốt ngày kề năm mới. Thời nay, Otoshidama thường là tiền mà người lớn trao cho trẻ em. Mệnh giá được sử dụng chủ yếu là khoảng 5.000 Yên (khoảng 1 triệu đồng), và được đặt trong những phong bao màu đỏ có hình trang trí đặc biệt.

9. Bán hàng giá rẻ

Ngày 2/1, hàng loạt siêu thị và cửa hàng bách hóa mở cửa trở lại. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mình vào trong một túi to, bên ngoài in chữ fukubukuro (túi phúc) và bán với giá rẻ bất ngờ nên rất nhiều người Nhật xếp hàng từ sớm để mua cho bằng được.

10. Ăn cháo chay, làm vỡ bánh dày

Ngày 7/1, người Nhật có tục lệ ăn cháo chay Nanakusagayu. Cháo này được nấu từ 7 loại rau quả để cầu chúc sức khỏe.

Làm vỡ bánh dày (Kagamibikari) là tục lệ người Nhật Bản tiến hành vào ngày 11/1. Bánh dày hình gương tượng trưng cho may mắn nên người Nhật không cắt mà làm vỡ bằng búa. Bánh dày vỡ ra được nấu thành chè với đậu đỏ cũng hàm ý mang lại những điều tốt đẹp.

11. Lễ thành nhân

Ngày Lễ thành nhân (Seijin-no-hi) diễn ra vào ngày thứ hai tuần thứ hai của tháng 1, là ngày làm các nghi lễ trang trọng để công nhận và chúc mừng các nam, nữ thanh niên Nhật tròn 20 tuổi trong năm đó. Ngày này thường được tổ chức tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa phương, nơi các thanh niên đó cư trú. Sau ngày này, nhiều người Nhật mới thực sự cảm giác là hết Tết và trở lại cuộc sống bận rộn thường ngày.

Ngoài ra trong dịp đón năm mới, Osechi - một món ăn không thể thiếu của người Nhật trong dịp tết, món ăn.

(Nguồn: Tổng hợp)

Luật bất thành văn về trang phục khi đi xin việc ở Nhật

Giống như người Eskimo có rất nhiều từ chỉ tuyết, ở Nhật Bản cũng có 1 số từ miêu tả vấn đề tìm việc. Shokusagashi và kyuushoku đều có nghĩa là “tìm việc” chỉ hành động tìm việc làm nói chung. Tenshoku katsudou là đổi việc, chuyển chỗ làm. Shuushoku katsudo , gọi tắt là “shuukatsu” chỉ quá trình tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp.



Lý do cho tất cả các quy tắc “tìm việc” khác nhau này là nhờ có thông lệ tuyển dụng độc đáo của Nhật Bản. Lớn nhất và độc đáo nhất là shinsotsu ikkatsu saiyou 新 卒 一 括 採用 (し ん そ つ い っ か つ さ い よ う) – các công ty đồng thời tuyển dụng một lượng lớn sinh viên. Trước năm 1997, có quy định về ngày bắt đầu tuyển dụng chính thức của các công ty. Nếu bắt đầu trước ngày này thì được gọi là aotagari 青田 刈 (あ お た が) り, mà theo nghĩa đen có nghĩa là “thu hoạch lúa khi vẫn còn xanh”. Sau năm 1997 các hướng dẫn mới đề xuất các công ty nên thông báo tuyển dụng vào ngày 01/12 (cho các sinh viên năm thứ ba) và bắt đầu phỏng vấn sàng lọc các ứng viên vào ngày 01/04 (đối với sinh viên năm thứ tư). Gần đây, chỉnh phủ của thủ tướng Abe yêu cầu đẩy lùi ngày này lại để sinh viên có thể tập trung vào việc học.

Do các công ty tuyển dụng tất cả cùng một lúc nên ban đầu họ tranh giành các các sinh viên đến từ các trường tốt hơn, bởi vì họ muốn có các sinh viên “tốt hơn”. Điều này gây áp lực cho học sinh trung học, bởi nếu bạn được nhận vào một trường đại học tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội để có được một công việc tốt, ngay cả khi bạn không học hành gì nhiều ở trường đại học. Hệ thống này cũng khiến cho sinh viên đại học phải đi làm sớm hơn. Nếu không thì chỉ còn lại rất ít công việc tốt. Nói thẳng ra, sinh viên thực sự cảm thấy họ cần tìm được việc trong thời gian shinsotsu-ikkatsu-saiyou này. Nếu không thì sẽ rất khó tìm được một công việc lý tưởng. Thậm chí họ còn mất đi lợi thế vào năm tiếp theo, bởi vì các công ty chỉ tập trung vào sinh viên mới tốt nghiệp.

Có thể thấy để có được công việc, sinh viên gặp rất nhiều áp lực với rất nhiều chỉ dẫn và quy tắc đi kèm. Và không chỉ dừng lại ở đây. Còn tồn tại một danh sách dài các “quy tắc bất thành văn” dành cho những sinh viên này. Nếu bạn không thực hiện những điều này, thì khó có thể tìm được việc. Chỉ liên quan tới ngoại hình cũng có 1 danh sách dài cần phải làm theo.

Kiểu tóc

Đối với nam: Nên để ngắn đủ để nhìn thấy tai và chải gọn gàng.

Đối với nữ: Nên buộc hoặc chải gọn gàng để lộ tai ra ngoài

Đầu tóc phải sạch sẽ, không nên nhuộm tóc.

Ria mép / Râu : Nên cạo sạch sẽ.

Trang phục

Bạn nên mặc một bộ đồ tối màu phù hợp với phỏng vấn xin việc.

Một bộ vest 1 hàng khuy gồm 2 khuy sẽ phù hợp hơn là bộ vest 2 hàng khuy, khuy trên cùng phải được cài chặt.

