ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Top 6 ngân hàng tốt nhất để mở tài khoản tại Nhật

Đặt chân tới một đất nước xa lạ như Nhật Bản, nhiều bạn trẻ vô cùng bỡ ngỡ trong những tháng ngày đầu tiên xa nhà, các bạn ấy băn khoăn không biết nên làm gì để thích nghi nhanh chóng với nhịp sống hối hả tại nơi đây.

Việc đầu tiên là hãy mở ngay cho mình một tài khoản ngân hàng ngay sau khi nhận được thẻ nước ngoài tại Nhật nhé.



Hầu hết các giao dịch ở đây từ việc nhận tiền lương làm thêm, thanh toán hóa đơn điện, nước, bảo hiểm, điện thoại ... đều phải thực hiện thông qua ngân hàng.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là nên chọn ngân hàng nào để mở tài khoản tại Nhật?

Ngân hàng Yucho Ginko (Japan Post Bank)

Hay còn gọi là ngân hàng Bưu điện. Ưu điểm của ngân hàng này đó là không yêu cầu bạn phải có : ikan (con dấu) hay thời gian bạn ở Nhật bao lâu, số dư tài khoản tối thiểu, đó là những điểm thuận lợi dành cho các bạn du học sinh lần đầu tới Nhật.

Bên cạnh đó, với ngân hàng Yucho Ginko, bạn sẽ không phải mất phí duy trì tài khoản, phí rút tiền tại ATM, chuyển tiền. Và đặc biệt là cứ chỗ nào có bưu điện là có ngân hàng Bưu điện (Japan Post Bank)

Ngân hàng Shinsei Bank

Tương tự như ngân hàng Bưu điện, bạn có thể mở tài khoản tại ngân hàng này ngay khi có thẻ cư trú, sử dụng dịch vụ tại ngân hàng này bạn cũng không mất phí duy trì tài khoản cũng như phí rút tiền tại ATM.

Ngoài ra họ còn có cả ngân hàng trực tuyến bằng tiếng Anh, khá tiện lợi cho những bạn chưa rành tiếng Nhật và những bạn yêu thích mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên. ngân hàng này lại không có nhiều quầy giao dịch và không thể chuyển tiền bằng ATM.

Ngân hàng Suruga

Về quy định cũng như các chính sách của ngân hàng Suruga cũng tương tự như ngân hàng Yucho Ginko và Shinsei Bank. Tuy nhiên đây là ngân hàng nhỏ nên có khá ít văn phòng giao dịch.

Có một điểm khá hay là ngân hàng này phát hành thẻ Visa debit cho bạn giúp bạn dễ dàng thực hiện các giao dịch, thanh toán online.

Ngân hàng Mizuho, MUFG, Sumitomo Mitsui

Đây là các ngân hàng lớn và lâu đời nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn mới chân ướt, chân ráo sang Nhật thì sẽ không thể mở tài khoản tại ngân hàng này bởi bạn cần sống ở Nhật ít nhất 6 tháng và phải cs ikan (con dấu) mới có thể mở tài khoản ở đây.

Ngoài ra do lượng khách hàng của họ là rất lớn, hầu như mỗi người dân Nhật đều sở hữu tài khoản ngân hàng này. Do đó họ cũng hạn chế nhiều điều kiện khi mở tài khoản cho người nước ngoài, các bạn sẽ phải trả phí duy trì tài khoản, cũng như phí giao dịch khá cao.

Do đó, việc lựa chọn ngân hàng nào hoàn toàn là phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của bạn. Nếu bạn thấy ngân hàng nào phù hợp với mình thì mở tài khoản tại đó nhé. Hãy cân nhắc để lựa chọn cho mình quyết định cuối cùng nhé!

(Nguồn: Sưu tầm)

Thủ tục vay vốn ngân hàng đi xuất khẩu lao động

Nhiều lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, nhưng lại luôn băn khoăn và e ngại về mức chi phí xuất cảnh quá cao so với tình hình tài chính của gia đình hiện tại. Chính vì vậy nhiều lao động đã quyết định vay vốn ngân hàng đi xuất khẩu lao động để có cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.


Thủ tục vay vốn ngân hàng cụ thể như sau:

Vay tại Ngân hàng:

- Gia đình lao động nào thuộc đối tượng chính sách thì lao động vay tại nhà ngân hàng chính sách (NHCS).

- Đối tượng còn lại vay tại ngân hàng nông nghiệp và hiện đại nông thôn (NHNN).

- Người đứng tên để vay vốn là người thân lao động (bố, mẹ, vợ, chồng…).

- Ngân hàng chỉ không cho vay đối với những hộ gia đình đã vay ngân hàng nhưng khoản vay đó đến hạn không thanh toán và đã chuyển thành nợ quá hạn.

