ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Chắc hẳn, với tất cả các bạn đang có nhu cầu đi du học Nhật Bản, mục tiêu của mọi người đều đa phần là để được tiếp xúc với nền tri thức hiện đại bậc nhất thế giới cũng như đa phần đều mong muốn sẽ có được 01 công việc như đúng mong muốn trong các doanh nghiệp của Nhật Bản?

Vậy điều gì làm các bạn háo hức với các doanh nghiệp Nhật Bản đến vậy? Môi trường hiện đại – đãi ngộ hấp dẫn – làm việc hiệu quả? Vậy vì đâu mà các doanh nghiệp của họ đã tạo nên cho các bạn những suy nghĩ như thế. Dĩ nhiên bởi chính phong cách,cách thức làm việc trong môi trường công sở của họ. Như vậy, để có thể hòa nhập cũng như được đánh giá cao, nhận được hiệu quả trong công việc trong những môi trường công sở Nhật thì hiển nhiên các bạn phải hiểu được phong cách đó là gì phải không nào? Chúng ta không thể mang phong cách làm việc của doanh nghiệp Việt Nam vào doanh nghiệp Nhật trong khi phong cách làm việc đó chưa chắc đã mang lại hiệu quả mà phải có nói là thể bị lạc lõng.

1. Quyết định của Nhóm là quyết định cuối cùng.

Người Nhật luôn nhấn mạnh cụm từ: "chúng tôi" thay vì “tôi”. Quan điểm của người Nhật cũng giống với một câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam chúng ta : "Một cây làm chẳng nên non- ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Theo quan điểm của họ: "Thành công là nỗ lực của cả nhóm". Các quyết định quan trọng thường được mang ra thảo luận cho đến khi có được sự thống nhất về quan điểm.Họ ưu tiên một quy trình mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm chạp nhưng cuối cùng, nó đảm bảo rằng tất cả các cá nhân đều có chung một ý kiến, tiếng nói chung, làm việc theo một nhịp. Phần thưởng sẽ được chia đều cho tất cả các thành viên trong nhóm, như thế sẽ không làm nảy sinh những ý nghĩ so đo, ghen tị. Hãy nhớ, trong doanh nghiệp Nhật không được dành lời khen cho bất kỳ một cá nhân riêng lẻ nào. Hãy luôn đặt lợi ích của nhóm lên trên lợi ích của cá nhân nếu muốn doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển. Bởi khi quá chú trọng vào lợi ích của bản thân thì bạn sẽ luôn luôn có suy nghĩ làm thế nào để khẳng định mình mà vô hình chung sẽ quên đi lợi ích chung của doanh nghiệp. Làm được như thế,là các bạn đã bước đầu hòa nhập được với văn hóa công sở Nhật rồi.

2. Áp dụng nguyên tắc HOU-REN-SOU(Báo cáo- Liên Lạc-Thảo Luận)

Có thể hiểu HOU-REN-SOU là quy tắc giao tiếp cơ bản giữa các thành viên trong một nhóm tại các doanh nghiệp Nhật. Khi làm việc với tư cách là một đội, là một nhóm, một tổ chức chứ không phải riêng một cá nhân, việc trao đổi thông tin cho nhau là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết.

Hou: "Báo Cáo": trong khi làm việc bạn được phân công vào một đội nhóm xác định, thì Khi gặp vấn đề,khúc mắc nào đó thì việc đầu tiên không phải là bạn cố ngồi để tháo gỡ vấn đề trong khi không chắc chắn được là có hiệu quả hay không mà phải ngay lập tức báo cáo cho người lãnh đạo gần nhất (trưởng phòng hoặc nhóm trưởng). Báo cáo ngắn gọn tình huống đang gặp phải, tình trạng của vấn đề, hướng giải quyết vấn đề đang gặp phải: đang xử lý như thế nào, xử lý đến đâu…Nếu có nhiều hướng giải quyết thì báo cáo lại để cấp trên lựa chọn hướng giải quyết tốt nhất, và cả nhóm sẽ theo hướng giải quyết đó.

REN:"Liên Lạc": Vẫn tiếp tục tình huống trên. Thường thì khi bạn gặp phải vấn đề, đồng thời với việc báo cáo với cấp trên, bạn cũng phải liên lạc với các bên liên quan để họ có thể nắm được tình hình công việc bạn đang làm, và đưa ra góp ý để bạn giải quyết vấn đề đó. Thường việc liên lạc ở đây có nội dung tương tự với việc báo cáo. Nếu trong quá trình giải quyết vấn đề, việc liên lạc cá nhân giữa 2 người (liên lạc 1-1) và giữa cá nhân với những người khác trong nhóm (1-n), có thể là những trao đổi với những nội dung chi tiết hơn.



SOU:"Thảo Luận": Khi đã báo cáo tình huống, liên lạc với các bên liên quan, vấn đề chưa được giải quyết, hay chưa có cách giải quyết ổn thỏa, cả nhóm lúc này sẽ họp nhau lại, trực tiếp bàn bạc và đưa ra phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề và tiếp tục hoàn thành công việc chung.

Theo quan điểm của tôi: Với nguyên tắc trên chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng đã là nhóm là phải tương tác thường xuyên và liên tục với nhau. Các bạn cũng không thể vì tìm hiểu và áp đặt cho mình rằng cứ vào doanh nghiệp Nhật là phải áp dụng nguyên tắc này… Dù cho áp dụng cái gì, làm làm sao, các bạn hãy nhớ chỉ cần đảm bảo tiến độ công việc và không làm ảnh hưởng tới công việc của người khác cũng như của nhóm là oke. Chứ không thể chỉ vì một khúc mắc nhỏ nhưng bạn thừa có khả năng giải quyết vấn đề mà chỉ vì là đã tìm hiểu và biết về nguyên tắc này thì lại áp dụng một cách cứng nhắc nó vào là không tốt. Hãy luôn luôn linh hoạt trong mọi tình huống các bạn nhé!

3. Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng.

Đúng giờ là một đức tính cần thiết ở một xã hội văn minh, nó nói lên độ tin cậy và tinh thần tôn trọng người khác. Đúng giờ thể hiện tinh thần trách nhiệm, lối sống khoa học và sự chuyện nghiệp trong công việc của một người. Đặc biệt, điều đó được thể hiện rất nghiêm túc đối với người Nhật. Bởi đối với giới công sở Nhật giá trị của “thể diện (KAO)” là niềm tự hào cá nhân, là danh tiếng, là địa vị xã hội. Đúng giờ là một trong những cách đơn giản nhất để họ thực hiện được điều đó.

Hãy tập thói quen đúng giờ trong các cuộc hẹn, vì việc này sẽ giúp bạn hình thành thói quen kỷ luật trong công việc và cuộc sống.Cũng như giúp bạn dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng công sở Nhật các bạn nhé!

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:


Top