Áo sơ mi phải là màu trắng, cà vạt nên đơn giản.

Quần nên được là thẳng li.

Màu tất phải tương tự với màu quần áo.

Giày :Giày phải đơn giản và có màu đen hoặc nâu, giày phải được đánh sạch sẽ.

Trang điểm

Cần đơn giản và không lòe loẹt.

Không nên dùng nước hoa.

Móng tay: Móng tay cần cắt gọn gàng, không nên sơn móng tay.

Khuyên tai: Không nên đeo khuyên tai.

Dây chuyền

Phải đơn giản, không lòe loẹt.

Trang phục của nữ

Nên mặc một bộ đồ tối màu phù hợp với phỏng vấn xin việc.

Các màu an toàn là: Đen, xanh đen, hoặc màu xám.

Nếu mặc váy, không được quá ngắn.

Áo sơ mi trắng là an toàn.

Giày nữ : Nên đi một đôi giày thấp đơn giản, màu giày phải phù hợp với màu của quần áo. Nếu đi giày cao gót thì ko nên quá cao. Giày phải được đánh sạch sẽ

Mặc dù là “quy tắc bất thành văn” nhưng nhiều người nghĩ rằng chúng rất quan trọng (nhiều người trong số họ đã được tuyển dụng). Nếu bạn không làm tất cả những điều này thì bạn sẽ ít có khả năng được tuyển dụng khi mà cơ chế tuyển dụng trọn đời đang dần biến mất ở Nhật Bản và bạn muốn có một công việc tốt ngay khi có thể.

Chuyện ngoài lề về bộ vest đen

Tất cả bắt đầu từ một bài viết trên “Weekly Toyo Keizai” với tựa đề “Chọn trang phục màu đen để tìm việc shuukatsu! – Đừng cố gắng để nổi bật bằng trang phục” đăng ngày 28/10/2014. Theo bài viết, 90% ứng viên đều mặc trang phục màu đen vì vậy các ứng viên khác nên làm theo số đông để được an toàn. Họ cho rằng người phỏng vấn có thể nghĩ bạn mặc một bộ vest kẻ sọc “độc đáo” để được nổi bật hơn với những người mặc bộ đồ màu đen bình thường:

Vậy người phỏng vấn sẽ nghĩ gì nếu bạn mặc bộ vest kẻ sọc tới buổi phỏng vấn? Phản ứng của người phỏng vấn sẽ là một trong ba trường hợp sau:

Họ sẽ đánh giá tích cực, như là “vest kẻ sọc tốt hơn bởi vì nó khác với những người khác.”

Họ không quan tâm đến quần áo, vì vậy họ không đánh giá tích cực hay tiêu cực.

Họ đánh giá tiêu cực, “anh ấy/cô ấy không biết cách cư xử, mặc một bộ đồ kẻ sọc tới phỏng vấn là quá lòe loẹt để tạo ấn tượng tốt.”

Hãy giả sử rằng các trường hợp trên có xác suất ngang nhau. Trong trường hợp đó, nếu bạn mặc một bộ đồ đơn giản màu đen tới phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ không có phản ứng đặc biệt nào vì hầu hết các ứng viên đều mặc như vậy. Họ không đánh giá tích cực hay tiêu cực, mà hoàn toàn trung lập, vì vậy có thể nói sẽ không có rủi ro gì nếu bạn chọn một bộ đồ màu đen.

Tuy nhiên, nếu bạn mặc một bộ đồ kẻ sọc tới phỏng vấn, nguy cơ người phỏng vấn có thể có ấn tượng tiêu cực với bạn là 1/3. Một sự khác biệt lớn, phải không? Bạn đâu cần tự mình ôm lấy rủi ro như vậy. Thay vì diện mạo nổi bật, bạn nên cố gắng nổi bật bằng cách thể hiện bạn là ai và gây ấn tượng với người phỏng vấn khi trả lời phỏng vấn.

Để đáp trả bài viết này, Kenichiro Mogi, một nhà khoa học nghiên cứu Khoa học nhận thức của Nhật Bản (ông là nhà nghiên cứu cao cấp tại Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính của Sony và là giáo sư thỉnh giảng tại Học viện Công nghệ Tokyo), đã đưa ra một phản biện. Ông đã đăng lên Twitter:

Trọng điểm của bài viết này là gì? Một đất nước mà các ứng viên mặc “đồng phục”. Tôi muốn nói rằng đây là một bài viết vô giá trị và vô nghĩa. Thật là ngu ngốc. Người lớn nào nói hay làm điều này là kẻ ngốc (liên quan đến bài viết “Chọn trang phục màu đen để tìm việc shuukatsu!”). – @kenichiromogi

Nhiều người đồng ý với quan điểm của ông và tweet lại:

Có rất nhiều quy tắc vô nghĩa xuất hiện tại Nhật Bản – @ ys1dream

Bài viết này thực sự ngu ngốc, phải không? Ý nó là không được thể hiện cá tính? Khi tôi còn đang tìm việc, nó đã khiến tôi tốn một thời gian để nhận được lời mời làm việc. Tôi chán ngấy vẻ ngoài và bộ đồ phỏng vấn của mình và cuối cùng tôi đến buổi phỏng vấn trong chiếc quần jeans, một chiếc áo khoác và một đôi giày thể thao … sau đó tôi được nhận vào làm. Mặc quần áo bình thường giúp bạn thoải mái, vì vậy tôi khuyên bạn nên mặc thoải mái”- @ Mii_sang3791

Tôi cho rằng không nên làm việc ở một công ty mà quyết định tuyển người chỉ bởi màu sắc của quần áo. – @mizutamabeat