Hỗ trợ hồ sơ vay vốn:

Xí nghiệp sẽ chuyển cho lao động những mẫu giấy tờ sau:

- Hợp đồng ký giữa doanh nghiệp và người lao động.

- Bản cam kết trả nợ vốn vay.

- Giấy xác nhận trúng tuyển.

- Gia đình lao động sẽ phải mang hồ sơ nói trên đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn.

Thủ tục vay vốn:

- Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

- Lao động sẽ phải mở tài khoản tại ngân hàng.

- Khi làm xong thủ tục vay tiền, ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu ngân hàng.

Chuyển tiền vay:

Tiền gia đình lao động vay từ nhà băng sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng tỉnh.

Mức vay:

Mức tiền lao động vay được dưới 36 triệu đồng không cần phải thế chấp tài sản. Số tiền lớn hơn phải thế chấp bằng tài sản. Sau khi vay xong tiền doanh nghiệp sẽ thông báo cho lao động ra doanh nghiệp để ký hợp đồng và làm thủ tục xuất cảnh.

Khi đi lao động phải mang theo tờ Uỷ nhiệm chi, các phiếu thu của doanh nghiệp (nếu có)

Đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, có thể vay vốn tại các ngân hàng chính sách xã hội.

Những điều kiện và thủ tục để vay vốn như sau:

• Người đứng ra vay vốn là người thân của lao động: bố, mẹ, vợ (chồng)

• Gia đình người vay chưa có nợ xấu (nợ quá hạn ) tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

• Cần chuẩn bị những thủ tục sau:

- Hợp đồng ký giữa công ty và người lao động.

- Bản cam kết trả nợ vốn vay.

- Giấy xác nhận tuyển dụng.

• Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

- Lao động sẽ phải mở tài khoản tại ngân hàng.

- Khi làm xong thủ tục vay tiền, ngân hàng sẽ gửi cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu ngân hàng.

Các thủ tục pháp lý khác:

- Phương thức cho vay: triển khai cho vay đối người lao động thông qua hộ gia đình của người lao động. Trường hợp người lao động là hộ đơn thân thì cho vay trực tiếp đến người lao động.

- Thời hạn cho vay: Căn cứ vào mức mức lương của người lao động, khả năng trả nợ của hộ gia đình người lao động và khả năng nguồn vốn của Agribank để thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, nhưng tối đa không vượt quá thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nc ngoài đã được ký kết.

- Loại tiền cho vay: cho vay bằng đồng VNĐ. Trong trường hợp người lao động có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ thì nhà băng sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối.

- Sử dụng tiền vay: Tiền vay được chuyển thẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trường hợp doanh nghiệp lao động xuất khẩu đề nghị bằng văn bản có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao động.

Hồ sơ cho vay bao gồm:

- Sổ hộ khẩu, CMND của người vay vốn (Ngân hàng đối chiếu bản chính với bản kê khai trên giấy đòi hỏi vay vốn)

- Giấy nhu cầu vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động hoặc người lao động trong trường hợp người lao động là hộ đơn thân (mẫu phụ lục kèm theo)

- Giấy tờ chứng minh đi làm việc ở nước ngoài (Văn bản thông tin về việc người lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài/ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước khác giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với người lao động/ Hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với bên sử dụng lao động nước ngoài);

- Giấy tờ về tài sản bảo đảm và Giấy uỷ quyền xử lý tài sản bảo đảm (trường hợp cho vay trực tiếp người lao động).

Sau khi đã vay được vốn người lao động nên tham khảo quy trình, thủ tục, hồ sơ để đi xuất khẩu lao động Đài Loan.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Chuyện nước Nhật: Phía sau công xưởng

Nhật Bản, tuy không phải là nơi tôi sinh ra và lớn lên nhưng lại là nơi để lại cho tôi biết bao kỷ niệm, là vùng đất mà tôi coi như quê hương thứ hai của mình. Những trải nghiệm nơi đây, có lẽ đi đến suốt cuộc đời, tôi cũng chẳng thể nào quên được.



Còn nhớ những ngày ngồi trên ghế nhà trường đã không biết bao lần tôi được nghe kể về xứ sở Phù tang xinh đẹp. Trong mắt tôi khi ấy, nước Nhật chẳng khác gì một thiên đường. Đó là nơi có những khu rừng xanh ngát, có ngọn núi Phú Sỹ cao vời vợi và những cánh đồng khoe sắc quanh năm. Đó là nơi có những tòa nhà chọc trời và nền công nghiệp phát triển đứng nhất nhì thế giới. Và hơn hết, đó là nơi của những con người luôn cần mẫn kiên trì, kỉ luật và không bao giờ bỏ cuộc dù phải chịu bao nhiêu thiên tai hoạn nạn vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu. Cứ như thế, tôi ôm ấp một hình ảnh đẹp về đất nước Mặt trời mọc và không biết tự bao giờ trong tôi hun đúc một niềm khao khát được đặt chân đến nơi này.

