ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Kinh nghiệm mua và sử dụng điện thoại ở Nhật

Dù sống ở bất cứ nơi đâu thì điện thoại ngày nay đã trở thành phương tiện hữu dụng vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Với nhiều chức năng tiện lợi như bản đồ, định vị, tra giờ tàu, tra cứu điện thoại… đã gắn liền với cuộc sống con người ngày nay.

Khi sang Nhật Bản. với chính sách “đóng” về viễn thông di động – điện thoại Nhật được thiết kế để không thể sử dụng được ở nước ngoài (trừ các phiên bản quốc tế, các máy có thể unlock) và mạng điện thoại của Nhật cũng được thiết kế để điện thoại nước ngoài không sử dụng được ở Nhật – nên hầu hết chúng ta khi sang Nhật dù muốn hay không đều sẽ phải mua mới điện thoại. Chính vì thế, đi đăng ký một chiếc điện thoại là một trong những điều đầu tiên mà ai sang Nhật cũng cần phải làm sau khi hoàn thành đăng ký các giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng.



Mua điện thoại ở đâu giá rẻ, mua loại nào thích hợp là thắc mắc chung của rất nhiều lao động Việt Nam.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ABC tìm hiểu về kinh nghiệm mua và sử dụng điện thoại ở Nhật nhé!

Nếu như ở Việt Nam, để sử dụng điện thoại bạn chỉ cần đến đại lý điện thoại mua một chiếc điện thoại, sau đó đến đại lý sim mua 1 cái sim, lắp vào nhau và nạp tiền bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu… thì ở Nhật, mọi chuyện lại phức tạp hơn nhiều khi bạn không thể mua điện thoại và sim riêng, đồng thời thuê bao cũng phải là thuê bao trả sau (*) và gắn với thẻ lưu trú của bạn.

Đồng thời với chính sách khuyến khích khách hàng mua điện thoại mới – bằng các chương trình khuyến mãi giảm giá máy, tặng máy mới… của nhà phân phối điện thoại, phần lớn khách hàng – cả người Nhật hay người nước ngoài – đều mua điện thoại mới khi đăng ký thuê bao mới hay chuyển mạng, gia hạn hợp đồng.

Nhà mạng khác nhau sẽ cung cấp điện thoại của các hãng khác nhau, chẳng hạn như Softbank chủ yếu phân phối Iphone và Aquos của Sharp, hay Docomo phân phối Samsung, Sony (gần đây Docomo đã bắt đầu phân phối iPhone 6).

1. Những giấy tờ cần thiết

Không giống như khi ở Việt Nam bạn có thể đăng ký hàng chục cái sim rác gọi thoải mái mà không bao giờ phải xuất trình giấy tờ tùy thân gì, và có thể sang nhượng cho sim không vần thủ tục gì, thì ở Nhật khi bạn đăng kí thuê bao điện thoại trả sau thuê bao đó sẽ gắn liền với bạn và bạn phải có giấy tờ chứng minh bản thân (thẻ lưu trú/hộ chiếu/thẻ bảo hiểm…). Đối với người nước ngoài ở Nhật, những giấy tờ cần thiết là:

- Hộ chiếu

- Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú) (thẻ bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh)

- Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng (để trừ tiền cước hằng tháng)

Bạn không nhất thiết phải trả tiền cước tự động qua tài khoản ngân hàng. Nếu các bạn muốn trả bằng tiền mặt, bạn có thể mang hóa đơn (sẽ được gửi đến tận nhà hằng tháng) đến các đại lý của nhà mạng bạn đăng kí hoặc các cửa hàng tiện ích (conbini). Tuy nhiên, nếu các bạn không muốn hàng tháng phải nhớ đem hóa đơn đến tận cửa hàng điện thoại để đóng tiền, thì bạn nên để nhà mạng tự động trừ tiền từ tài khoản. Cách này vừa tiện lợi, lại vừa tiết kiệm hơn (tiền xe cộ, thời gian, tiền xuất và gửi hóa đơn đến nhà….)

Chỉ cần những giấy tờ này, bạn đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại có đăng kí thuê bao Nhật. Việc còn lại là chọn điện thoại và gói cước mong muốn.

Một điều cần lưu ý đối với những bạn dưới 20 tuổi. Do ở Nhật, tuổi trưởng thành là từ 20 tuổi trở lên, cho nên bạn sẽ không thể đứng tên bất kì giấy tờ nào nếu không có sự giám sát của người thân, kể cả việc mua điện thoại. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ một người quen trên 20 tuổi đi cùng để có thể kí xác nhận dưới tư cách là người bảo hộ.

2. Những điều cần lưu ý khi chọn nhà mạng

Các nhà mạng phổ biến tại Nhật.

Ở Nhật Bản, có ba ông lớn trong ngành viễn thông. Đó là Docomo, au và Softbank. Chi tiết về chất lượng đường truyền, gói cước sẽ được giới thiệu chi tiết trong bài sau.
Tuy nhiên, khi chọn nhà mạng, những điều cơ bản bạn cần chú ý là:

- Giá cước

- Chất lượng đường truyền

- Các chương trình khuyến mãi

- Nhãn hiệu điện thoại được phân phối

Một ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung. Năm 2013, nếu bạn muốn mua iPhone 5, bạn phải chọn giữa au và Softbank (vì Docomo không phân phối iPhone). Nhưng nếu bạn muốn chất lượng đường truyền tốt nhất, bạn nên chọn Docomo vì độ phủ sóng rộng và ổn định.