Shoji Kokami, nhà biên kịch, đạo diễn, nhà làm phim nổi tiếng Nhật Bản, đã đồng ý với bài tweet của ông Mogi và đưa ý kiến của mình trong ba dòng twitter:

Ví dụ nhé, hãy tưởng tượng nếu một đứa trẻ không muốn dùng cặp, cha mẹ đứa bé đã thuyết phục/cầu xin/ra lệnh/khuyến khích con mình sử dụng. Trong trường hợp đó, tôi tôn trọng những bậc cha mẹ có thể nói với con mình rằng“Con sẽ không bị bắt nạt nếu con dùng cặp” nhưng “đất nước này không cho phép sự đa dạng, nhưng hy vọng điều đó sẽ thay đổi khi con trưởng thành”. Tôi không bao giờ muốn trở thành người có thể tự tin nói với một đứa trẻ rằng “khi con tốt nghiệp đại học, con sẽ phải mặc trang phục tuyển dụng, đó là “cái cặp”của người lớn, nếu không con sẽ không được nhận vào làm. Tất cả là vì lợi ích của con”. Thay vào đó, tôi muốn trở thành người có thể nói về cảm xúc thật sự của tôi về trang phục tuyển dụng – bao gồm các ý kiến của những người tán thành bộ trang phục màu đen và cả những người không cảm thấy thoải mái với nó. Đó sẽ là bước đi vững chắc, dù là một bước nhỏ, để làm giảm sự ngột ngạt của đất nước này và thắp lên ngọn lửa hy vọng. Tôi nghĩ rằng người lớn có thể làm những điều này là một người lớn tuyệt vời. – @KOKAMIShoji

Tác giả tự do Tomohiro Akagi đã đăng bài lên blog chia sẻ ý kiến của mình. Đầu tiên ông xem thường những người cảm thấy khó chịu hay nghi ngờ mặc bộ đồ màu đen là điều đúng đắn sau khi đọc bài viết trên Toyo Keizai. Ông nói rằng nếu một ứng viên hỏi ông mặc gì là phù hợp nhất cho buổi phỏng vấn xin việc, ông sẽ khuyên họ lựa chọn một bộ đồ màu đen bởi mục đích của “tìm việc” không phải là mặc một bộ đồ đầy màu sắc mà là nhận được lời mời làm việc. Nếu có rủi ro khi mặc một bộ đồ màu sắc độc đáo, thì lời khuyên tốt nhất chắc chắn là làm theo số đông.

Sau khi mào đầu như vậy, ông đề cập đến chủ đề chính, đó là “Ông Mogi và những người tức giận khác đến từ đâu?”

Akagi giả định rằng, họ đã thất vọng với thực tế là cá tính riêng của mỗi người bị đánh đồng, vì họ lớn lên trong thời điểm mà người ta yêu cầu không phải mặc đồng phục học sinh mà mặc bất cứ thứ gì họ muốn khi đi học. Ông kết luận, ý kiến của họ xuất phát từ niềm tin rằng chấp nhận nhiều loại trang phục giống như chấp nhận cá tính của họ.

Sau đó, ông chỉ ra rằng những sinh viên hiện đang tìm việc đã rất quen với việc mặc đồng phục học sinh, vì thế họ biết làm thế nào để tận dụng lợi thế đó. Đặc biệt là “nữ sinh trung học” đã trở thành biểu tượng, có nghĩa là họ được hưởng lợi từ xã hội tiêu dùng, giống như xã hội công nhận giá trị của họ. Do vậy, họ chẳng nghi ngại gì về việc mặc bộ đồ đen như những người khác. Những từ như “vô giá trị” hay “ngột ngạt” mà ông Mogi và những người khác nhấn mạnh vào chỉ tồn tại trong thế hệ của họ và có khả năng lớn là quan niệm này không tồn tại ở tất cả các ứng viên hiện tại.

Bằng cách đó, nó làm sáng tỏ lý do tại sao tôi nghi ngờ sự tức giận của họ. Tôi đoán người cảm thấy “vô giá trị” hay “ngột ngạt” từ những ứng viên mặc bộ trang phục màu đen chỉ có ông Mogi và ông Kokami. Vì vậy, tôi cho rằng sự thật đằng sau sự tức giận của họ là họ đang sử dụng các ứng viên như những quân cờ trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm để lấp đầy lòng tự trọng của họ.

Tại sao họ lại chiến đấu vì điều này? Không phải điều quan trọng nhất đối với các ứng viên là suy nghĩ cho bản thân sao? Nếu họ muốn được an toàn và làm những gì người khác làm, vậy họ có thể mặc một bộ đồ màu đen và làm theo danh sách quy tắc bất thành văn. Thêm nữa, một bộ đồ màu đen đơn giản có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác. Đây là một ví dụ cực đoan, nhưng nếu ai đó tìm ra lý do để mặc một bộ đồ màu vàng và có thể giải thích một cách hợp lý, thì cũng sẽ ổn thôi. Người phỏng vấn có thể sẽ hỏi bạn lý do tại sao bạn mặc trang phục đó, hy vọng bạn có thể đưa ra câu trả lời hợp lý, logic, gây ấn tượng với họ.

Isenpai Lược dịch từ bài viết của Mami Suzuki / tofugu.com

Một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đi Nhật

Để hoàn thành tốt bài phỏng vấn khi tham gia thi tuyển đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn cần phải có tâm lý tốt cũng như có sự chuẩn bị sẵn các câu hỏi mà bạn nghĩ người phỏng vấn có thể hỏi để có thể đưa ra câu trả lời tránh bị động hoặc trả lời không đúng trọng tâm. Trong bài viết hôm nay, ABC sẽ giới thiệu đến các bạn một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đi Nhật để các bạn có thể tham khảo.