Và rồi ước mơ về Nhật đã đến với tôi và cuộc đời tôi bước sang một trang mới. Đó và năm cuối đại học, khi bạn bè tất tả chuẩn bị ra trường, tôi quyết định xin phép gia đình cho sang Nhật. Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là tốt nghiệp, bỗng dưng bỏ ngang để đến một đất nước xa xôi, tôi vấp phải không biết bao nhiêu sự phản đối từ người thân cũng có mà bạn bè cũng có. Nhưng với lòng quyết tâm nung nấu bấy lâu nay, tôi cố gắng thuyết phục mọi người cho bằng được. Cuối cùng nguyện ước cũng đạt thành, tôi được cho phép đến với nước Nhật thân yêu.

Tôi sang Nhật với dạng tu nghiệp sinh, đây là hình thức mà tôi nghĩ là phù hợp với mình nhất vừa tiết kiêm chi phí và có cơ hội kiếm thêm chút vốn trang trải khi quay về. Lên máy bay, lòng tôi cứ lâng lâng khó tả, bao nhiêu vui sướng như chỉ trưc trào ra. Cuối cũng thì qua bao nhiêu cố gắng tôi cũng đạt được điều mình hằng ấp ủ. Lời kể thực không sai nước Nhật hiện lên trong những ngày đầu đẹp vô cùng. Những bông hoa anh đào e ấp dưới nắng xuân, chúm chím như gò má ửng hồng của người con gái. Những chiếc tàu điện hiện đại luôn thật đúng giờ. Và những con người thật ân cần, chu đáo đã giúp đỡ tôi không biết bao nhiêu lần thưở còn nhiều bỡ ngỡ. Tôi hoàn toàn mãn nguyện và tự hào với quyết định của mình, tự nhủ với lòng sẽ cố gắng thật nhiều nơi đất nước xinh đẹp này.

Thế nhưng đúng như người ta vẫn thường nói, ở đâu cũng có những góc khuất mà chỉ khi đi vào rồi ta mới có thể nhận ra. Khi mọi thứ đã dần đi vào nếp, những hứng khởi ban đầu của tôi cũng phai nhạt dần. Thay vào đó là những ngày vật lộn với công việc, những lúc mệt mỏi rã rời mà chẳng biết than trách với ai. Hay những lúc cô đơn hiu quạnh, nhìn xung quanh bốn bề trống vắng chẳng biết giải tỏa thế nào. Đã bao lần tôi muốn bỏ cuộc, nhưng nghĩ tới gia đình đang ngày đêm mong ngóng, về sự kì vọng của biết bao người, tôi lại cố gắng đứng dậy bước đi. Tôi không cho phép mình bỏ cuộc. Cũng may rằng, cuộc sống ở Nhật tuy vất vả, nhưng vì cùng chung một văn hóa Á Đông, thói quen sinh hoạt và ăn uống không khác biệt nhiều, tôi có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường nơi đây.

Ở Nhật bận rộn là vậy, nhưng tôi vẫn cố gắng để bản thân mình không trở nên chai sạn. Vào mỗi cuối tuần, sau bao vất vả mệt nhọc của ngày thường, tôi hay đi tản bộ ở công viên. Khi thì vào sang sớm, khi thì lại là lúc xế chiều. Quên đi hết những giọt mồ hôi mặn đắng nơi công xưởng, tôi dành cho mình những phút riêng tư, thả lỏng tâm hồn và trầm ngâm suy nghĩ về cuộc sống. Những khi ấy, tôi thường cho lũ bồ câu ăn và nhìn ngắm chúng thích thú lượm nhặt những miếng mồi. Lúc khác, tôi lại ngồi yên thầm quan sát một cụ ông ung dung thả câu bên hồ, một cụ bà thư thả dạo chơi cùng chú cún cưng hay lũ trẻ đang hồn nhiên đùa nghịch. Những lúc ấy, tôi cảm thấy lòng bình yên đến lạ, bao muộn phiền chợt theo gió bay đi.

Thỉnh thoảng, khi bản thân thấy mệt mỏi và áp lực đủ điều, tôi đạp xe ra bờ sông dạo mát. Theo thói quen thả xe một bên và nằm dài trên bãi cỏ, tôi cứ lặng yên ngắm dòng nước lững lờ trôi, để những ngọn gió từ đâu về mơn man trên mái tóc. Như thế, tôi thấy bao nhiêu bực bội sầu lo đều bỗng chốc hóa hư không, chỉ còn tôi với chính tôi giữa bao la mây nước. Cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu vô cùng.