3. Những điều lưu ý khi chọn gói cước

Khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý, bạn tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều về giá và các dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:

- Tiền cước cố định hàng tháng

- Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh

- Tiền cước sử dụng mạng Internet (tính theo lưu lượng Internet bạn đã sử dụng)

- Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chon trả từng tháng)

- Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)

Có thể bạn sẽ thắc mắc sao mà nhiều loại phí như vậy? Quả thật có rất nhiều thứ tiền, nhưng đi cùng với đó cũng là rất nhiều dạng khuyến mãi. Ví dụ: nếu như bạn là học sinh, bạn có thể hưởng khuyến mãi dành cho học sinh, thường có vào đầu tháng 4. Nếu như bạn chuyển từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, bạn cũng có thể được hưởng tiền khuyến mãi (có thể là 1000 yen mỗi tháng) . Ngoài ra, trừ Docomo, hai nhà mạng lớn còn lại là au và Softbank đều cho phép gọi nội mạng miễn phí từ 1:00 đến 21:00, nên bạn cũng không phải quá quan tâm về tiền cước điện thoại nhé.

4. Chuyển mạng và cắt hợp đồng

Một điều mà có thể có nhiều người cũng rất quan tâm, đó là các quy định khi chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng. Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, khi làm hợp đồng mới hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, vào tháng hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa. Ngoài những ngày trong tháng đó ra, nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng bạn sẽ phải trả khoảng 9500 yên (chưa kèm thuế) cho nhà mạng. Đồng thời nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng khi hợp đồng chưa được 6 tháng, bạn sẽ phải trả thêm khoảng 21000 – 26000 yên, hoặc bị đưa vào danh sách đen từ chối cung cấp dịch vụ, tùy theo nhà mạng.

Thông thường bạn sẽ chuyển mạng hoặc cắt hợp đồng khi:

a. Thời hạn khuyến mãi giảm cước cho học sinh sinh viên của bạn đã hết:

Ở Nhật thường có các chương trình khuyến mãi giảm tiền điện thoại cho học sinh sinh viên, tuy nhiên chỉ kéo dài 2-3 năm và mỗi người chỉ được hưởng một lần duy nhất. Sau khi hết thời hạn này tiền điện thoại của bạn sẽ tăng lên đáng kể vì khuyến mại đã hết. Tuy nhiên nếu khi đó bạn vẫn chưa tốt nghiệp, bạn vẫn có thể chuyển mạng sang một nhà mạng khác, giữ nguyên số điện thoại, nhưng lại được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mại cho sinh viên của nhà mạng mới, chưa kể chính sách của các nhà mạng “tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển mạng từ mạng khác sang”

b. Bạn phải về nước một thời gian dài, hoặc không xác định có quay lại Nhật không:

Một số người cũng đã chọn cách “lặn mất tăm” sau khi từ Nhật về để tránh phải trả số tiền khá lớn khi cắt hợp đồng, tuy nhiên bởi thuê bao là thuê bao trả sau, dù bạn không dùng điện thoại, hóa đơn điện thoại vẫn được tính và gửi cho bạn, và hợp đồng điện thoại vẫn được gia hạn sau mỗi 2 năm, số tiền điện thoại bạn “nợ” chưa trả vẫn tích lũy lại hàng tháng. Sau này nếu có khi nào bạn lại quay lại Nhật, bạn sẽ bị yêu cầu phải trả một số tiền điện thoại khổng lồ trong suốt những năm bạn hoàn toàn không dùng điện thoại.

c. Thời hạn 2 năm hợp đồng của bạn đã hết

Nếu bạn bè bạn đều dùng một mạng điện thoại khác của bạn, khi liên lạc với họ bạn sẽ phải trả tiền cước gọi ngoại mạng, nên bạn muốn chuyển sang cùng mạng điện thoại với các bạn của bạn? Thời điểm kết thúc hợp đồng 2 năm là thời điểm lý tưởng nhất để bạn chuyển mạng, bởi bạn sẽ không mất tiền cắt hợp đồng, đồng thời có thể nhận nhiều ưu đãi từ phía nhà mạng mới khi chuyển mạng giữ nguên số (như nhận tiền mặt, được giảm giá cước, được tặng quà, v.v…)

5. Một mẫu gói cước cơ bản

Giả sử bạn đăng ký điện thoại mới của hãng AU hiện đang có khuyến mãi tặng iPhone 5 miễn phí khi đăng kí thuê bao trong hai năm. Một gói cước đơn giản sẽ có giá tiền phải trả hàng tháng (kể từ tháng thứ hai sau khi đăng ký mới) như sau:

– LTE Plan: + 980 Yen (gói cước sử dụng điện thoại)

– iPhone 5 16 GB: + 2570 Yên (giá máy)

– Khuyến mại giảm giá đối với hợp đồng 2 năm: – 3550 yên (trừ tiền máy hằng tháng và thêm tiền thưởng khi đổi mạng)