I. Một số câu hỏi thường gặp:

Khi ở bên Nhật nếu gia đình bạn có vấn đề gì như có người nhà mất bạn có về nước không? Tại sao?

Bạn ghét nhất điều gì?

Bạn đã từng làm việc theo nhóm chưa?

Bạn đã từng làm ở công ty Nhật chưa?

Bạn kết hôn rồi, bạn có con chưa? Nếu đi Nhật con bạn sẽ phải làm như thế nào?

Bạn có hay làm công việc khó không?

Những lúc rảnh rỗi bạn thường làm gì?

Sau 3 năm bạn muốn tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

Khi gặp khó khăn bạn thường làm gì?

Nếu công ty không có việc làm thêm bạn sẽ làm gì?

Bạn đã tiếp xúc với người Nhật chưa?

Bạn có muốn làm trưởng nhóm không? Tại sao?

Bạn có sợ khi đi Nhật có nhiều động đất không? Tại sao?

Bạn nghĩ gì về đất nước Nhật Bản? Con người Nhật Bản?

Khi bạn làm hỏng sản phẩm bạn sẽ xử lý như thế nào?

Bạn có người thân, người quen bên Nhật không?

Khi bạn đến Nhật bạn muốn đi đâu nhất?

Bạn có biết tại sao sản phẩm của Nhật lại có chất lượng cao?

3 năm bên Nhật mỗi khi bạn nhớ nhà bạn sẽ làm gì?

Tại sao bạn lại chọn Nhật Bản để học tập và làm việc

Nếu bạn đi Nhật vợ, chồng bạn ở nhà ngoại tình bạn sẽ xử lý thế nào?

Khi bạn làm sai mà bị người Nhật mắng thì bạn sẽ làm gì?

Khi bạn phát hiện ra mình làm sản phẩm bị lỗi mà sản phẩm đã gửi đi cho khách rồi thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

II. Mục đích đi Nhật

Kazôkự nô / sê_ka trự ố/ kaizên sưrự tamêní, ôkamê ố/ kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Muốn kiếm tiền để cải thiện cuộc sống gia đình.

Sêm môn ố/ takamêtai đề sự.
Nghĩa là: Muốn nâng cao chuyên môn

Nihôn jin nô/ hataraki katà tố/ bưnkà ố/ manabitai đề sự.
Nghĩa là: Muốn học cách làm việc và văn hóa của người Nhật.

Ôkanê ố/ kasêgitai đề sự. Sôshitê / nihôngô ố/ bênkyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Muốn kiếm tiền và học tiếng Nhật.

Atarashi ừchi ố/ tatêrự tamêní, ôkanê ố kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Muốn kiếm tiền để xây một ngôi nhà mới.

Kazôkự wá/ shạc kin gá /arimasự kàrà, nihôn ế hataraitê / ôkanê ố/ kasêgi ní / ikitai đề sự.
Nghĩa là: Vì gia đình có khoản nợ nên muốn sang Nhật làm việc kiếm tiền.

Kazôkự wá / binbô_đề sự kà rà, kazôkư ố / tê trự đa ự tamêní / ôkanê ố kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Vì gia đình nghèo nên muốn kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

Nihôn jin wá / rư_rự ố / yôkự mamôri, shigôtộ mố / kichintộ shitê imasự kà rà, bênkyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Người Nhật rất tuân thủ luật lệ, trong công việc cũng làm rất nghiêm túc nên tôi muốn học hỏi.

Nihôn wá / sênshinkôkự đề sự kà rà, nihôn nô / kagakự / gi jiu trự ố / manabitai đề sự.
Nghĩa là: Vì nước Nhật là nước phát triển nên muốn học hỏi khoa học kỹ thuật của Nhật.

Watashi nô / ưchi wá / mazưshi đề sự. Ryô shin wá / toshi ố/ torimashità . Kazôkư ố/ tế trự đa ự tamêní / ôkanê ố kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Gia đình tôi nghèo, bố mẹ đã nhiều tuổi nên tôi muốn kiếm tiền để giúp đỡ gia đình.

Kôđômộ ( ô tô_tộ, Imô_tộ) nộ / gakưhi ố / hara ự tamê ní / nihôn đế hatarakita kutê, okanê ố / kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Tôi muốn làm việc ở Nhật để kiếm tiền trả học phí cho con (em trai, em gái).

Shô_rai, trư yakự shạ ní / naritai đề sự kà rà, nihôn gô tố/ nihôn nô/ bưnkà ố / bên kyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Vì tương lai tôi muốn trở thành phiên dịch tiếng Nhật nên tôi muốn học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản.

Kazôkự wá / binbô_đề sự kà rà, nihôn đế / shigôtộ ố / shinagara / nihôngô ố/ bênkyô_shitai đề sự. Sôshitê / kazôkự ố / tê trự đa ự tame ní / ôkanê ố/ choking shitai đề sự.
Nghĩa là: Vì gia đình tôi nghèo. Ở Nhật tôi sẽ vừa làm việc vừa học tiếng Nhật. Tôi muốn tiết kiệm tiền để giúp đỡ gia đình.

Shô_rai nô / sê_katrự ố / antê_sư rự yồ_ní, nihôn đế / hataraki nagara / nihôngô ố/ bênkyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Tôi muốn vừa làm việc vừa học tiếng Nhật tại Nhật Bản để cuộc sống sau này ổn định hơn.

Nihôn wá / sênshinkôkự đề sự kà rà, Nihôn jin nô / hataraki katà ố / manabitai đề sự.
Nghĩa là: Vì Nhật Bản là đất nước phát triển nên tôi muốn học hỏi cách làm việc của người Nhật.