Hôm khác, tôi lại một mình đi dạo giữa những con phố không tên. Phố đông người mà như mình tôi lạc bước. Tôi men qua những con hem nhỏ, dạo quanh những góc phố xa xưa, ngắm nghía những ngôi nhà cổ đã bị thời gian rêu phủ bạc màu. Đưa mắt nhìn những nụ hoa e thẹn chưa dám nở, hay những ngọn đèn leo lắt phía ngoài xa, tôi tận hưởng sự tĩnh lặng, không ồn ào, không náo nhiệt, mọi thức đều bình yên đến lạ kì.

Những khi ấy, tôi thường mở nhạc lên và thả hồn theo những giai điệu du dương tha thiết. Là ca khúc サライ(Hồi tưởng), mỗi lần nghe là một lần dấy lên trong tôi nỗi nhớ nhà.
やわらかな 日々の暮らしを なぞりながら生きる
• まぶたとじれば 浮かぶ景色が
迷いながら いつか帰る 愛…” “…Tuổi thơ trải qua trong sự chở che của cha của mẹ, vừa sống vừa nhớ lại những ngày tháng bình yên.
Nhắm mắt lại, bỗng thấy lạc lối trước khung cảnh hiện ra. Tự nhủ với lòng rằng nhất định sẽ quay về quê hương yêu dấu…”
Hay giai điệu ngoạt ngào của 四季の歌 (Khúc ca bốn mùa) ,nhắc nhở tôi về ý nghĩa của tình thân, tình bạn, của những yêu thương.秋を愛する人は 心深き人 愛を語るハイネのような ぼくの恋人 “Người yêu mùa thu là người có tâm hồn sâu sắc, Như nhà thơ Heins hay kể chuyện tình, đó là người tôi yêu”

Những ca từ nhẹ nhàng, trong vắt như ru tôi về một miền xa xôi, cho tôi tan theo những trầm bổng cuộc đời. Bao muộn phiền của đời tu nghiệp, trong phút chốc được xoa dịu hẳn đi.

Thế đấy, thật kì diệu và tuyệt vời thay, nước Nhật! Nơi đã lấy đi của tôi biết bao giọt mồ hôi, khiến tôi mệt mỏi tưởng chừng như gục ngã, cũng là nơi đã che chở và ấp ôm tôi bằng những phút giây thanh khiết dịu êm. Đúng là mọi thứ đều luôn có hai mặt, nhưng ai biết thưởng thức cuộc sống sẽ luôn hướng về những điều tích cực, làm động lực bước tiếp cho mình. Nhật Bản chưa bao giờ khiến tôi cô quạnh cả, bởi tôi trân quý mọi khoảnh khắc tuyệt đẹp ở nơi đây. Những khoảnh khắc ấy, sẽ còn theo tôi trên bước chân đi làm mỗi sáng, con đường về nhà mỗi tối, và có thể, còn theo tôi đến suốt cuộc đời.

(Nguồn: iSenpai)

10.164 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 5 năm 2016

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 5 năm 2016 là 10.164 lao động. Trong đó:



- Lao động nữ là: 3.270 lao động nữ.

- Lao động nam là: 6.894 lao động nam.

Bao gồm các thị trường: 

- Đài Loan: 5.146 lao động (1.632 lao động nữ).

- Nhật Bản: 2.424 lao động (1.018 lao động nữ).

- Hàn Quốc: 1.483 lao động (134 lao động nữ).

- Malaysia: 187 lao động (90 lao động nữ).

- Ả rập - Xê út:558 lao động (361 lao động nữ).

- Macao: 30 lao động 30 lao động nữ) và các thị trường khác.

Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 43.858 lao động (16.048 lao động nữ), đạt 43,86% kế hoạch năm 2016 và bằng 98,79% so với cùng kỳ năm ngoái.

(Nguồn: Cục lao động ngoài nước)

Hướng dẫn làm thủ tục vay vốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Người lao động chuẩn bị xuất khẩu lao động, gia đình gặp khó khăn có nhu cầu vay vốn, có thể liên hệ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank, Ngân hàng Vietinbank hoặc Ngân hàng chính sách tại địa phương để vay vốn. 