– LTE NET: + 315 Yên (cước bắt buộc nếu sử dụng mạng Internet 4G LTE)

– Cước sử dụng mạng Internet không giới hạn + 5460 Yên

– Bảo hiểm Apple: + 366 Yên

Như vậy, khi chọn dùng một chiếc iPhone 5 16GB hợp đồng 2 năm với khuyến mại như trên, mỗi tháng bạn sẽ phải trả tiền điện thoại là 6141 yên, với bảo hiểm cho máy và sử dụng Internet không giới hạn. Đối với tiền cước cuộc gọi, gói cước phổ biến nhất của AU (gói LTE Plan ở trên) sẽ được tính tiền như sau:

– Gọi nội mạng từ 1:00 đến 21:00: Miễn phí

– Gọi nội mạng từ 21:01 đến 0:59: 21 yên cho mỗi 30 giây

– Gọi ngoại mạng: 21 yên cho mỗi 30 giây

– Nhắn tin nội mạng: Miễn phí

– Nhắn tin ngoại mạng: 3.15 yên mỗi tin nhắn.

Do tiền điện thoại phát sinh nếu gọi ngoại mạng hoặc ngoài giờ là khá đắt (nếu quy ra tiền Việt là xấp xỉ 8000 VNĐ một phút) nên nhiều người ưu tiên cách liên lạc qua các app như Line hoặc Viber. Tuy nhiên kể cả trong trường hợp không phát sinh tiền điện thoại, nhắn tin, số tiền bạn phải trả vẫn là khá nhiều với những khoản như: mạng Internet,

(*) Một số nhà mạng cũng cung cấp dịch vụ thuê bao trả trước, nhưng rất hãn hứu và giá cước sử dụng rất đắt, chủ yếu chỉ hướng đến những người ở Nhật trong thời gian ngắn (dưới 6 tháng)

(Nguồn: Tổng hợp)

Cách chia động từ tiếng Nhật

Chia động từ tiếng Nhật không hề phức tạp như bạn nghĩ nếu bạn năm được phương pháp chia động từ nhanh nhất.



Theo ngữ nghĩa, có 2 loại động từ là Tự động từ và Tha động từ

1. Phân loại

Phân loại (về ngữ nghĩa) có 2 loại động từ là Tự động từ ("Tự" = tự thân) và Tha động từ ("Tha" = "khác")

- Tự động từ (自動詞, ji-doushi)

Định nghĩa: Tự động từ là động từ diễn tả hành động tự thân của chủ thể, không phải là sự tác động lên đối tượng khác mà.

Ví dụ "okiru"

朝5時に起きた。(Tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng).

- Tha động từ (他動詞, ta-doushi)

Định nghĩa: Tha động từ là động từ chỉ sự tác động của một chủ thể và một đối tượng khác, ví dụ "taberu":

りんごを食べた。(Tôi ăn quả táo).

2. Cách phân biệt Tự động từ Jidoushi và Tha động từ Tadoushi

Cũng như trong tiếng Anh, bạn cần nắm được ý nghĩa động từ sẽ suy ra được từ đó là Tự động từ hay Tha động từ.

- Sự khác biệt: Tha động từ thì thường đi kèm với đối tượng (và trợ từ đối tượng cách "wo"). Tự động từ thì không đi kèm với đối tượng.

- Lưu ý: Sự khác biệt này mang tính chất tương đối. Đối tượng có thể bị lược (ví dụ khi đối tượng là "tôi") nên cách duy nhất để các bạn không nhầm lẫn là các bạn phải biết ý nghĩa của động từ.Ví dụ:

起きる:Thức giấc

起こす:Đánh thức

=> Bạn có thể thấy "Tự động từ - Tha động từ" thường đi thành một cặp như trên.

(1) 5時に起きます。(Tôi thức giấc vào lúc 5 giờ) (Tự động từ)
(2) 5時に起こしてください。(Xin hãy đánh thức tôi dậy vào lúc 5 giờ) (Tha động từ)

Các bạn sẽ thắc mắc ở câu 2 làm gì có đối tượng nào, nhưng thực ra ở câu 2 đối tượng "tôi" bị lược đi:

(2) 5時に起こしてください。=5時に私を起こしてください。

Trong tiếng Nhật, tự động từ và tha động từ thường đi thành một cặp. Ví dụ:

終わる:xong, kết thúc

終える:làm cho xong, (làm cho) kết thúc

Khi làm bài thi, bạn không cần phân biệt tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật, bạn chỉ cần biết nghĩa của động từ đó. Ví dụ:

(1) 実現する

(2) 夢が実現する

Bạn nghĩ động từ trên nghĩa là gì? Sẽ có nhiều bạn nhìn chữ kanji và nói "jitsugen suru" nghĩa là "thực hiện", và (2) "Yume ga jitsugen suru" là "Ước mơ thực hiện". Thực ra (1) "jitsugen suru" không phải là "thực hiện" mà là "được thực hiện" (tức là bị động trong tiếng Việt).

3. Một số điều cần nhớ về tự động từ và tha động từ


Tự động từ trong tiếng Nhật = Bị động trong tiếng Việt

- Tự động từ trong tiếng Nhật = Bị động trong tiếng Việt.