Watashi nô/ shiu_niu wá / hikưi / đề sự kà rà, kazôkự nô / sê ka trự wá / taihên đế / kômát tê imasự. Nihôn ế ikitakưtê, kazôkự nô tamêní / ôkanê ố / chookin shi nagara, nihôn nô / taki gijiutrự ố / bênkyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Thu nhập của tôi bây giờ rất thấp, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Tôi muốn đi Nhật học tập kỹ thuật và tiếp kiệm tiền về cho gia đình.

Kazôkự wá / binbô_đề sự kà rà, đaigakự ní / hairự kô tộ gá / đề kima sên đềshìtà. Imạđếmố / shigôtộ gá / an tê_shitê imasên. Tôtêmố shimpai đề sự. Shô_rai nô / sêkatrự ố / ante_sasêrự tamêní, nihôn ế / hataraki ní / ikitai đề sự.
Nghĩa là: Vì gia đình tôi nghèo nên tôi không học đại học được, cho đến bây giờ công việc vẫn không ổn định nên tôi muốn đi làm việc ở Nhật.

Ryô_shin wá / toshi ố / tốt tê imasự. Shigôtộ gá / amari đềkimasên. Kazôkự nô / Shiu_niu wá / hikưi nồ đế / kô mát tê imasự. Đề sự kà rà, nihôn ế / hataraki ní / ikitai đề sự.
Nghĩa là: Bố mẹ tôi đã nhiều tuổi, không có khả năng làm việc. Thu nhập của cả gia đình thấp nên cuộc sống còn khó khăn. Chính vì vậy tôi muốn đi Nhật làm việc.

Nihôn ế / hataraki ní / ikitakutê, nihôn nô bưn kà tố / nihôn gô ố / bênkyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Tôi muốn đi Nhật làm việc, qua đó học tiếng Nhật và tìm hiểu văn hóa Nhật Bản.

Imạ, sê_katrự wá / tôtêmố taihên đề sự kà rà, ni hôn ế / hataraki ní ít tê, okanê ố choking shitai đề sự.
Nghĩa là: Hiện giờ cuộc sống gia đình tôi còn khó khăn, tôi muốn đi sang Nhật làm việc và tiết kiệm tiền.

Nihôn jin nô / hataraki katà tố / nihôn nô bưnkà ố / mananđê, jibưn nô / nihôn gô nô / nô_ryôkự ố / takamêta kutê, zêhi nihôn ế / ikitai đề sự.
Nghĩa là: Tôi muốn học cách làm việc và văn hóa của người Nhật, qua đó nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân.

Watashi wá / wakakưtê / gênki đề sự gà, ma đà kê_kên ố / mốt tê imasên. Sh ô_rai nô tame, nihôn đế / hataraki nagara / kê_kên ố / manabitai đề sự.
Nghĩa là/: Tôi có sức khỏe và sức trẻ nhưng chưa có kinh nghiệm. Để có tương lai tốt hơn, tôi muốn sang Nhật làm việc và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Nihôn ế / ít tê, kazôkự nô / sê_katrự gá / yôkự narự yồ_ní / ôkanê ố / kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Tôi muốn sang Nhật kiếm tiền để cuộc sống gia đình tốt hơn.

Jibưn nô / Iê ố / tatêrự yô_ní, nihôn ế / ít tê, okanê ố / kasêgitai đề sự. Watashi wá / jikan ố / chantộ mamôri masự.
Nghĩa là: Tôi muốn đi Nhật kiếm tiền để xây 1 ngôi nhà cho riêng mình. Tôi sẽ chấp hành tốt thời gian làm việc của công ty.

Kôđômộ wá / mađà chisakutê / ốt tộ đakê / shigôtộ ố / shitê imasự nồđế, sê_katrự wá taihên đề sự. Kazôkự nô / sê_katrự ố / kaizên sưrự tamêní, nihôn ế / ôkanê ố kasêgi ní / ikitai đề sự.
Nghĩa là: Vì con tôi còn nhỏ, chỉ mình chồng làm việc nên cuộc sống rất vất vả. Tôi muốn đi Nhật kiếm tiền để cải thiện cuộc sống gia đình.

(Nguồn: Tổng hợp)

Một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đi Nhật

Để hoàn thành tốt bài phỏng vấn khi tham gia thi tuyển đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn cần phải có tâm lý tốt cũng như có sự chuẩn bị sẵn các câu hỏi mà bạn nghĩ người phỏng vấn có thể hỏi để có thể đưa ra câu trả lời tránh bị động hoặc trả lời không đúng trọng tâm. Trong bài viết hôm nay, ABC sẽ giới thiệu đến các bạn một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đi Nhật để các bạn có thể tham khảo.



I. Một số câu hỏi thường gặp:

Khi ở bên Nhật nếu gia đình bạn có vấn đề gì như có người nhà mất bạn có về nước không? Tại sao?

Bạn ghét nhất điều gì?

Bạn đã từng làm việc theo nhóm chưa?

Bạn đã từng làm ở công ty Nhật chưa?

Bạn kết hôn rồi, bạn có con chưa? Nếu đi Nhật con bạn sẽ phải làm như thế nào?

Bạn có hay làm công việc khó không?

Những lúc rảnh rỗi bạn thường làm gì?

Sau 3 năm bạn muốn tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

Khi gặp khó khăn bạn thường làm gì?

Nếu công ty không có việc làm thêm bạn sẽ làm gì?

Bạn đã tiếp xúc với người Nhật chưa?

Bạn có muốn làm trưởng nhóm không? Tại sao?

Bạn có sợ khi đi Nhật có nhiều động đất không? Tại sao?

Bạn nghĩ gì về đất nước Nhật Bản? Con người Nhật Bản?