Thủ tục cần thiết như sau:
Vay tại Ngân hàng:
- Gia đình lao động nào thuộc đối tượng chính sách thì lao động vay tại Ngân hàng chính sách (NHCS).
- Đối tượng còn lại vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN).
- Người đứng tên để vay vốn là người nhà lao động (bố, mẹ, vợ, chồng…).
- Ngân hàng chỉ không cho vay đối với những hộ gia đình đã vay Ngân hàng nhưng khoản vay đó đến hạn không thanh toán và đã chuyển thành nợ quá hạn.
Hỗ trợ hồ sơ vay vốn:
Công ty sẽ chuyển cho lao động những mẫu giấy tờ sau:
- Hồ sơ pháp lý,
- Hợp đồng ký giữa Công ty và người lao động.
- Bản cam kết trả nợ vốn vay.
- Giấy xác nhận tuyển dụng.
- Gia đình lao động sẽ phải mang hồ sơ nói trên đến Ngân hàng làm thủ tục vay vốn.
Thủ tục vay vốn:
- Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.
- Lao động sẽ phải mở tài khoản tại Ngân hàng.
- Khi làm xong thủ tục vay tiền, Ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu Ngân hàng.
Chuyển tiền vay:
-Tiền gia đình lao động vay từ Ngân hàng sẽ được chuyển vào tài khoản của Công ty mở tại Ngân hàng tỉnh.
Mức vay: Mức tiền lao động vay được dưới 30 triệu đồng không cần phải thế chấp tài sản. Số tiền lớn hơn phải thế chấp bằng tài sản
Thông báo cho lao động ký hợp đồng và xuất cảnh:
Sau khi vay xong tiền Công ty sẽ thông báo cho lao động ra Công ty để ký hợp đồng và làm thủ tục xuất cảnh.
Khi đi lao động mang theo tờ Uỷ nhiệm chi, các phiếu thu của Công ty (nếu có)
Đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, có thể vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Những điều kiện và thủ tục để vay vốn như sau:
• Người đứng tên vay vốn Ngân hàng là người nhà của lao động: bố, mẹ, vợ ( chồng )
• Gia đình người vay chưa có nợ xấu ( nợ quá hạn ) tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
• – Hợp đồng ký giữa Công ty và người lao động.
– Bản cam kết trả nợ vốn vay.
– Giấy xác nhận tuyển dụng.
• Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.
– Lao động sẽ phải mở tài khoản tại Ngân hàng.
– Khi làm xong thủ tục vay tiền, Ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu Ngân hàng.
• Các thủ tục pháp lý khác.
Thông tin thêm Ngân hàng Agribank cho vay xuất khẩu lao động
- Phương thức cho vay: Thực hiện cho vay đối người lao động thông qua hộ gia đình của người lao động. Trường hợp người lao động là hộ độc thân thì cho vay trực tiếp đến người lao động.
- Thời gian cho vay: Căn cứ vào mức thu nhập của người lao động, khả năng trả nợ của hộ gia đình người lao động và khả năng nguồn vốn của Agribank để thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, nhưng tối đa không vượt quá thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết.
- Loại tiền cho vay: cho vay bằng đồng VNĐ. Trong trường hợp người lao động có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ thì Ngân hàng sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối.
- Sử dụng tiền vay: Tiền vay được chuyển thẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu lao động đề nghị bằng văn bản có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao động.
Hồ sơ cho vay bao gồm:
- Sổ hộ khẩu, CMND của người vay vốn (Ngân hàng đối chiếu bản chính với bản kê khai trên giấy đề nghị vay vốn)
- Giấy đề nghị vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động hoặc người lao động trong trường hợp người lao động là hộ độc thân (mẫu phụ lục kèm theo)
- Giấy tờ chứng minh đi làm việc ở nước ngoài (Văn bản thông báo về việc Người lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài/ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giữa Doanh nghiệp xuất khẩu lao động với người lao động/ Hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với bên sử dụng lao động nước ngoài);
- Giấy tờ về TSĐB và Giấy uỷ quyền xử lý TSĐB (trường hợp cho vay trực tiếp người lao động).
Mọi thông tin chi tiết về thắc mắc xin vui lòng gửi về địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3837. 3888
Hotline: 09. 4567. 3586

Nenkin là gì? Hướng dẫn thực tập sinh lấy tiền hoàn thuế Nenkin

Trong những năm gần đây, số lượng tu nghiệp sinh, thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc tăng lên với số lượng lớn và liên tục.  Khi sống và làm việc tại Nhật Bản,  ngoài những quyền lợi về chế độ lương, đãi ngộ, cuộc sống, các bạn lao động cũng phải chịu những nghĩa vụ bắt buộc giống công dân Nhật Bản như đóng các khoản lợi tức, thuế thị dân…trong đó Nenkin (lương hưu) luôn được nhiều bạn lao động Việt Nam quan tâm và tìm hiểu.



Tiền Nenkin là gì?

Khái niệm Nenkin là gì? Cách tính như thế nào? Và tại sao dù bạn là người nước ngoài đi du học hay xuất khẩu lao động vẫn phải đóng? Không phải ai cũng có thể định cư lâu dài tại Nhật để lĩnh lương hưu và không phải bạn nào cũng hiểu rõ các thủ tục Nenkin, thậm chí có nhiều bạn khi quay về nước “quên” lấy lại số tiền này.

Nenkin – việc đóng lương hưu là nghĩa vụ của tất cả công dân trên 20 tuổi đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản kể cả người nước ngoài. Thường thì những bạn du học sinh nếu có thu nhập dưới 98 vạn Yen sẽ được miễn giảm lương hưu. Đối với các bạn lao động, thực tập sinh do là người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, sau vài năm sẽ quay trở về nước, nên các bạn không thể hưởng được những quyền lợi lương hưu về sau như người Nhật khi về già.