実現する= Được thực hiện

- Tha động từ tiếng Nhật có thể được tạo ra bằng dạng sai khiến (shieki) của tự động từ.Ví dụ:

終わる= xong (tự động từ)
終わらせる= làm cho xong (tha động từ)
実現する= được thực hiện (tự động từ)
実現させる= thực hiện (tha động từ)

- Tự động từ và tha động từ thường đi thành một cặp. Ví dụ:

叶う (kanau, thành sự thực), 叶える(kanaeru, làm cho thành hiện thực)
夢が叶う(Ước mơ thành hiện thực), 夢を叶える(Biến ước mơ thành hiện thực)

Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật!!!

Cách viết hồ sơ xin việc ở Nhật

Ở Nhật có nhiều cách tiếp cận khác nhau để viết hồ sơ xin việc. Có hai mùa tuyển dụng lớn tại Nhật vào đầu mùa xuân và cuối mùa hè, nhưng không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị hồ sơ xin việc.
Khi viết hồ sơ xin việc ở Nhật, hầu hết các công ty đều thích hồ sơ viết tay. Nếu bạn cảm thấy kỹ năng viết kanji của bạn chưa đủ, thì sẽ có website sau http://resumemaker.jp/ cho phép bạn điền thông tin, sau đó in ra và gửi qua email.
Ảnh



Quy tắc chung khi chụp ảnh cho hồ sơ xin việc là một bức ảnh giống như ảnh hộ chiếu. Trông bạn sẽ chuyên nghiệp và chỉn chu hơn khi nhìn vào bức ảnh, mang lại nhiều cơ hội được gọi tới phỏng vấn hơn. Ảnh phải được dán vào góc trên bên phải (4) của hồ sơ xin việc.
cách viết hồ sơ xin viêc ở Nhật
Nam giới thường mặc một vest đen cùng với cà vạt đơn giản. Có rất nhiều buồng chụp ảnh (không giống buồng chụp ảnh purikura) chuyên chụp ảnh với kích thước phù hợp hồ sơ xin việc và hộ chiếu. Buồng chụp ảnh này thậm chí còn có thể tự động loại bỏ bất cứ vết đỏ hay nhược điểm trên da ra khỏi ảnh mà bạn không cần làm thêm bất cứ thao tác nào.
photo-booth
Bạn có thể tìm thấy các buồng chụp ảnh này ngay trên đường phố ở các khu thương mại hoặc ở các ga tàu hoả và tàu điện ngầm chính. Trong thực tế nhiều máy chụp ảnh cho phép bạn thanh toán bằng thẻ đi tàu. Để chụp ảnh tại các buồng chụp ảnh này, bạn chỉ cần bước vào bên trong, đóng rèm và bắt đầu chọn các tuỳ chọn chụp ảnh. Tất nhiên, không phải máy nào cũng giống nhau, nhưng thông thường tuỳ chọn đầu tiên cần lựa chọn là chụp ảnh đen trắng hay ảnh màu.
Sau đó, máy sẽ hỏi bạn về kích thước ảnh bạn muốn in. Đối với hồ sơ xin việc, bấm vào nút “Rirekisho” (履 歴 書). Những việc bạn phải làm tiếp theo là chỉnh trang và nhìn vào máy ảnh. Nếu ghế quá thấp hoặc quá cao, thì bạn có thể điều chỉnh bằng cách quay sang phải hoặc sang trái. Máy hạn chế số lần chụp, vì vậy tốt nhất là cố gắng chụp được ngay lần đầu tiên. Sau khi chọn được bức hình ưng ý, ảnh sẽ được rửa ra trong vòng chưa đầy 1 phút.
Hồ sơ xin việc
cách viết hồ sơ xin viêc ở Nhật
Phần còn lại của hồ sơ xin việc rất dễ dàng, bạn chỉ cần làm theo mẫu từng bước một. Bắt đầu với các thông tin cơ bản như: Ngày tháng hiện tại (1), Họ tên (2), Con dấu (3), ngày tháng năm sinh, giới tính (5), số điện thoại (7), và địa chỉ (6). Viết họ tên của bạn (Họ và tên) bằng chữ furigana vào dòng đầu tiên ở phía trên. Bạn nên viết giống như trong chữ hiragana. Sau đó, ở phần dưới đây, ghi rõ họ tên của bạn trong tiếng Nhật. Đối với tên người nước ngoài, chấp nhận viết bằng chữ katakana.
cách viết hồ sơ xin viêc ở Nhật
Ngày sinh có thể gây nhầm lẫn vì phải sử dụng cách tính tuổi của người Nhật. Sẽ có một vài chữ kanji để ban lựa chọn cho thời điểm bạn sinh ra. Nhiều khả năng bạn sẽ lựa chọn giữa 昭和 (Showa) cho khoảng thời gian từ năm 1926- năm 1988 và 平 成 (Heisei) từ năm 1989 – nay. Ví dụ, nếu bạn sinh 1991 bạn sẽ khoanh tròn chữ 平 成 và viết số 3 vì năm 1991 là năm thứ ba của thời kỳ đó. Sau đó, bạn cũng nên viết tuổi của bạn vào bên phải. Dưới phần đó là viết số điện thoại và địa chỉ hiện tại của bạn. Chỗ này cũng yêu cầu viết chữ furigana ở dòng trên. Điểm cuối cùng ở phần thứ nhất – thông tin các nhân là khoanh tròn 男đối với nam và 女 đối với nữ.