Khi bạn làm hỏng sản phẩm bạn sẽ xử lý như thế nào?

Bạn có người thân, người quen bên Nhật không?

Khi bạn đến Nhật bạn muốn đi đâu nhất?

Bạn có biết tại sao sản phẩm của Nhật lại có chất lượng cao?

3 năm bên Nhật mỗi khi bạn nhớ nhà bạn sẽ làm gì?

Tại sao bạn lại chọn Nhật Bản để học tập và làm việc

Nếu bạn đi Nhật vợ, chồng bạn ở nhà ngoại tình bạn sẽ xử lý thế nào?

Khi bạn làm sai mà bị người Nhật mắng thì bạn sẽ làm gì?

Khi bạn phát hiện ra mình làm sản phẩm bị lỗi mà sản phẩm đã gửi đi cho khách rồi thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

II. Mục đích đi Nhật

Kazôkự nô / sê_ka trự ố/ kaizên sưrự tamêní, ôkamê ố/ kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Muốn kiếm tiền để cải thiện cuộc sống gia đình.

Sêm môn ố/ takamêtai đề sự.
Nghĩa là: Muốn nâng cao chuyên môn

Nihôn jin nô/ hataraki katà tố/ bưnkà ố/ manabitai đề sự.
Nghĩa là: Muốn học cách làm việc và văn hóa của người Nhật.

Ôkanê ố/ kasêgitai đề sự. Sôshitê / nihôngô ố/ bênkyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Muốn kiếm tiền và học tiếng Nhật.

Atarashi ừchi ố/ tatêrự tamêní, ôkanê ố kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Muốn kiếm tiền để xây một ngôi nhà mới.

Kazôkự wá/ shạc kin gá /arimasự kàrà, nihôn ế hataraitê / ôkanê ố/ kasêgi ní / ikitai đề sự.
Nghĩa là: Vì gia đình có khoản nợ nên muốn sang Nhật làm việc kiếm tiền.

Kazôkự wá / binbô_đề sự kà rà, kazôkư ố / tê trự đa ự tamêní / ôkanê ố kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Vì gia đình nghèo nên muốn kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

Nihôn jin wá / rư_rự ố / yôkự mamôri, shigôtộ mố / kichintộ shitê imasự kà rà, bênkyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Người Nhật rất tuân thủ luật lệ, trong công việc cũng làm rất nghiêm túc nên tôi muốn học hỏi.

Nihôn wá / sênshinkôkự đề sự kà rà, nihôn nô / kagakự / gi jiu trự ố / manabitai đề sự.
Nghĩa là: Vì nước Nhật là nước phát triển nên muốn học hỏi khoa học kỹ thuật của Nhật.

Watashi nô / ưchi wá / mazưshi đề sự. Ryô shin wá / toshi ố/ torimashità . Kazôkư ố/ tế trự đa ự tamêní / ôkanê ố kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Gia đình tôi nghèo, bố mẹ đã nhiều tuổi nên tôi muốn kiếm tiền để giúp đỡ gia đình.

Kôđômộ ( ô tô_tộ, Imô_tộ) nộ / gakưhi ố / hara ự tamê ní / nihôn đế hatarakita kutê, okanê ố / kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Tôi muốn làm việc ở Nhật để kiếm tiền trả học phí cho con (em trai, em gái).

Shô_rai, trư yakự shạ ní / naritai đề sự kà rà, nihôn gô tố/ nihôn nô/ bưnkà ố / bên kyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Vì tương lai tôi muốn trở thành phiên dịch tiếng Nhật nên tôi muốn học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản.

Kazôkự wá / binbô_đề sự kà rà, nihôn đế / shigôtộ ố / shinagara / nihôngô ố/ bênkyô_shitai đề sự. Sôshitê / kazôkự ố / tê trự đa ự tame ní / ôkanê ố/ choking shitai đề sự.
Nghĩa là: Vì gia đình tôi nghèo. Ở Nhật tôi sẽ vừa làm việc vừa học tiếng Nhật. Tôi muốn tiết kiệm tiền để giúp đỡ gia đình.

Shô_rai nô / sê_katrự ố / antê_sư rự yồ_ní, nihôn đế / hataraki nagara / nihôngô ố/ bênkyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Tôi muốn vừa làm việc vừa học tiếng Nhật tại Nhật Bản để cuộc sống sau này ổn định hơn.

Nihôn wá / sênshinkôkự đề sự kà rà, Nihôn jin nô / hataraki katà ố / manabitai đề sự.
Nghĩa là: Vì Nhật Bản là đất nước phát triển nên tôi muốn học hỏi cách làm việc của người Nhật.

Watashi nô/ shiu_niu wá / hikưi / đề sự kà rà, kazôkự nô / sê ka trự wá / taihên đế / kômát tê imasự. Nihôn ế ikitakưtê, kazôkự nô tamêní / ôkanê ố / chookin shi nagara, nihôn nô / taki gijiutrự ố / bênkyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Thu nhập của tôi bây giờ rất thấp, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Tôi muốn đi Nhật học tập kỹ thuật và tiếp kiệm tiền về cho gia đình.

Kazôkự wá / binbô_đề sự kà rà, đaigakự ní / hairự kô tộ gá / đề kima sên đềshìtà. Imạđếmố / shigôtộ gá / an tê_shitê imasên. Tôtêmố shimpai đề sự. Shô_rai nô / sêkatrự ố / ante_sasêrự tamêní, nihôn ế / hataraki ní / ikitai đề sự.
Nghĩa là: Vì gia đình tôi nghèo nên tôi không học đại học được, cho đến bây giờ công việc vẫn không ổn định nên tôi muốn đi làm việc ở Nhật.