Chính vì thế, nước Nhật đã ra quy luật mới liên quan đến thuế đối với người lao động nước ngoài khi làm việc và sinh sống tại Nhật Bản sẽ hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, khi về nước sẽ được hoàn lại tiền thuế (gọi là tiền Nenkin – hiểu đơn giản tiền trợ cấp khi về hưu).

Tiền Nenkin được tính như thế nào?

Số tiền này được tính theo thời gian làm việc đóng bảo hiểm của bạn ở Nhật. Cụ thể như sau (Đây chỉ là số liệu bình quân, con số thực tế phụ thuộc vào số tiền bạn đã đóng khi ở Nhật)

Từ 6 – 12 tháng: 39900 yên

Từ 12 – 18 tháng: 79800 yên

Từ 18 – 24 tháng: 119700 yên

Từ 24 – 30 tháng: 159600 yên

Từ 30 – 36 tháng: 199500 yên

Từ 36 tháng trở lên: 239400 yên

Các bạn đang làm và đóng tiền bảo hiểm lao động thì có thể được lĩnh từ 0.4 đến 2.6 tháng lương tiêu chuẩn, tùy thuộc vào thời gian và thời điểm đóng bảo hiểm. Tháng lương tiêu chuẩn được tính bằng bảng tổng thu nhập trong thời gian đóng bảo hiểm (lương + thưởng, chưa trừ thuế) chia đều cho tổng số tháng đóng bảo hiểm (cách tính này áp dụng cho những người tham gia đóng bảo hiểm sau năm 2003).

Ví dụ: Bạn đi làm việc được 2 năm. Năm đầu tiên thu nhập của bạn được 300 vạn yên, năm thứ hai là 370 vạn yên.

- Hệ số của bạn sẽ là 1.2 hoặc 1.3 tùy thuộc bạn đóng bảo hiểm trong giai đoạn nào.

- Lương tiêu chuẩn của bạn sẽ là (300 + 370)/24 = 28 vạn yên

Suy ra bạn sẽ nhận được 1 khoản là: 1.2 x 28 = 33.6 vạn yên

- Đi làm trên 3 năm sẽ có hệ số là 2.6

Chú ý: mức lương trung bình của thực tập sinh được tính bằng tổng thu nhập chưa trừ thuế, bảo hiểm và tiền thưởng chia đều cho tổng số tháng đóng bảo hiểm.

Điều kiện để lãnh Nenkin

- Không mang quốc tịch Nhật Bản.

- Không sống ở Nhật.

- Thời gian đóng bảo hiểm từ 6 tháng trở lên.

- Thời gian kể từ ngày bạn rời Nhật Bản không quá 2 năm.

Việc hoàn tiền Nenkin được chia thành 2 lần thường được gọi là Nenkin lần 1 – Nenkin lần 2.

Thời gian nhận Nenkin lần 1 sẽ rơi vào khoảng 5- 6 tháng kể từ khi bạn hoàn tất hồ sơ gửi sang Nhật. Nenkin lần 2 thực chất là 20% tổng số tiền tiền  còn lại mà bạn chưa nhận lần 1 bởi khi bạn Lấy tiền Nenkin lần 1, cơ quan thuế đã khấu trừ 20% trên tổng số tiền Nenkin và phần còn lại 80% được trả cho bạn ở lần 1.

Nhưng có điều khác với lần 1 là ở lần 2 này bạn sẽ không thể tự mình làm hồ sơ mà phải nhờ 1 người khác đại diện cho bạn làm hồ sơ xin lại và người đó phải đang sinh sống ở Nhật Bản.

Hy vọng với một số thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp nhiều bạn lao động đang làm việc ở Nhật Bản hiểu rõ hơn về tiền Nenkin ( tiền lương hưu) trước khi kết thúc hợp đồng lao động về nước. Với những bạn nào chưa nắm rõ quy trình và không thông thạo tiếng Nhật thì nên thông qua các công ty dịch vụ để lấy lại khoản tiền này. 

(Nguồn: Tổng hợp)

Những nhóm ngành phổ biến đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Hiện nay, nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tăng cao, tuy nhiên để lựa chọn một ngành nghề phù hợp với mình nhất để đi xuất khẩu lao động thì không phải người lao động nào cũng biết, và có những nhóm ngành nghề phổ biến nào khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trong bài viết này, hãy cùng ABC đi tìm hiểu về những nhóm ngành phổ biến đi xuất khẩu  Nhật Bản nhé!