cách viết hồ sơ xin viêc ở Nhật
Phần thứ hai trên trang đầu tiên là quá trình học tập (10) và Kinh nghiệm làm việc (11). Ở phần quá trình học tập, phải ghi rõ tên trường theo thứ tự thời gian, ngày nhập học, ngày tốt nghiệp. Đối với các trường đại học thì tên trường, tên khoa, chuyên ngành học cần viết đầy đủ, cùng với giấy chứng nhận hoặc giải thưởng đặc biệt mà bạn đạt được khi học ở trường đại học đó. Kinh nghiệm làm việc cũng viết theo trình tự thời gian tương tự quá trình học tập. Không giống các hồ sơ ở phương Tây, bạn không cần phải nói thêm về nhiệm vụ và yêu cầu của các công việc trước đây hay cố gắng giải thích nó hữu ích cho công việc này như thế nào. Nếu bạn đã thôi việc ở công ty nào đó thì ghi là 以上, nhưng nếu bạn đang còn làm việc thì hãy viết 現在 に 至 る.
cách viết hồ sơ xin viêc ở Nhật 
Tiếp theo, hãy ghi tên bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đã được cấp trong những năm qua (12), thậm chí bao gồm cả giấy phép lái xe. Ở Tokyo có nhiều người không lái xe, tuy nhiên một số “paper driver” (chỉ những người có bằng lái nhưng ko lái xe bao giờ) có giấy phép chỉ để làm đẹp hồ sơ mà thôi.
cách viết hồ sơ xin viêc ở Nhật
Tiếp theo là phần quan trọng nhất, bao gồm các lý do tại sao bạn muốn được làm công việc này (13). Đây là cơ hội để bạn sáng tạo và gây ấn tượng với các công ty bằng cách ghi ra các kỹ năng đặc biệt (特技) hay thế mạnh (好 き な 学科) của mình. Nếu bạn đang nộp đơn ở nhiều công ty cùng một lúc và muốn sử dụng các hồ sơ tương tự, thì các cụm từ phổ biến cho hồ sơ như “営 業 経 験 を 活 か し て, の 仕事 に て 活躍 し た い” với nghĩa cơ bản là bạn muốn sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm từ công việc trước để làm việc trong một lĩnh vực nhất định. Phần còn lại của phần này là yêu cầu về thông tin mang tính cá nhân như: thời gian đi làm (14), số người phụ thuộc (15), và tình trạng hôn nhân (16).

cách viết hồ sơ xin viêc ở Nhật
Phần cuối cùng là mong muốn, nguyện vọng của bạn như: mức lương mà bạn muốn (18). Nếu không muốn đưa ra mức lương một các trực tiếp bạn có thể viết “ご 相 談 さ せ て 頂 き た い と 思 っ て お り ま す”, còn không hãy viết ra con số cụ thể.
cách viết hồ sơ xin viêc ở Nhật
Cuối cùng là ghi thông tin về người giám hộ hợp pháp của bạn nếu có (19). Vậy là hồ sơ của bạn đã hoàn tất.
Và dù bạn tự tin vào kỹ năng tiếng Nhật của mình như thế nào, thì nhờ bạn/người thân là người bản xứ có kinh nghiệm viết hồ sơ xin việc cũng không thừa!
(Nguồn: Isenpai)

Quan hệ Việt Nhật qua những con số

Cùng tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thông qua những con số thống kê dưới đây:



Nguồn: Vnexpress

Chuyện tình cổ tích của Nhà Vua Nhật Bản phá bỏ quy tắc Hoàng gia để kết hôn với cô gái thường dân

Mùa hè năm 1957, trong một trận đấu tennis ở Karuizawa gần Nagano, Hoàng Thái tử Nhật Bản Akihito đã gặp cô gái xinh đẹp Michiko Shoda, và đó cũng chính là khởi đầu cho mối tình tuyệt đẹp giữa Hoàng tử và "Cô bé Lọ Lem" phiên bản đời thực...

Nhà vua Nhật Bản Akihito, sinh ngày 23/12/1933, là con trai trưởng của Nhật Hoàng Showa và Hoàng hậu Kojun. Ngài có 4 chị gái, 1 em trai và 1 em gái.

Khi còn trẻ, với thân phận là người thừa kế của Hoàng gia Nhật, nhất cử nhất động của Hoàng Thái tử Akihito đều nhận được sự chú ý cực lớn từ người dân nước này, đặc biệt là về chuyện hôn nhân đại sự.

Theo lẽ thường, cô dâu của Hoàng gia sẽ được Cơ quan nội chính Hoàng gia lựa chọn từ các gia đình có dòng dõi quý tộc hoặc Hoàng tộc. Thế nhưng, vào năm 1959, Hoàng Thái tử Akihito đã khiến cho dư luận phải xôn xao khi phá vỡ truyền thống Hoàng gia để tự mình lựa chọn bạn đời. Không những vậy, ý trung nhân của Hoàng Thái tử là Michiko Shoda lại có xuất thân là thường dân, đây là điều trước nay chưa từng xảy ra trong Hoàng cung Nhật Bản.

