ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Nhật Bản là một thị trường cực kỳ năng động và lớn mạnh không ngừng. Bất kỳ ai muốn làm việc với người Nhật Bản trong kinh doanh, ngoại giao, tham gia các hoạt động văn hóa, nghiên cứu hoạt thuật, khoa học hay giao tiếp đều cần phải có tri thức về xã hội Nhật Bản, về nền văn hóa, lịch sử, cung cách làm ăn, ngôn ngữ, triết học của người Nhật Bản. Ông Mark Zimmerman một nhà kinh doanh tài ba người Mỹ, đã từng nhiều năm sống và làm việc tại Nhật Bản ông nói tiếng Nhật Bản thông thạo và có nhiều thành đạt trong kinh doanh thậm chí trong cả việc cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản kể lại nhiều câu chuyện cụ thể và từ đó rút ra những bài học hữu ích.


Diễn đạt theo kiểu nói của Nhật Bản

Một lần ông Mark đi trên chuyến máy bay của hãng hàng không Pan Am đã chú ý so sánh cách diễn đạt của ngôn ngữ phương Tây và Nhật Bản xem có điểm gì khác nhau? Cô chiêu đãi viên nói bằng tiếng Anh một câu rất gọn: Các bà và các ông chú ý, máy bay của chúng ta sắp hạ cánh xuống Narita. Đề nghị thắt dây an toàn, dựng ngay ngắn ghế ngồi và ngừng hút thuốc. Đề nghị không đứng lên hoặc đi lại khi máy bay chưa dừng hẳn. Tiếp đó ông thấy người phiên dịch tiếng Nhật Bản đã diễn đạt theo kiểu nói của Nhật Bản như sau: “Qúy khách kính mến, trong vòng hai mươi phút nữa chúng tôi sẽ có vinh dự đưa quý khách tới sân bay Narita. Chúng tôi sẽ rất cảm ơn và đánh giá cao sự giúp đỡ của các vị nếu các vị ngừng hút thuốc, gấp bàn nước lại đúng vị trí của nó. Chúng tôi cũng rất biết ơn nếu các vị khách kính mến dựng thẳng lại ghế ngồi và không quên thắt dây lưng an toàn… Chúng tôi chân thành cảm ơn quý khách về việc đã chiếu cố đi trên hãng bay của chúng tôi, điều làm cho chúng tôi cảm thấy rất vinh dự”. Người Nhật Bản thường cho rằng cách diễn đạt của tiếng Anh là cộc lốc, bất lịch sự, cho nên mỗi khi dịch tiếng Anh sang tiếng Nhật Bản họ dịch tiếng Anh theo kiểu nói của Nhật Bản, không chịu nói gọn, nói thẳng như kiểu Anh Mỹ.

Đừng tranh micro

Người Nhật Bản nói và nghĩ hầu như không giống người phương Tây và các nước khác. Sự giao tiếp, gặp gỡ thương lượng nếu không hiểu ý của nhau sẽ gây ra những hậu quả không thuận lợi trong buôn bán. Có nghiên cứu tìm ra được cách tư duy của người Nhật Bản thì mới có thể tìm được con đường giao tiếp có hiệu quả. Theo Zimmerman khi tiếp xúc với người Nhật Bản kinh nghiệm là hãy ít nói, tốt nhất là đừng nói gì vội. Một người nước ngoài khôn ngoan thường để người Nhật Bản nói trước, lắng nghe họ kỹ lưỡng và đừng bao giờ ngắt lời họ. Người nào thiếu kinh nghiệm khi nói chuyện với người Nhật Bản hay chen vào những câu nói chẳng hạn như: “Vâng, đúng là thế, tất nhiên phải như thế thường gây cảm giác khó chịu cho người Nhật Bản. Hoặc giả khi đang nói chuyện lại cắt ngang lời nói của người ta: “Xin lỗi cho tôi ngắt lời, ở nước chúng tôi lại khác, hoặc. Ở bên chúng tôi không làm thế. Chúng tôi làm kiểu khác… Để tỏ thái độ phản ứng, người Nhật Bản sẽ không nói năng gì nữa, họ sẽ dành phần còn lại của buổi đối thoại cho anh và đương nhiên cuộc nói chuyện đó chả còn ý nghĩa gì. Do đó khi tiếp xúc, đối thoại với người Nhật Bản các nhà doanh nghiệp Mỹ thường nhắc nhở mọi người rằng: “Đừng có tranh micro”. Cần tỏ ra rằng mình là người kiên nhẫn, biết lắng nghe. Bởi vì người Nhật Bản chỉ nói thẳng vào vấn đề khi họ tin rằng vấn đề đã chắc chắn, chín muồi”.

Người Nhật Bản coi trọng tôn ti trật tự

Trong quan hệ với nhau, người Nhật Bản rất coi trọng tôn ti trật tự. Ở Nhật Bản khi đến dự một cuộc họp của công ty không thể mặc sơ mi, đầu trần, cho dù nóng bức mấy cũng phải chịu. Đặc biệt là các nhà kinh doanh nước ngoài khi đến giao dịch với hãng phải mặc comple xám, áo sơ mi trắng, đeo cà vạt nghiêm chỉnh. Người ta kể lại khi có cuộc khủng hoảng dầu lửa ở Trung Đông để tiết kiệm năng lượng các cơ quan hạn chế dùng máy điều hòa nhiệt độ. Lúc đó chính phủ phải ra quyết định cho phép cán bộ công nhân viên mặc áo cộc tay đến cơ quan. Tuy vậy chủ trương này cũng chỉ thực hiện một vài tuần lễ ở một số ít cơ quan. Còn nói chung người Nhật Bản không chấp nhận việc ăn mặc như vậy. Họ coi là không nghiêm túc. Người Nhật Bản quen với lối sống khắt khe trong ăn mặc, đi lại, giao tiếp và coi đó là tập tục, là đạo đức của con người. Thanh thiếu niên Nhật Bản được giáo dục và quản lý rất chặt chẽ, nghiêm khắc từ trong gia đình. Muốn làm gì phải được phép của bố mẹ. Khi một thiếu niên lớn tới tuổi trưởng thành gia nhập vào trong nhóm, trong hãng, công ty tập đoàn kinh doanh họ biết giữ gìn lời ăn tiếng nói, thế đúng dáng đi, biết kiềm chế những ham muốn cá nhân để bảo vệ sự hòa hợp, tôn ty trật tự trong một cộng đồng dù lớn dù nhỏ. Điều này cần được lưu ý cho bất kỳ một người nước ngoài nào muốn làm ăn với người Nhật Bản. Người Nhật Bản coi trọng và luôn có ý thức bảo vệ đạo lý đó. Cùng với một sự việc, giữa chúng ta với người Nhật Bản có hai cách nhìn khác nhau. Tuy nhiên, cũng đừng nghĩ rằng ở người Nhật Bản cái gì cũng là thần bí, khó hiểu. Hoàn toàn không phải như vậy. Vì khi đã hiểu nhau thì việc tiếp xúc làm ăn với người Nhật Bản không có gì khó khăn.

Sơn Liên- Trí Thức Trẻ

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:


Top