Có thể bạn chưa biết, JITCO chỉ mới cấp phép cho 74 ngành nghề khác nhau (cập nhật mới nhất 04/2016) được nhận lao động xuất khẩu từ Việt Nam. Trong 74 ngành nghề đó thì Việt Nam tập trung xuất khẩu lao động chính yếu vào vào khoảng 50 ngành nghề khác nhau phân bổ cốt yếu vào 7 nhóm ngành chính gồm xây dựng, cơ khí, dệt may, nông nghiệp, điện tử, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm và nhóm ngành khác.

1. Cơ Khí

Nhật Bản là cường quốc kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới hiện nay với nền công nghiệp hết sức phát triển trong đó cơ khí chính là một trong những ngành mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Hiện nay các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm cơ khí luôn được rất nhiều lao động VIệt Nam lựa chọn, bởi sang Nhật làm cơ khí không chỉ giúp người lao động nâng cao chuyên môn tay nghề mà khi hết hợp đồng về nước lại có cơ hội rất lớn làm việc tại các công ty liên doanh Việt Nhật.

Những công việc phổ biến trong ngành cơ khí phải kể đến như: hàn, phay, tiện, gia công cơ khí, dập, kim loại, lắp ráp linh kiện, máy móc, điện tử... Trong những ngành này thì hàn và tiện luôn được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tuyển chọn thực tập sinh nhiều nhất.

2. Chế biến thủy sản

Ngoài cơ khí, Nhật Bản còn được biết đến là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản đứng đầu trên thế giới hiện nay, dự báo trong những năm tới đây nước này sẽ cần thêm khoảng 2000 lao động mỗi năm cho ngành này. 

Các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm chế biến thủy sản thường được rất nhiều bạn nữ quan tâm bởi công việc làm trong nhà xưởng không quá vất vả hơn thế nữa việc làm thêm thường nhiều hơn so với các ngành nghề khác.

3. Xây dựng

Như đã đề cập trong các bài viết trước đó, trong giai đoạn từ nay tới năm 2020 Nhật Bản sẽ cần một lượng lớn lao động làm việc trong ngành xây dựng để làm các công trình phục vụ cho thế vận hội Olympic tổ chức tại Tokyo. 

So với những ngành nghề khác thì điều kiện tuyển dụng có phần khắt khe hơn, bởi đặc thù của ngành đòi hỏi người lao động cần phải có sức khỏe, do đó hầu hết các đơn hàng đều tuyển lao động nam có chiều cao từ 1.65m trở lên, có sức khỏe tốt, những ai có kinh nghiệm làm xây dựng là một lợi thế lớn khi tham gia thi tuyển.

4. Chế biến thực phẩm

Hiện tại mỗi năm Nhật Bản sẽ cần thêm khoảng 1000 lao động làm việc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm với các ngành nghề phổ biến như  chế biến xúc xích, thịt nguội, thịt gà, chế biến, đóng gói sản phẩm...trong đó các đơn hàng đóng gói các thực phẩm luôn được nhiều doanh nghiệp Nhật tuyển dụng.

5. Nông nghiệp

Không chỉ có nền công nghiệp phát triển, Nhật Bản cũng đứng đầu thế giới về phát triển nông nghiệp với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động canh tác.

Những năm vừa qua do tác động tiêu cực của thiên nhiên nên số lượng lao động gắn bó với nông nghiệp tại Nhật Bản bị giảm mạnh, chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng lao động ngành này đang ngày một tăng cao.

Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản làm nông nghiệp các bạn có thể làm những công việc như làm vườn, chăn nuôi, chế biến nông sản... Đặc thù công việc này sẽ thoải mái hơn so với việc làm tại các nhà máy, công xưởng theo dây chuyền. Hiện tại, hầu hết các trang trại tại Nhật Bản đều được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại do vậy thực tập sinh không chỉ được tích lũy thêm kinh nghiệm vận hành những hệ thống máy móc này, mà còn có phát triển hệ thống nuôi trồng của Nhật Bản sau khi về nước.

6. Dệt May

Hiện tại Nhật Bản cũng đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động trong lĩnh vực may mặc, do đó các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm dệt may cũng được tuyển dụng rất nhiều. Dự báo trong năm 2016 này  số lao động tuyển thêm cho ngành này sẽ tăng gấp đôi so với năm 2015.

7. Ngành nghề khác.

Ngoài những ngành nghề kể trên chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản còn có rất nhiều những ngành nghề khác. các bạn có thể tham khảo bài viết 74 ngành nghề của thực tập sinh theo quy định của JITCO để tìm hiểu cụ thể.

Tổng Kết

Các bạn nên lựa chọn những ngành nghề phù hợp với chuyên môn cũng như khả năng của bản thân tuy nhiên các bạn cũng có thể chọn thi tuyển nhiều đơn hàng, trúng tuyển đơn hàng nào thì đi đơn hàng đó tránh tình trạng phải đợi lâu.