Michiko Shoda sinh ngày 20/10/1934 tại Tokyo, là con gái cả của doanh nhân Hidesabuto và Fumiko Shoda. Gia đình Shoda có gốc gác samurai từ Tatebayashi, một khu vực nông thôn cách Tokyo khoảng 80km về phía Bắc.

Michiko có khả năng tiếng Anh lưu loát và rất yêu thích các hoạt động tập thể. Khi còn đi học, cô từng đảm nhiệm vị trí Hội trưởng Hội học sinh của trường. Vừa xinh đẹp lại tài giỏi, Michiko luôn được nhận xét là một cô gái toàn diện, không có khuyết điểm.



Tuy được sinh ra trong một gia đình tư bản giàu có và luôn biểu hiện hết sức xuất sắc, nhưng Michiko Shoda vẫn chỉ là một dân thường. Chính vì vậy, Hoàng Thái tử Akihito và Mochiko Shoda đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại mới đến được với người mình yêu.

Mối nhân duyên trời định của họ bắt nguồn từ một trận đấu tennis vào tháng 8/1957 tại Karuizawa gần Nagano - một khu nghỉ mát ở phía Bắc Tokyo. Khi ấy, cô gái trẻ Michiko cùng với người đồng đội 12 tuổi là Bobby Doyle đã đánh bại đội của Thái tử Akihito với tỷ số cách biệt sau 2 tiếng đồng hồ thi đấu.

Mặc dù thất bại trong trận so tài, nhưng Thái tử Akihito lại cảm thấy vô cùng sảng khoái, trong lòng ông cũng bắt đầu dâng lên những cảm xúc dễ chịu khó diễn tả bằng lời.

Vài ngày sau, thông qua bạn bè, Thái tử đã mời Michiko cùng tham gia một buổi vũ hội. Tại đây, ông thành tâm bày tỏ sự tôn trọng đối với cô gái xinh đẹp, thông minh và hẹn cô tiếp tục cùng đánh tennis với mình.

Kể từ đó, Thái tử Akihito cùng cô gái trẻ Michiko thường xuyên gặp mặt trên sân tennis, và tình cảm giữa họ cũng ngày một lớn dần.

Thế nhưng, chuyện tình của Thái tử với một cô gái thường dân đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ những người theo tư tưởng phong kiến trong Hoàng gia Nhật. Họ cho rằng việc Thái tử tùy tiện lựa chọn một cô gái gặp ở sân tennis làm Thái tử phi là điều quá sức hoang đường. Thậm chí, Hoàng hậu Kojun - người mang trong mình dòng máu Hoàng tộc - cũng bày tỏ sự không hài lòng trước quyết định của con trai.

Về phía gia đình Shoda, họ cũng không mù quáng gật đầu bừa trước lời cầu hôn của Thái tử. Bởi trên tất cả, họ vẫn lo lắng và đặt hạnh phúc tương lai của con gái mình lên hàng đầu...

Đến cuối cùng, Nhật Hoàng Showa chính là người tác thành cho Thái tử Akihito và cô gái trẻ Michiko. Sau hơn 1 tháng suy xét kỹ càng, Nhật Hoàng đã chính thức lên tiếng: "Chỉ cần Thái tử thích thì xuất thân thường dân cũng không sao cả."



Đám cưới của cặp đôi được tổ chức vào ngày 10/4/1959 trong sự vui mừng của người dân ở xứ sở Mặt trời mọc. Hơn 530.000 người đã đổ ra đường để xem lễ rước dâu diễn ra trên lộ trình dài 8km dọc các con phố ở thủ đô Tokyo. Ngoài ra, một phần nghi lễ trong đám cưới cũng được phát sóng trên truyền hình, thu hút tới 15 triệu lượt người xem.

Sau khoảng thời gian tân hôn ngọt ngào, Thái tử phi Michiko cũng phải nếm trải nhiều đắng cay khi đối mặt với cuộc sống Hoàng gia gò bó, nhiều phép tắc. Tuy nhiên, vượt lên tất cả, Hoàng Thái tử và Công nương đã xây dựng nên một gia đình hạnh phúc với 3 người con: Hoàng tử Naruhito, Hoàng tử Fumihito và Công chúa Sayako.

Khác với thông lệ tách con cái khỏi bố mẹ của các gia đình Hoàng gia tiền triều, Thái tử và Thái tử phi quyết định giữ các con ở bên mình. Cho dù bận rộn trăm công nghìn việc, Công nương Michiko vẫn tự mình chăm sóc các con chứ không giao phó cho vú nuôi. Bà kiên trì giữ quan điểm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi con cái đến tuổi đi học, bà tự tay chuẩn bị hộp cơm trưa cho các con vào mỗi buổi sáng...

Công nương Michiko tiết lộ, bà luôn xin tư vấn của chồng về mọi vấn đề. Những lời khuyên quý báu rút ra từ kinh nghiệm bản thân của Thái tử Akihito đã giúp ích rất nhiều cho bà trong việc nuôi dạy con cái.

Thái tử Akihito thừa kế ngôi Vua vào ngày 7/1/1989, và bà Michiko trở thành nữ dân thường đầu tiên lên ngôi Hoàng hậu Nhật Bản.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, cho đến nay, Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko vẫn luôn sống bên nhau vô cùng hạnh phúc.