Ryô_shin wá / toshi ố / tốt tê imasự. Shigôtộ gá / amari đềkimasên. Kazôkự nô / Shiu_niu wá / hikưi nồ đế / kô mát tê imasự. Đề sự kà rà, nihôn ế / hataraki ní / ikitai đề sự.
Nghĩa là: Bố mẹ tôi đã nhiều tuổi, không có khả năng làm việc. Thu nhập của cả gia đình thấp nên cuộc sống còn khó khăn. Chính vì vậy tôi muốn đi Nhật làm việc.

Nihôn ế / hataraki ní / ikitakutê, nihôn nô bưn kà tố / nihôn gô ố / bênkyô_shitai đề sự.
Nghĩa là: Tôi muốn đi Nhật làm việc, qua đó học tiếng Nhật và tìm hiểu văn hóa Nhật Bản.

Imạ, sê_katrự wá / tôtêmố taihên đề sự kà rà, ni hôn ế / hataraki ní ít tê, okanê ố choking shitai đề sự.
Nghĩa là: Hiện giờ cuộc sống gia đình tôi còn khó khăn, tôi muốn đi sang Nhật làm việc và tiết kiệm tiền.

Nihôn jin nô / hataraki katà tố / nihôn nô bưnkà ố / mananđê, jibưn nô / nihôn gô nô / nô_ryôkự ố / takamêta kutê, zêhi nihôn ế / ikitai đề sự.
Nghĩa là: Tôi muốn học cách làm việc và văn hóa của người Nhật, qua đó nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân.

Watashi wá / wakakưtê / gênki đề sự gà, ma đà kê_kên ố / mốt tê imasên. Sh ô_rai nô tame, nihôn đế / hataraki nagara / kê_kên ố / manabitai đề sự.
Nghĩa là/: Tôi có sức khỏe và sức trẻ nhưng chưa có kinh nghiệm. Để có tương lai tốt hơn, tôi muốn sang Nhật làm việc và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Nihôn ế / ít tê, kazôkự nô / sê_katrự gá / yôkự narự yồ_ní / ôkanê ố / kasêgitai đề sự.
Nghĩa là: Tôi muốn sang Nhật kiếm tiền để cuộc sống gia đình tốt hơn.

Jibưn nô / Iê ố / tatêrự yô_ní, nihôn ế / ít tê, okanê ố / kasêgitai đề sự. Watashi wá / jikan ố / chantộ mamôri masự.
Nghĩa là: Tôi muốn đi Nhật kiếm tiền để xây 1 ngôi nhà cho riêng mình. Tôi sẽ chấp hành tốt thời gian làm việc của công ty.

Kôđômộ wá / mađà chisakutê / ốt tộ đakê / shigôtộ ố / shitê imasự nồđế, sê_katrự wá taihên đề sự. Kazôkự nô / sê_katrự ố / kaizên sưrự tamêní, nihôn ế / ôkanê ố kasêgi ní / ikitai đề sự.
Nghĩa là: Vì con tôi còn nhỏ, chỉ mình chồng làm việc nên cuộc sống rất vất vả. Tôi muốn đi Nhật kiếm tiền để cải thiện cuộc sống gia đình.

(Nguồn: Tổng hợp)

Top 6 ngân hàng tốt nhất để mở tài khoản tại Nhật

Đặt chân tới một đất nước xa lạ như Nhật Bản, nhiều bạn trẻ vô cùng bỡ ngỡ trong những tháng ngày đầu tiên xa nhà, các bạn ấy băn khoăn không biết nên làm gì để thích nghi nhanh chóng với nhịp sống hối hả tại nơi đây.

Việc đầu tiên là hãy mở ngay cho mình một tài khoản ngân hàng ngay sau khi nhận được thẻ nước ngoài tại Nhật nhé.



Hầu hết các giao dịch ở đây từ việc nhận tiền lương làm thêm, thanh toán hóa đơn điện, nước, bảo hiểm, điện thoại ... đều phải thực hiện thông qua ngân hàng.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là nên chọn ngân hàng nào để mở tài khoản tại Nhật?

Ngân hàng Yucho Ginko (Japan Post Bank)

Hay còn gọi là ngân hàng Bưu điện. Ưu điểm của ngân hàng này đó là không yêu cầu bạn phải có : ikan (con dấu) hay thời gian bạn ở Nhật bao lâu, số dư tài khoản tối thiểu, đó là những điểm thuận lợi dành cho các bạn du học sinh lần đầu tới Nhật.

Bên cạnh đó, với ngân hàng Yucho Ginko, bạn sẽ không phải mất phí duy trì tài khoản, phí rút tiền tại ATM, chuyển tiền. Và đặc biệt là cứ chỗ nào có bưu điện là có ngân hàng Bưu điện (Japan Post Bank)

Ngân hàng Shinsei Bank

Tương tự như ngân hàng Bưu điện, bạn có thể mở tài khoản tại ngân hàng này ngay khi có thẻ cư trú, sử dụng dịch vụ tại ngân hàng này bạn cũng không mất phí duy trì tài khoản cũng như phí rút tiền tại ATM.

Ngoài ra họ còn có cả ngân hàng trực tuyến bằng tiếng Anh, khá tiện lợi cho những bạn chưa rành tiếng Nhật và những bạn yêu thích mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên. ngân hàng này lại không có nhiều quầy giao dịch và không thể chuyển tiền bằng ATM.

Ngân hàng Suruga

Về quy định cũng như các chính sách của ngân hàng Suruga cũng tương tự như ngân hàng Yucho Ginko và Shinsei Bank. Tuy nhiên đây là ngân hàng nhỏ nên có khá ít văn phòng giao dịch.

Có một điểm khá hay là ngân hàng này phát hành thẻ Visa debit cho bạn giúp bạn dễ dàng thực hiện các giao dịch, thanh toán online.