Bởi có không ít trường hợp thực tập sinh chọn một đơn hàng nhưng thi đi thi lại nhiều lần không trúng tuyển, đến lúc chuyển đơn hàng khác thì lại đỗ ngay từ lần đầu. Chính vì lý do này các bạn nên chọn cho mình một ngành phù hợp nhưng cũng không nên quá cứng nhắc phụ thuộc vào ngành nghề đó mà hãy linh động với những ngành nghề khác để không phải đợi đơn hàng kế tiếp quá lâu. 

Chúc các bạn chọn được ngành nghề phù hợp và nhanh chóng trúng tuyển đơn hàng đi Nhật.

Mọi thông tin chi tiết về xuất khẩu lao động Nhật Bản vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3837. 3888

Hotline: 09. 4567. 3586

Những thứ được phép mang lên máy bay khi đi xuất khẩu lao động

Mỗi khi sắp xếp hành lý đi máy bay khi đi xuất khẩu lao động chắc hẳn người lao động đều băn khoăn nên mang theo gì, cái gì mang được, cái gì không mang được... đặc biệt là các chất lỏng. Thường thì, khi đi máy bay chúng ta sẽ bị cấm mang theo một số loại chất lỏng hoặc hạn chế lượng chất lỏng mang đi. Tuy nhiên bắt đầu từ ngày 01/05/2016, các quy định đã có sự thay đổi, điều chỉnh, cụ thể như sau:



Những thứ được phép mang lên máy bay khi đi xuất khẩu lao động

1. Những loại chất lỏng được phép mang lên máy bay

- Các chất lỏng mang theo phải được đựng trong bình thủy tinh, đóng chặt kín, những bình này phải đặt trong một túi nhựa trong suốt, mỗi người chỉ được mang theo một túi này.

- Nếu là thuốc chữa bệnh phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của bác sỹ và hành khách.

- Sữa, đồ ăn trẻ sơ sinh phải có trẻ sơ sinh đi cùng.

- Các chất lỏng khác mua tại các cửa hàng miễn thuế ở sân bay hay trên máy bay sẽ không bị giới hạn theo quy định trên, tuy nhiên vẫn phải đựng trong các túi nhựa trong suốt, bên trong có hóa đơn ghi rõ ngày nơi bán, ngày bán để ở chỗ có thể dễ dàng nhìn thấy, sau đó phải niêm phong  túi cẩn thận,

2. Những đồ không được mang lên máy bay:

- Các loại chất nổ: bom, mìn, pháo...

- Các chất dễ cháy: gas, cồn, xăng dầu, sơn...

- Các hóa chất độc hại, chất ăn mòn, lây nhiễm, oxy hóa...

- Cặp túi, két những thứ có thiết bị báo động

-  Những thứ bị cấm vận chuyển theo quy định của các vùng mà máy bay đi qua.

- Các thiết bị có thể tự vận hành sử dụng.

Nói chung là tất các thứ gây có thể gây ảnh hưởng, tác động xấu đến các hành khách trên chuyến bay.

3. Các thứ hạn chế mang theo đồ xách tay

+ Các loại được coi như vũ khí hoặc có thể trở thành vũ khí: dao, dùi cui, kiếm, gậy, dao lam, búa, kìm, kim,…

+ Các loại pin ắc quy trừ phin dùng cho các vật dụng cá nhân như: đồng hồ, máy ảnh, điện thoại,…Còn đối với pin lithium có công suất 100 – 160 Wh chỉ được mang theo tối đa là 2 cái, và phải được bọc cẩn thận tránh đoản mạch.

+ Các thứ bị hạn chế theo quy định của các quốc gia mà máy bay bay qua.

Các thứ bị hạn chế vận chuyển theo đường ký gửi

+ Những vật dễ vỡ như: bình thuỷ tinh, đồ sành sứ,…

+ Những thực phẩm dễ bị hỏng như: đồ đông lạnh, rau quả, thực phẩm tươi,…

+ Những thực phẩm tươi sống phải được bọc cẩn thận để không gây ảnh hưởng đến các hành lý khác.

+ Những thứ khác có mùi đặc trưng, gây khó chịu sẽ không được vận chuyển nếu không đóng kín, đảm bảo không có mùi ra bên ngoài, tối đa là 3 lít hoặc 3kg chất lỏng và 0,5kg đối với các đồ khác.

+ Các đồ điện tử như: máy ảnh, ipad, laptop,…

+ Những đồ giá trị như: tiền bạc, giấy tờ nhà đất, hợp đồng đàm phán, trang sức cá nhân,…

+ Các vật khác theo quy định của các quốc gia, vùng lãnh thổ mà máy bay bay qua.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, chúng tôi sẽ phần nào giúp ích được cho mọi người trong những chuyến đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Chúc các bạn thành công!

Top