Hoàng hậu Michiko từng có lần trải lòng về những bất công, sự mất tự do và bao muộn phiền của cuộc sống trong cung đình: "Tuy có gian nan, có oan ức, nhưng cuối cùng rồi cũng quen cả thôi. Thế nhưng, quả thật rất khó thích ứng, thậm chí có những lúc còn cảm thấy nghẹt thở."

Có lẽ, tình yêu sâu đậm của Nhật Hoàng Akihito đã trở thành nguồn động lực lớn lao giúp Hoàng hậu Michiko vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đối với bà, những tháng ngày tuyệt vời nhất chính là: "Cho dù chúng tôi đều già cả rồi, nhưng vẫn có thể cùng nhau đánh bóng, cùng nhau tranh tài cao thấp trên sân tennis."

Bà Michiko không chỉ thực hiện rất tốt vai trò của một người vợ, một người mẹ, mà còn thể hiện rất xuất sắc trên cương vị của một Hoàng hậu. Bà hết lòng quan tâm đến đời sống của người dân và luôn là hậu phương vững chắc của Nhật Hoàng.

Nhà Vua Akihito từng chia sẻ mong muốn được mãi mãi ở bên Hoàng hậu Michiko, và cho đến lúc băng hà, ông hy vọng sẽ được chôn cất cùng người vợ mà mình đã yêu thương suốt cuộc đời này.

Tuy nhiên, trước ngày sinh nhật lần thứ 81 của mình vài ngày, Hoàng hậu đã từ chối đề nghị được chôn chung với Nhà Vua, bởi bà cho rằng: "Tôi xuất thân bình dân, thế nên khi chết đi cũng vẫn là một người dân thường. Tôi không cảm thấy được làm Hoàng hậu thì có gì vinh quang hơn người, cũng chưa từng nghĩ được gả vào gia đình Hoàng tộc thì sẽ trở nên khác biệt với những người bình thường. Tôi trước nay vẫn chỉ là vợ của Akihito mà thôi, có thể cùng ông ấy sống bên nhau đến đầu bạc răng long đã là phúc phận lớn nhất của cuộc đời tôi rồi."

Gần 60 năm sau đám cưới từng gây xôn xao dư luận Nhật Bản, Nhà Vua Akihito và Hoàng hậu Michiko vẫn cùng nhau thức dậy thật sớm vào mỗi buổi sáng. Họ cùng đi bộ trong rừng hoặc trong khu vườn của Hoàng cung, nơi gần gũi với thiên nhiên mà cả 2 người đều rất yêu thích. Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, Nhà Vua và Hoàng hậu thường cùng nhau chơi tennis - môn thể thao tuyệt vời đã giúp họ tìm ra một nửa hoàn hảo cho cuộc đời mình và viết nên mối tình tuyệt đẹp như trong truyện cổ tích mà người ta vẫn thầm ao ước, ngưỡng mộ.

(Nguồn: Kênh 14)

4 lý do sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường

“Ngày tốt nghiệp là ngày thất nghiệp” – Đó là tâm trạng chán nản của rất nhiều tân cử nhân hiện nay khi bước vào đời sau mấy năm ngồi trên ghế nhà trường. Lần đầu xin việc, nhiều sinh viên đã thực sự vỡ mộng khi tấm bằng đại học của mình không đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng, và đành phải chấp nhận ở nhà chờ việc, hoặc làm việc lương thấp tại các khu công nghiệp, hay chọn lao động tay chân để trang trải cuộc sống. Thực tế trên đang phần nào gây bối rối cho nhiều bạn học sinh, sinh viên và cả các bậc phụ huynh trong việc quyết định tương lai con em mình.

Vậy, vì sao lại xảy ra tình trạng đáng lo ngại này? 4 lý do dưới đây được xem như là nguyên nhân chính dẫn tới việc bạn khó có được công việc như mong muốn sau khi ra trường.



1. Thiếu định hướng nghề nghiệp trước khi học

Nguyên nhân đầu tiên chính là việc hướng nghiệp không phù hợp, dẫn đến xác định sai ngành học. Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh. Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,…Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói. Một số bạn trẻ còn có xu hướng chạy theo các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.

2. Học thụ động

Chính vì chọn ngành không phù hợp, các bạn sinh viên dễ rơi vào tình trạng thụ động, lười tìm kiếm thêm thông tin. Học thụ động là cách học lỗi thời, chờ đợi kiến thức từ giáo viên đưa xuống, không chuẩn bị cho môn học, và dĩ nhiên, lười áp dụng bài học vào cuộc sống. Với cách học này, sinh viên không những không nắm được kiến thức, mà còn quen với tính cách lười nhác, thiếu chủ động trong tất cả các công việc sau này. Mà rõ ràng, sẽ không có nhà tuyển dụng nào lại muốn bỏ tiền ra để mời một nhân viên máy móc, lười nhác, và không có tinh thần cầu tiến về làm việc.