Ngân hàng Mizuho, MUFG, Sumitomo Mitsui

Đây là các ngân hàng lớn và lâu đời nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn mới chân ướt, chân ráo sang Nhật thì sẽ không thể mở tài khoản tại ngân hàng này bởi bạn cần sống ở Nhật ít nhất 6 tháng và phải cs ikan (con dấu) mới có thể mở tài khoản ở đây.

Ngoài ra do lượng khách hàng của họ là rất lớn, hầu như mỗi người dân Nhật đều sở hữu tài khoản ngân hàng này. Do đó họ cũng hạn chế nhiều điều kiện khi mở tài khoản cho người nước ngoài, các bạn sẽ phải trả phí duy trì tài khoản, cũng như phí giao dịch khá cao.

Do đó, việc lựa chọn ngân hàng nào hoàn toàn là phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của bạn. Nếu bạn thấy ngân hàng nào phù hợp với mình thì mở tài khoản tại đó nhé. Hãy cân nhắc để lựa chọn cho mình quyết định cuối cùng nhé!

(Nguồn: Sưu tầm)

Thủ tục vay vốn ngân hàng đi xuất khẩu lao động

Nhiều lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, nhưng lại luôn băn khoăn và e ngại về mức chi phí xuất cảnh quá cao so với tình hình tài chính của gia đình hiện tại. Chính vì vậy nhiều lao động đã quyết định vay vốn ngân hàng đi xuất khẩu lao động để có cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.


Thủ tục vay vốn ngân hàng cụ thể như sau:

Vay tại Ngân hàng:

- Gia đình lao động nào thuộc đối tượng chính sách thì lao động vay tại nhà ngân hàng chính sách (NHCS).

- Đối tượng còn lại vay tại ngân hàng nông nghiệp và hiện đại nông thôn (NHNN).

- Người đứng tên để vay vốn là người thân lao động (bố, mẹ, vợ, chồng…).

- Ngân hàng chỉ không cho vay đối với những hộ gia đình đã vay ngân hàng nhưng khoản vay đó đến hạn không thanh toán và đã chuyển thành nợ quá hạn.

Hỗ trợ hồ sơ vay vốn:

Xí nghiệp sẽ chuyển cho lao động những mẫu giấy tờ sau:

- Hợp đồng ký giữa doanh nghiệp và người lao động.

- Bản cam kết trả nợ vốn vay.

- Giấy xác nhận trúng tuyển.

- Gia đình lao động sẽ phải mang hồ sơ nói trên đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn.

Thủ tục vay vốn:

- Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

- Lao động sẽ phải mở tài khoản tại ngân hàng.

- Khi làm xong thủ tục vay tiền, ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu ngân hàng.

Chuyển tiền vay:

Tiền gia đình lao động vay từ nhà băng sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng tỉnh.

Mức vay:

Mức tiền lao động vay được dưới 36 triệu đồng không cần phải thế chấp tài sản. Số tiền lớn hơn phải thế chấp bằng tài sản. Sau khi vay xong tiền doanh nghiệp sẽ thông báo cho lao động ra doanh nghiệp để ký hợp đồng và làm thủ tục xuất cảnh.

Khi đi lao động phải mang theo tờ Uỷ nhiệm chi, các phiếu thu của doanh nghiệp (nếu có)

Đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, có thể vay vốn tại các ngân hàng chính sách xã hội.

Những điều kiện và thủ tục để vay vốn như sau:

• Người đứng ra vay vốn là người thân của lao động: bố, mẹ, vợ (chồng)

• Gia đình người vay chưa có nợ xấu (nợ quá hạn ) tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

• Cần chuẩn bị những thủ tục sau:

- Hợp đồng ký giữa công ty và người lao động.

- Bản cam kết trả nợ vốn vay.

- Giấy xác nhận tuyển dụng.

• Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

- Lao động sẽ phải mở tài khoản tại ngân hàng.

- Khi làm xong thủ tục vay tiền, ngân hàng sẽ gửi cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu ngân hàng.

Các thủ tục pháp lý khác:

- Phương thức cho vay: triển khai cho vay đối người lao động thông qua hộ gia đình của người lao động. Trường hợp người lao động là hộ đơn thân thì cho vay trực tiếp đến người lao động.

- Thời hạn cho vay: Căn cứ vào mức mức lương của người lao động, khả năng trả nợ của hộ gia đình người lao động và khả năng nguồn vốn của Agribank để thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, nhưng tối đa không vượt quá thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nc ngoài đã được ký kết.

- Loại tiền cho vay: cho vay bằng đồng VNĐ. Trong trường hợp người lao động có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ thì nhà băng sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối.

- Sử dụng tiền vay: Tiền vay được chuyển thẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trường hợp doanh nghiệp lao động xuất khẩu đề nghị bằng văn bản có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao động.

Hồ sơ cho vay bao gồm:

- Sổ hộ khẩu, CMND của người vay vốn (Ngân hàng đối chiếu bản chính với bản kê khai trên giấy đòi hỏi vay vốn)

- Giấy nhu cầu vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động hoặc người lao động trong trường hợp người lao động là hộ đơn thân (mẫu phụ lục kèm theo)

- Giấy tờ chứng minh đi làm việc ở nước ngoài (Văn bản thông tin về việc người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài/ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước khác giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với người lao động/ Hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với bên sử dụng lao động nước ngoài);

- Giấy tờ về tài sản bảo đảm và Giấy uỷ quyền xử lý tài sản bảo đảm (trường hợp cho vay trực tiếp người lao động).

Sau khi đã vay được vốn người lao động nên tham khảo quy trình, thủ tục, hồ sơ để đi xuất khẩu lao động Đài Loan.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Top