3. Tiếng Anh hạn chế

Một trong các lý do tạo nên làn sóng “cử nhân thất nghiệp” chính là vấn đề tiếng Anh. Chúng ta đều biết tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất cả mọi ngành nghề trong thời kỳ hiện đại. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các trường đại học đều được học tiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động, không áp dụng thực tế thì khi ra trường, kỹ năng ngoại ngữ chỉ là con số 0. Chỉ có được động lực học, cách học phù hợp, khoa học, áp dụng vào môi trường thực tế mới có thể nâng cao trình độ tiếng Anh, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

4. Không chú trọng trang bị kỹ năng mềm

Một trong những yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm, đó chính là kỹ năng mềm. Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉ cần vào lớp nghe giảng, học những gì được dạy trên giảng đường là đủ rồi. Hầu hết thời gian còn lại các bạn dành cho các trò giải trí vô bổ như nhậu nhẹt, game online... Các bạn không biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng Giao tiếp, Đàm phán, Thuyết trình, Quản lý thời gian,… mới thực sự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.

Với 4 lý do trên, xác định được mục tiêu và công việc yêu thích sẽ là bước quyết định quan trọng giúp bạn chọn được đúng chuyên ngành cần học, chọn được đúng trường có thể giúp bạn phát huy khả năng cũng như trau dồi các kỹ năng cần thiết cho yêu cầu công việc sau này.

Hiện nay, một sự lựa chọn được nhiều người lựa chọn sau khi học cấp III là chọn du học Nhật Bản vừa học vừa làm với nhiều cơ hội về việc làm và mức lương tốt sau khi ra trường. Nếu bạn quan tâm xin vui lòng liên hệ ABC để được tư vấn chi tiết để có những định hướng đúng đắn cho tương lai của mình.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681. 8266




4 thắc mắc thường gặp của người lao động Việt Nam tại Nhật Bản

Có hàng trăm câu hỏi được đặt ra khi người lao động Việt Nam sống và làm việc tại thị trường Nhật Bản. Dưới đây là 4 thắc mắc mà bất kì người lao động Việt Nam nào làm việc tại Nhật Bản đều muốn lời giải đáp.



Tiết kiệm tiền khi dịch vụ Nhật Bản đắt đỏ thế nào?

Hãy làm việc như người Nhật Bản và tiêu tiền như người Việt Nam nhé! Bởi chi phí cho các dịch vụ tại Nhật Bản khá đắt đỏ. Người lao động nên chọn thuê trọ tại những khu giá rẻ, không cần thuê những căn hộ cao cấp vì mức giá thuê nhà có thể ngang bằng hoặc cao hơn nhiều lần mức thu nhập. Giá một chiếc giày bình thường tại Nhật có thể lên tới tiền triệu Việt Nam. Thậm chí giá một bữa ăn tối tại một số nhà hàng Nhật Bản cũng được tính bằng nửa tháng lao động tại đây.

Do đó, để tiết kiệm được tiền “mồ hôi nước mắt”, người lao động nên lựa chọn các dịch vụ giá rẻ và tránh xa các trung tâm mua sắm, dịch vụ cao cấp nhé!

Có phải làm tăng ca nhiều không?

Đối với lao động trong nước, việc tăng ca vào buổi tối thường xuyên giống như một loại “tra tấn”. Thế nhưng, có đơn hàng lớn, được tăng ca nhiều lại là mong muốn của rất nhiều người lao động xuất khẩu tại Nhật Bản. Sở dĩ người lao động Việt Nam muốn được tăng ca bởi tính chất công việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản đều nhẹ nhàng, không mất sức. Hơn nữa, người lao động chăm chỉ có thể tăng ca và dùng tiền tăng ca nhận được chi trả đủ cho chi phí sinh hoạt cả tháng. Điều này giúp người lao động để ra được khoản dư kinh tế lớn.

Giải quyết cú sốc văn hóa Việt – Nhật thế nào?

Sự khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam – Nhật Bản vẫn là một dấu hỏi đối với người lao động Việt Nam khi sinh sống và làm việc tại Nhật. Nhiều lao động trẻ rời quê hương làm ăn xa xứ sẽ cảm thấy hoang mang, nhớ nhà, gây mất cân bằng cuộc sống, ảnh hưởng tới tâm lý và khả năng lao động. Đặc biệt là những lao động đi xuất khẩu trước ngày Tết cổ truyền, khả năng “trấn thương tâm lý” do sự khác biệt về văn hóa truyền thống ngày tết khá cao.

Tất nhiên, để bắt nhịp được với thị trường lao động Nhật Bản, người lao động không còn cách nào khác là phải du nhập văn hóa Nhật Bản để sống và làm việc hiệu quả nhất.

Ai là người chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho người lao động?

Đối tượng đầu tiên và chịu trách nhiệm chính đối với quyền lợi của người lao động là phía công ty tuyển dụng Nhật Bản. Người lao động khi có bất kì thắc mắc nào về quyền lợi của mình có thể trực tiếp báo cáo lên ban lãnh đạo công ty Nhật Bản để yêu cầu giải quyết. Ngoài ra, phía công ty tuyển dụng Việt Nam cũng hỗ trợ người lao động lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bằng cách liên hệ với đối tác Nhật Bản, thúc đẩy giải quyết nhanh và sẵn sàng cử người sang Nhật khi cần thiết.

Trên đây là 4 thắc mắc thường gặp của người lao động tại Nhật Bản. Bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn hoặc có bất kì thắc mắc nào khác có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ kịp thời.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Top